Thứ ba 13/05/2025 09:51Thứ ba 13/05/2025 09:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

"Bạch mã" trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo ở Na Rì

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tận dụng lợi thế về đất đai và nguồn thức ăn dồi dào, người dân huyện Na Rì (Bắc Kạn) đang phát triển mạnh mẽ mô hình chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Toàn huyện Na Rì có khoảng 1.300 con ngựa, trong đó có khoảng 500 con ngựa bạch - Ảnh minh họa.

Na Rì là huyện miền núi với diện tích đất tự nhiên lớn, độ cao trung bình 550m so với mực nước biển. Nhiều địa phương trong huyện có đồng cỏ rộng lớn, thuận lợi cho việc chăn thả gia súc. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi trâu, bò để lấy sức kéo. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc cơ giới hóa trong nông nghiệp khiến nhu cầu sử dụng sức kéo giảm, cùng với giá cả trâu, bò bấp bênh, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi ngựa bạch.

Hiện nay, toàn huyện Na Rì có khoảng 1.300 con ngựa, trong đó có khoảng 500 con ngựa bạch, tập trung chủ yếu ở các xã Lương Thượng, Sơn Thành, Văn Vũ, Kim Lư. Anh Hoàng Văn Định ở thôn Nà Làng, xã Lương Thượng là một trong những hộ nuôi ngựa bạch điển hình. Năm 2022, anh đầu tư hơn 300 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua 5 con ngựa giống và trồng 5.000m2 cỏ voi. Nhờ chăm sóc tốt, đàn ngựa của anh phát triển khỏe mạnh, sinh sản đều đặn. Mỗi năm, anh bán 4 - 5 con ngựa con với giá 20 - 25 triệu đồng/con, ngựa trưởng thành có giá 50 - 70 triệu đồng/con.

Anh Định chia sẻ: "Nuôi ngựa bạch không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh mà giá trị kinh tế lại cao". Ngoài chăn thả tự nhiên, anh còn trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho đàn ngựa.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi ngựa bạch, nhiều hộ dân ở xã Lương Thượng đã mạnh dạn đầu tư. Ông Bế Văn Nghĩa, Trưởng thôn Nà Làng cho biết: "Ba năm gần đây, nuôi ngựa bạch đã trở thành phong trào ở thôn, hiện có hơn 20 hộ nuôi với tổng đàn 58 con".

Không chỉ mang lại thu nhập ổn định, giúp người dân thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, mô hình chăn nuôi ngựa bạch còn góp phần bảo vệ rừng, giảm thiểu tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy.

Ông Nông Quang Kế, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì, cho biết: "Mô hình chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa đã đạt được những thành công bước đầu". Để phát triển bền vững, huyện đã xây dựng các chính sách hỗ trợ, lồng ghép với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng tăng cường công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn vay, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp và nỗ lực của người dân, tin rằng mô hình chăn nuôi ngựa bạch sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì.

Bài liên quan

Người phụ nữ đưa miến dong "đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Người phụ nữ đưa miến dong "đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Sau 7 năm thành lập, Hợp tác xã Tài Hoan ở thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm miến dong và được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia.
Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ do đồng chí Hoàng Văn Thiên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1 tại xã Quang Phong, Sơn Thành, Kim Lư, huyện Na Rì.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bắt kịp xu hướng hữu cơ: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam

Bắt kịp xu hướng hữu cơ: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng tất yếu không chỉ tại các quốc gia phát triển mà còn tại Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch và an toàn, nông nghiệp hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức và cần những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa
Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Trong hành trình hữu hạn của mỗi con người, sức khỏe đóng vai trò như một viên ngọc quý, một tài sản vô giá mà không tiền bạc nào có thể mua được. Nó không chỉ đơn thuần là trạng thái không bệnh tật hay ốm đau, mà còn là sự hòa hợp về thể chất, tinh thần và xã hội. Một sức khỏe tốt là nền tảng vững chắc để con người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, theo đuổi đam mê, xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa và đạt được những thành công trên con đường mình đã chọn.
Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sinh kế ven bờ. Trước thực trạng đó, địa phương phối hợp triển khai dự án bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững nhằm phục hồi môi trường biển và phát triển kinh tế cộng đồng.
Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Hợp tác xã trồng rau sạch Đồng Sương, tọa lạc tại thôn Đồng Sương, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nổi lên như một điển hình về sự nỗ lực và quyết tâm trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Được thành lập với mục tiêu liên kết các hộ nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đem đến cho thị trường những sản phẩm rau củ quả chất lượng cao, Hợp tác xã Đồng Sương đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.
“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ. Trên các sạp rau, trang thương mại điện tử, hay thậm chí trong các group mua hàng nội trợ, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được giới thiệu là “trồng hữu cơ”, “không hóa chất”, “canh tác tự nhiên”... nhưng hoàn toàn không có giấy tờ kiểm định nào. Dù nhiều người tiêu dùng vẫn mua, nhưng niềm tin đã bị đặt trong trạng thái lưng chừng: “Tin vì cảm tính, nhưng vẫn sợ mình bị lừa.”
Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong Tháng hành động vì ATTP năm 2025 tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề biển Phú Yên nói chung và Làng nghề truyền thống nước mắm Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nói riêng được hình thành lâu đời dựa trên sinh kế chủ yếu vùng biển là đánh bắt và khai thác thủy - hải sản. Nước mắm Long Thủy mang trong mình toàn bộ những tinh hoa của vùng biển Phú Yên.
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất vải nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều năm 2025, đồng thời phổ biến các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các quy định mới có liên quan đến hoạt động cấp, duy trì, thu hồi, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Trong những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lối sống xanh và tư duy tiêu dùng bền vững, nông sản hữu cơ dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ các siêu thị lớn ở thành phố cho đến những cửa hàng nhỏ, thậm chí cả trên các nền tảng thương mại điện tử, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được dán nhãn “organic”, “rau sạch”, “không hóa chất”, “an toàn tuyệt đối”. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để đổi lấy sự an tâm khi sử dụng thực phẩm hàng ngày.
Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng người nông dân nhờ vào việc trồng măng tây xanh và các loại rau mầu khác theo kiểu sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả gấp 5-6 lần cấy lúa/ha.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính