Thứ bảy 28/09/2024 18:15Thứ bảy 28/09/2024 18:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chú trọng đến phát triển nông nghiệp xanh, tiêu dùng xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Để bắt kịp và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp xanh, tiêu dùng xanh phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chú trọng đến phát triển theo hướng đô thị xanh.

Chú trọng đến phát triển nông nghiệp xanh, tiêu dùng xanh- Ảnh 1.

Mô hình trồng dưa lưới mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất.

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, các mô hình sản xuất hữu cơ trên địa bàn, huyện Chương Mỹ đã chú trọng đến phát triển nông nghiệp xanh, tiêu dùng xanh. Bà Trịnh Thị Nguyệt, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, huyện Chương Mỹ cho biết, đến nay diện tích sản xuất lúa hữu cơ của xã được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ đạt 42ha, nông dân sản xuất chặt chẽ theo quy trình hữu cơ nên đầu ra cho sản phẩm tương đối thuận lợi doanh nghiệp trực tiếp thu mua với giá bán cao hơn lúa thông thường khoảng 30%. Đến nay, gạo hữu cơ Đồng Phú không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu sang thị trường khó tính như châu Âu và chào hàng các thị trường có tiềm năng như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tương tự, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hậu chia sẻ, năm 2008 vùng rau hữu cơ Thanh Xuân chỉ có diện tích khoảng 1,5ha; đến nay quy mô lên đến 31 ha sản xuất. Toàn bộ quy trình sản xuất rau hữu cơ được kiểm soát chặt chẽ từ sản xuất đến sơ chế đóng gói đúng quy cách, bao bì có logo, thông tin rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm. Nhờ đó, mỗi ngày hợp tác xã sản xuất khoảng 5 tấn rau củ quả các loại, phân phối rộng đến các gần 100 các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội như: Rau sạch Sói Biển, Bác Tôm, Eximax... cho doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm. Một số sản phẩm rau gia vị và bí xanh của hợp tác xã đã được xuất sang Pháp, Đức.

Theo, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn Chu Xuân Tân cho biết, khi chuyển sang sản xuất rau hữu cơ không những mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất mà còn mang lại sức khỏe cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đặc biệt mô hình rau hữu cơ của Thanh Xuân còn góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, điều này phù hợp với xu thế của thế giới. Ngoài ra, xã Thanh Xuân là điểm đi đầu của thành phố và cũng là điểm để các tỉnh thành khác (Nghệ An, Huế, Cần Thơ…) và một số nước tiên tiến như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore đến tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, trong những năm gần đây, trước sự biến đổi khí hậu, lối sống xanh được nhiều người quan tâm và dần trở thành xu thế của thời đại. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhiều cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đang lựa chọn phương thức sản xuất xanh để đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh. Bên cạnh đó, xanh hóa sản xuất cũng đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng – xã hội, nhằm chung tay bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung. Hiện toàn thành phố có 2.000ha trồng trọt hữu cơ, 10,1 ha nuôi trồng thủy sản hữu cơ; để khuyến khích nông dân áp dụng trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, ngành nông nghiệp Hà Nội đã có các chương trình hỗ trợ thông qua lồng ghép nguồn vốn chính sách nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh so với sản xuất thông thường, các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Ưu việt hơn cả là giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hài hòa với môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sản xuất xanh

Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi quy trình sản xuất, giám sát chặt chẽ và cần có thời gian dài để cải tạo chất đất, nguồn nước, không khí đến quy trình chăm sóc của người dân nên chi phí sản xuất cao. Do đó, để mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn hướng tới tiêu dùng xanh, Giám đốc Hợp tác xã rau công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng) Đặng Thị Cuối cho biết, các ngành chức năng cần định hướng quy hoạch để phát triển các sản phẩm ưu tiên; có cơ chế giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp; đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, để bảo đảm nông nghiệp xanh, các ngành chức năng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sản xuất cũng như tiêu dùng của người dân, trong đó tập trung vào về vấn đề sử dụng bao bì tự phân hủy, đóng gói sử dụng được nhiều lần dành cho sản phẩm nông sản. Đối với những vùng sản xuất chuyên canh, khuyến cáo sử dụng năng lượng tiết kiệm, như vùng trồng hoa cúc sử dụng bóng đèn hiệu suất cao để chiếu sáng, thúc đẩy sinh trưởng và tiết kiệm hơn so với các hình thức khác. Ngoài ra, hằng năm trung tâm sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng mô hình khuyến nông VietGAP và theo hướng hữu cơ làm tiền đề để sau 3 - 5 năm sẽ xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn, chất lượng cao. Để kiểm soát chất lượng, các hợp tác xã cần thành lập ban điều hành, thanh tra giám sát sản xuất của các hội viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất, nếu có một nhóm vi phạm thì sẽ đình chỉ luôn nhóm đó, khi nào khắc phục được mới cho tham gia lại hệ thống sản xuất.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5% - 2% tổng diện tích đất trồng trọt; tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1% - 2% tổng sản phẩm chăn nuôi. Ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với quy trình kỹ thuật tiên tiến, được kiểm soát chặt chẽ; sản phẩm được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia, quốc tế về nông nghiệp hữu cơ; các địa phương cần có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp theo hướng đồng bộ từ hạ tầng sản xuất, tập huấn kỹ thuật đến xây dựng thương hiệu.

Đồng thời, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với những sản phẩm nông nghiệp an toàn có nhu cầu lớn, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương; tăng cường tổ chức hội chợ, ứng dụng internet để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp đưa sản phẩm hữu cơ vào các kênh phân phối hiện đại và hướng tới xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sạch phát triển một cách bền vững.

thanglong.chinhphu.vn

Bài liên quan

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.
Việt Nam - Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ | Báo Công Thương

Việt Nam - Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ | Báo Công Thương

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phát triển cây quế hữu cơ hướng tới vùng nguyên liệu bền vững

Phát triển cây quế hữu cơ hướng tới vùng nguyên liệu bền vững

Người dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đang nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng diện tích trồng cây quế hữu cơ, góp phần xây dựng vùng nguyên liệu sạch và bền vững, từ đó đưa sản phẩm của địa phương vươn xa.
Các hợp tác xã đang đối mặt với thách thức về tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam

Các hợp tác xã đang đối mặt với thách thức về tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam

Theo khảo sát, đến 80% khách hàng tin tưởng vào sản phẩm được chứng nhận theo Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041:2017, trong khi 20% còn lại cho biết nếu có sản phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế, sẽ có xu hướng ưu tiên lựa chọn.
Sản xuất lúa hữu cơ: Chất lượng cao, giảm phát thải

Sản xuất lúa hữu cơ: Chất lượng cao, giảm phát thải

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên, việc trồng lúa chất lượng cao và giảm phát thải được giám sát thông qua công nghệ vệ tinh, một cách tiên tiến xuất hiện giữa những cánh đồng bạt ngàn rộng lớn.
Lúa Séng Cù canh tác theo phương pháp hữu cơ phù hợp tự nhiên ở Hải Dương

Lúa Séng Cù canh tác theo phương pháp hữu cơ phù hợp tự nhiên ở Hải Dương

Sau hai vụ mùa, Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã tiến hành một đánh giá ban đầu về việc trồng lúa Séng Cù theo phương pháp hữu cơ, phù hợp với điều kiện đất đai ở một số khu vực của Hải Dương.
Phát triển bền vững nông nghiệp hữu cơ

Phát triển bền vững nông nghiệp hữu cơ

Trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, ngành Nông nghiệp luôn được xác định là một trong những “trụ cột” quan trọng. Để nâng cao đời sống, người dân đang tích cực áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho chế biến sâu các sản phẩm chất lượng, giá trị cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm; hướng tới thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định.
Tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề đặt ra

Tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề đặt ra

Trong những năm qua, mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu… từ đó, kéo theo những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và tương lai. Để giải quyết bài toán này, xu thế tăng trưởng xanh nói chung, nông nghiệp xanh nói riêng trở thành một lựa chọn tất yếu, là mục tiêu mọi quốc gia đang hướng tới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bài viết này khái quát về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp...
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ  và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

Quy định của pháp luật về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ của nhà nước
An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân

UBND tỉnh An Giang vừa có Quyết định số 2107/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch "Vùng sản xuất, chế biến thốt nốt theo hướng hữu cơ đến năm 2025 định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hình thành vùng sản xuất thốt nốt theo hướng hữu cơ và phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Để tạo đột phá phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để tạo đột phá phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Hiện NNHC đã được triển khai tại nhiều địa phương nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn để nhân rộng.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.
Sản xuất hữu cơ giúp nông nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế

Sản xuất hữu cơ giúp nông nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Việc chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, nước ta đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an toàn.
Bắt kịp xu hướng nông nghiệp hữu cơ

Bắt kịp xu hướng nông nghiệp hữu cơ

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ "khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn". Trước đó, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và năm 2020 có Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính