Chủ nhật 24/11/2024 15:37Chủ nhật 24/11/2024 15:37 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Người dân huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) tự hào về quê hương mình. Miền quê biên viễn không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành mát mẻ, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, với nhiều đặc sản quý, trong đó có gạo nếp hương nức tiếng bởi gạo có độ dẻo khi nấu, vị ngọt khi ăn và hương thơm đặc trưng không loại nếp nào có được.
Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Gia đình ông Mông Văn Quốc, xóm Bản Chuồng, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc trồng 1 ha lúa nếp hương trừ chi phí thu lợi gần 70 triệu đồng/năm.

Ảnh Quốc Sơn

Lúa nếp hương Bảo Lạc là loại lúa kén đất, kén nước nên ở huyện Bảo Lạc chỉ có xã Xuân Trường và một số xóm vùng cao của 2 xã: Khánh Xuân, Phan Thanh có những cánh đồng trù mật, có nguồn nước dồi dào và khí hậu mát mẻ mới thích hợp trồng lúa nếp hương cho ra gạo có hương vị đặc trưng riêng có.

Đến xã Xuân Trường nghe các cụ cao niên kể, không biết lúa nếp hương được trồng ở đây từ thủa nào, chỉ biết lúc còn bé đã thấy ông, cha của mình trồng lúa nếp hương đặc sản này, mà người địa phương gọi là “Khẩu nua hom”, nghĩa là “gạo nếp thơm”.

Theo ông Mông Văn Quốc, Trưởng xóm Bản Chuồng, xã Xuân Trường, lúa nếp hương là giống lúa quý được người dân xã Xuân Trường duy trì trồng từ lâu đời, đến nay loại lúa này cho ra gạo vẫn giữ nguyên hương vị dẻo thơm riêng có. Trồng lúa nếp hương phải bón bằng phân chuồng và thu hoạch cắt từng bông lúa hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, nếu sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thì gạo sẽ không còn cho hương vị thơm, dẻo vốn có nữa.

“Xóm Bản Chuồng có 114 hộ đều trồng lúa nếp hương, hộ trồng ít cũng 5.000 m2, hộ trồng nhiều thì hơn 1 ha. Gia đình tôi trồng 1 ha, năng suất 43 tạ, giá gạo bán 35.000 - 40.000 đồng/kg. Hiện có HTX Nông nghiệp Phương Anh và Công ty HaToDo ở thị trấn Bảo Lạc bao tiêu, cùng nhiều thương lái trong tỉnh đến tận xã thu mua. Từ trồng lúa nếp hương, nhiều hộ trong xóm thu nhập năm, bảy chục triệu đồng một năm. Nhờ đó kinh tế gia đình các hộ được nâng lên, có điều kiện cho con cái ăn học, chất lượng cuộc sống được cải thiện”. Ông Mông Văn Quốc phấn chấn cho biết.

Bà Nông Thúy Liễu, Công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã Xuân Trường thông tin, xã Xuân Trường có 14 xóm nhưng chỉ có 4 xóm vùng đồng: Thua Tổng, Nà Đỏong, Thiêng Lầu, Bản Chuồng trồng được lúa nếp hương, diện tích 73 ha. UBND xã thành lập tổ hợp tác cộng đồng để kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nếp hương, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và đang làm hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận ViệtGAP. Mới đây đã có công ty đến phối hợp với xã tiến hành khảo sát để triển khai trồng lúa nếp hương theo hướng hữu cơ.

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Sản phẩm đóng túi “Nếp hương Bảo Lạc – Cao Bằng” sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh của Công ty HATODO, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc Cao Bằng.

Ảnh Quốc Sơn

Khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn gen giống lúa nếp hương đặc sản của huyện Bảo Lạc, năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng triển khai đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống lúa nếp hương Bảo Lạc và nếp Pì Pất Cao Bằng” và năm 2018, Sở thực hiện Dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp hương tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”. Năm 2020 được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm “Nếp hương Bảo Lạc – Cao Bằng” do Hội Nếp hương Bảo Lạc làm chủ sở hữu. Sản phẩm nếp hương Bảo Lạc được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Phát triển nông nghiệp an toàn và phát triển cây đặc sản của địa phương theo hướng nông nghiệp hữu cơ là một trong 2 đột phá đã được Đảng bộ huyện Bảo Lạc khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định. Đây là chủ trương phát triển kinh tế quan trọng mà những năm qua lúa nếp hương Bảo Lạc đang tiếp tục được chỉ đạo đầu tư phát triển theo hướng hữu cơ. Hiện diện tích lúa nếp hương tại 3 xã: Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh của Bảo Lạc trồng được hơn 100 ha.

Để cây lúa nếp hương trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, các cấp chính quyền huyện Bảo Lạc đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tuân thủ quy trình sản xuất, hỗ trợ các xã trồng lúa nếp hương quy hoạch mở rộng diện tích vùng chuyên canh sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết giá trị, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm, nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc - Cao Bằng”.

Tags Tags:

Bài liên quan

Nâng cao hiệu quả quỹ hỗ trợ nông dân huyện Hà Quảng, Cao Bằng

Nâng cao hiệu quả quỹ hỗ trợ nông dân huyện Hà Quảng, Cao Bằng

Hiện nay, tổng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân huyện Hà Quảng, Cao Bằng quản lý hơn 10,4 tỷ đồng, trong đó quỹ cấp huyện 7,7 tỷ đồng hỗ trợ 42 dự án với 348 hộ vay và quỹ cấp tỉnh 2,7 tỷ đồng hỗ trợ 6 dự án với 63 hộ vay.
Châu chấu gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng tại Cao Bằng

Châu chấu gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng tại Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng đang đối mặt với tình trạng nghiêm trọng do sự bùng phát mạnh mẽ của châu chấu, gây ra thiệt hại lớn cho mùa màng, vì vậy ngành nông nghiệp địa phương đang khẩn trương chỉ đạo huy động mọi nguồn lực có thể để tiêu diệt chúng và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Hà Nội: Hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế mũi nhọn đầy tiềm năng

Hà Nội: Hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế mũi nhọn đầy tiềm năng

Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa, cây cảnh thành mũi nhọn kinh tế, với mục tiêu đạt giá trị sản xuất 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 15.000 - 20.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Hà Nội nâng cao quản lý kinh doanh trái cây, hướng đến an toàn người tiêu dùng

Hà Nội nâng cao quản lý kinh doanh trái cây, hướng đến an toàn người tiêu dùng

Hà Nội đang triển khai mạnh mẽ Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025" với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh trái cây văn minh, hiện đại.
"Tiêu dùng xanh" lên ngôi: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

"Tiêu dùng xanh" lên ngôi: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

Người tiêu dùng Việt Nam đang hướng đến "tiêu dùng xanh", ưu tiên sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiên phong nhưng cũng đặt ra thách thức về chuyển đổi tư duy và công nghệ sản xuất xanh.
Đắk Lắk: OCOP là đòn bẩy nâng tầm nông sản đặc sản

Đắk Lắk: OCOP là đòn bẩy nâng tầm nông sản đặc sản

Đắk Lắk với tiềm năng nông nghiệp dồi dào, đang tận dụng chương trình OCOP để nâng cao giá trị và mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc sản như cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao và mắc ca.
Hà Nội: Gần 3.000 sản phẩm OCOP khẳng định sức hút làng nghề

Hà Nội: Gần 3.000 sản phẩm OCOP khẳng định sức hút làng nghề

Gần 3.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận, Hà Nội đang gặt hái nhiều thành công trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", góp phần phát triển kinh tế nông thôn và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Hưng Yên quyết tâm đưa OCOP lên tầm cao mới

Hưng Yên quyết tâm đưa OCOP lên tầm cao mới

Hưng Yên đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, tập trung vào đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng thương hiệu, hướng đến phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Cao Bằng: Chú trọng gia tăng giá trị cây thạch đen

Cao Bằng: Chú trọng gia tăng giá trị cây thạch đen

Cây thạch đen (cây sương sáo) có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, được huyện Thạch An (Cao Bằng) xác định cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện, được nhiều hộ nông dân lựa chọn để đầu tư phát triển. Cây thạch đen đã góp phần tạo nguồn lực cho nông dân cơ hội thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cà Mau: Tiên phong nuôi tôm rừng sinh thái

Cà Mau: Tiên phong nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau, sản vật quý giá từ vùng đất mũi, đang vươn tầm quốc tế nhờ mô hình nuôi sinh thái bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên đang đẩy mạnh việc bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, coi đây là chìa khóa để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa ký Quyết định, công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Lào Cai có thêm 2 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia

Lào Cai có thêm 2 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia

Hai sản phẩm "cao mềm actiso Sa Pa" và "trà phun sương actiso Sa Pa" vừa được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính