Thứ ba 13/05/2025 05:04Thứ ba 13/05/2025 05:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Người phụ nữ đưa miến dong "đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau 7 năm thành lập, Hợp tác xã Tài Hoan ở thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm miến dong và được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia.
Người phụ nữ đưa miến dong

Chị Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (thứ 2 từ phải sang) ngày mới thành lập.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Từ bao đời nay, miến dong Na Rì, tỉnh Bắc Kạn được coi là một thứ sản vật của địa phương. Thứ miến đặc sản ấy được làm từ nguyên liệu là củ dong, một thứ loại cây lương thực được người dân nơi đây trồng khá nhiều trên các mỏm đồi, soi bãi. Loại củ này có thành phần dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Theo lời tích truyền người dân kể lại rằng, do thời tiết khí hậu ở miền núi có phần khắc nghiệt hơn so với các nơi khác khiến cuộc sống của bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nên loại củ này thực chất là một loại lương thực chống đói thay thế cho gạo. Trải qua thời gian, người dân Na Rì đã tìm cách biến tấu loại củ này thành một chế phẩm miến, một loại sợi dài, dai và có màu vàng đục. Dần dà, thứ miến này trở thành món ăn truyền thống của người Tày, người Nùng.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Miến dong Na Rì được sản xuất 100% từ củ dong riềng, không sử dụng các chất phụ gia, phụ phẩm. Thành phẩm cuối cùng là sản phẩm miến có màu vàng hoặc màu đục rất nguyên chất, khi nấu lên có mùi thơm ngọt đặc trưng của củ dong riềng, sợi miến dai, không bị nát, vữa như nhiều loại miến khác. Đặc biệt, thứ miến trời ban này lại vừa dễ bảo quản, vừa chế biến được thành nhiều món ăn ngon như xào, nấu, làm phụ liệu cho các món ăn khác.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Chị Nguyễn Thị Hoan- Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan giới thiệu sản phẩm với du khách.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Trong chuyến công tác viết về đề tài nông nghiệp, tôi được chị Hoàng Thị Thu Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Na Rì giới thiệu về một hợp tác xã làm miến tiêu biểu của địa phương. Đó là Hợp tác xã Tài Hoan ở thôn Chè Cọ, xã Côn Minh do bà Nguyễn Thị Hoan làm Giám đốc.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Miến dong Tài Hoan của Hợp tác xã Tài Hoan được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Sau nhiều lần liên hệ, đón tiếp chúng tôi tại cửa hàng miến Tài Hoan là một người phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, ăn nói lịch thiệp, gần gũi với khách phương xa. Tôi mạn phép trộm ý rằng, dáng người phụ nữ này sẽ “không đồng nhất” với tính cách của một người phụ nữ bước vào thương trường từ nhiều năm nay. Đó là sự kiên định, bản lĩnh và dám làm.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn
Công nhân đang đóng gói sản phẩm miến dong tại Hợp tác xã Tài Hoan.

Theo tìm hiểu, Hợp tác xã Tài Hoan được thành lập năm 2018 với ngành nghề chính là chế biến và kinh doanh miến dong với vốn điều lệ là 5000.000.000 đồng. Đơn vị này đã chủ động tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, sản phẩm miến dong của đơn vị đã được hoàn thiện hơn về các tiêu chuẩn: Quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác, yếu tố môi trường sản xuất, nâng cao kiến thức xúc tiến thương mại, bán hàng… Do vậy, sản phẩm miến dong Tài Hoan đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong suốt nhiều năm qua.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Chia sẻ với chúng tôi, chị Hoan cho biết: Làng bản ngày xưa nhận thấy rằng, việc trồng cây dong riềng này rất tốt thì sát nghiền ra. Lúc đầu chỉ là giã tay để làm thức ăn cứu đói cho những ngày giáp hạt. Bản thân mình ăn cũng cảm thấy ngon và loại cây này rất hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương thì mới nghĩ rằng, chẳng có lý do gì mà mình không phát triển nó.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Nghĩ là làm, chị Hoan liền bắt tay vào con đường khởi nghiệp bằng việc tự đi lên đồi trồng dong riềng, đến mùa thu hoạch thì lấy máy nổ về sát ra thành tinh bột, rồi tráng tay thành miến. Thời điểm đó, chị chỉ bán nhỏ lẻ, loanh quanh trong tỉnh. Sau nhận thấy, nhiều khách hàng gọi điện dành nhiều lời khen ngợi nên quyết định phát triển quy mô rộng hơn.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

“Bản thân mình cứ nhớ mãi các cuộc gọi điện thoại của khách hàng. Có cô thì bảo được người khác biếu gói miến để quên lâu ngày ở xó bếp. Hôm nay tự dưng lại nhớ đến nó, nên đem ra nấu ăn mới thấy ngon quá liền chạy xuống bếp tìm số điện thoại ghi trên bao bì để gọi”, chị Hoan nhớ lại.

Theo chị Hoan cho biết, yếu tố quan trọng nhất tạo ra thứ miến nổi tiếng trứ danh này là do có sự khác biệt về thổ nhưỡng nên tạo ra chất lượng dong, chất lượng tinh bột được khách hàng đánh giá rất là cao. Thứ nữa phải kể đến là luôn luôn đổi mới, lắng nghe những lời góp ý chân thànhh của khách hàng để hoàn thiện hơn mỗi ngày cho “đứa con tinh thần” của mình.

Trong câu chuyện với PV, người phụ này thẳng thắn bộc bạch: “Mặc dù biết khách hàng cũng chưa hẳn hài lòng hết về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, mình luôn luôn phải tiếp thu để thay đổi, ví như gói miến 70 gram là một suất ăn hơi nhiều. Nhưng nếu làm kiểu như gói mỳ tôm ấy thì chỉ cần khoảng 60 gram thôi...”.

Đến năm 2018, khi đã có lượng tệp khách hàng ổn định, cùng với đó là sự động viên của một người anh làm ở phòng nông nghiệp huyện nhận thấy có đủ tiêu chí để thành lập hợp tác xã nên chị Hoan đã mạnh dạn thành lập, rồi liên kết với các vùng nguyên liệu.

Những ngày đầu hợp tác xã vừa mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn như nguồn kinh phí vận hành. Nhận thức được điều đó, chị Hoan đã tận dụng hết nguồn vốn vay để phát triển kinh tế từ sổ đỏ, hội nông dân, hội phụ nữ... để đầu tư máy móc phát triển.

Chị Hoan cho hay, điều quan trọng nhất là phải có kỷ luật về an toàn thực phẩm, ví như cách lọc bột. Bí quyết để hồ hóa ra làm sao để lượng bột sống, bột chín phải vừa tầm, rồi nhiệt độ tráng như thế nào là đủ. Đó là kinh nghiệm lâu năm đúc kết mới cho ra được một sản phẩm không phải là hoàn hảo nhưng phải là tương đối.

Về nguồn nguyên liệu, hiện nay Hợp tác xã Tài Hoan đang tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu với các xã có diện tích khoảng hơn 70ha. Ngoài ra , đơn vị này còn hỗ trợ người dân về việc chịu trách nhiệm cung cấp phân bón cho bà con.

Tính trung bình, Hợp tác xã Tài Hoan cung ứng ra thị trường mỗi năm khoảng 300-400 tấn miến dong, sản phẩm được phủ sóng khoảng 40-50 tỉnh thành trên cả nước. Thời điểm sản xuất thường xuyên có khoảng 20 công nhân, còn khi vào thời cao điểm như mùa tết thì số lượng lên đến 40-50 người với mức lương dao động từ 270.000-300.000 đồng/ngày.

Đơn vị này đã đầu tư xây dựng nhà màng phơi miến, nhà sấy miến cùng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại khác. Hợp tác xã Tài Hoan tập trung sản xuất theo phương pháp hiện đại thay thế cho phương pháp truyền thống. Nhờ đó mà việc sản xuất được thuận lợi hơn, chất lượng sản phẩm miến dong Tài Hoan ngày càng được nâng cao, làm vừa lòng ngay cả với những khách hàng khó tính nhất.

Ngoài ra, đơn vị này còn thường xuyên “tự làm mới mình” như việc cải thiện mẫu mã, bao bì và cách đóng gói sản phẩm. Hiện tại, hợp tác xã có 02 sản phẩm là miến sợi to và sợi nhỏ, đóng gói 250 gam, 500 gam và 1 kg..... cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Đem chuông đi đánh “xứ người”, đưa miến dong vào thị trường “khó tính” nhất Châu Âu

Sản phẩm Miến dong là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Kạn. Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan được sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng đến tiêu thụ, nguyên liệu chủ yếu là bột củ dong riềng được trồng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Sau nhiều năm nỗ lực trên thương trường, năm 2019 đơn vị này có sản phẩm miến dong Tài Hoan được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2021, miến dong Tài Hoan được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao. Từ năm 2018 đến nay, sản phẩm này liên tục được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia vào năm 2021.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn
Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan nhận giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024.

Tháng 7/2020, Hợp tác xã Tài Hoan chính thức ký kết hợp đồng với Công ty DALAT Spol.s.r.o xuất khẩu sang Praha, Cộng hòa Séc. Đây là lần đầu tiên, một sản phẩm nông sản của Bắc Kạn vươn tới thị trường châu Âu. Tiếp tục kế thừa và phát huy kết quả đạt được, ngày 17/9/2022 đơn vị này đã xuất khẩu miến dong sang thị trường Châu Âu với sản lượng 10 tấn.

Ngày 25/6/2024, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Miến dong Tài Hoan của Hợp tác xã Tài Hoan (huyện Na Rì) được đánh giá lại và tiếp tục được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao năm 2024.

Tại cuộc họp, Hội đồng đã xem xét, công nhận lại cho các sản phẩm OCOP cấp Quốc gia (OCOP 5 sao) đã được công nhận năm 2020; đồng thời đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm nhóm thực phẩm (gồm 55 sản phẩm được các địa phương đề nghị đánh giá phân hạng).

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Qua đánh giá, có 5 sản phẩm mới được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao. Đối với các sản phẩm OCOP 5 sao đã được công nhận năm 2020 tham gia đánh giá lại, có 4 sản phẩm tiếp tục được xếp hạng OCOP 5 sao. Trong đó, có sản phẩm Miến dong Tài Hoan của Hợp tác xã Tài Hoan, địa chỉ tại thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Với việc tiếp tục được công nhận đạt sản phẩm OCOP 5 sao, Miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan khẳng định sản phẩm được duy trì chất lượng, tự tin tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để vươn ra thế giới, không chỉ là Cộng hòa Séc như hiện nay mà còn rất nhiều thị trường khó tính và tiềm năng khác. Cũng trong năm 2024, Hợp tác xã Tài Hoan được tôn vinh và trao giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã năm 2024 (CoopStar Awards 2024).

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn

Thực tiễn hiện nay cho thấy, chuyển đổi số là yêu cầu thực tiễn khách quan đối với sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chuyển đổi số giúp cho các hợp tác xã giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị. Từ đó, xây dựng mô hình hoạt động, kinh doanh mới năng động, hiệu quả hơn. Nhận thức rõ điều đó, Hợp tác xã sản xuất miến dong Tài Hoan đã và đang tích cực chuyển đổi số để thích ứng với xu thế phát triển.

Việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số đã giúp hợp tác xã phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Với sản phẩm miến dong OCOP hạng 5 sao, trong thời gian qua, Hợp tác xã này không chỉ được các ngành chức năng hỗ trợ quảng bá trên sàn giao dịch thương mại điện tử mà còn được hướng dẫn, hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc, quy trình sản xuất và thông tin dinh dưỡng của sản phẩm. Qua đó, tạo thuận lợi cho hợp tác xã trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường.

Người phụ nữ đưa miến dong " đặc sản Bắc Kạn" vươn ra biển lớn
Thực hiện chuyển đổi số đã giúp Hợp tác xã Tài Hoan phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Để có được kết quả nhiều người biết đến như hiện nay, hợp tác xã này đã đẩy mạnh chế biến miến dong theo hướng hàng hóa, từng bước đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất gắn liền với yếu tố bảo vệ môi trường.

Hợp tác xã luôn quan tâm đến chất lượng, nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại… để phát huy nội lực ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng đã tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là được tham gia tập huấn về thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khi gặp người phụ nữ này, tôi lại nhớ đến một câu nói vừa dung dị, vừa sâu sắc rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Người phụ nữ ấy vẫn đang kiên định, cần mẫn phát triển nghề miến dong truyền thống của gia đình, như một người thủ lĩnh đem chuông đi đánh “xứ người” để quảng bá giới thiệu thứ sản vật quê hương Bắc Kạn với du khách nước ngoài , góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Với chị, còn gì hạnh phúc hơn khi được sống và làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương mình.

Bài liên quan

Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ do đồng chí Hoàng Văn Thiên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1 tại xã Quang Phong, Sơn Thành, Kim Lư, huyện Na Rì.
Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát với tổng số 1.970 căn nhà đã khởi công và hoàn thành, đạt 41,77% so với kế hoạch đề ra.
Bắc Kạn: Tiếp tục sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

Bắc Kạn: Tiếp tục sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

Ngày 02/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 103-KL/TW về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Bắc Kạn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1

Mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ do đồng chí Hoàng Văn Thiên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt LT-1 tại xã Quang Phong, Sơn Thành, Kim Lư, huyện Na Rì.
Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát với tổng số 1.970 căn nhà đã khởi công và hoàn thành, đạt 41,77% so với kế hoạch đề ra.
Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
"Bạch mã" trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo ở Na Rì

"Bạch mã" trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo ở Na Rì

Tận dụng lợi thế về đất đai và nguồn thức ăn dồi dào, người dân huyện Na Rì (Bắc Kạn) đang phát triển mạnh mẽ mô hình chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nhà khoa học trẻ và khát vọng robot mềm phục vụ nhân sinh

Nhà khoa học trẻ và khát vọng robot mềm phục vụ nhân sinh

Trong dòng chảy không ngừng của khoa học công nghệ, lĩnh vực robot học đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc, mở ra những chân trời ứng dụng mới mẻ. Nếu như robot truyền thống thường được chế tạo từ vật liệu cứng, phục vụ chủ yếu trong các ngành công nghiệp nặng và môi trường làm việc có tính lặp đi lặp lại, thì robot mềm lại nổi lên như một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng, hứa hẹn mang đến sự tương tác an toàn và hiệu quả hơn giữa con người và máy móc.
Victory School – Ươm mầm tri thức, khơi nguồn tương lai

Victory School – Ươm mầm tri thức, khơi nguồn tương lai

Năm học 2024–2025 là một năm học đặc biệt với nhiều dấu ấn đáng nhớ, với triết lý “lấy học sinh làm trung tâm”, Trường tiểu học, THCS và THPT Victory School kiên trì theo đuổi mô hình giáo dục toàn diện, kết hợp giữa chương trình chuẩn quốc gia và chương trình quốc tế.
Khát vọng khởi nghiệp và câu chuyện người phụ nữ đưa sản phẩm dược liệu vươn biển lớn

Khát vọng khởi nghiệp và câu chuyện người phụ nữ đưa sản phẩm dược liệu vươn biển lớn

Trà tía tô Hibiso là câu chuyện của một người phụ nữ gần 40 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ, tìm cách khẳng định bản thân giữa trách nhiệm gia đình và khát vọng khởi nghiệp. Chị Trần Thị Ngọc Lan người sáng lập Anto Tea và thương hiệu Trà tía tô Hibiso được thành lập mang theo hoài bão và câu chuyện của người phụ nữ Việt Nam đưa sản phẩm dược liệu vươn biển lớn.
Sản phẩm vì môi trường xanh, Phân bón Miền Nam trong top 20 thương hiệu Vàng Việt Nam

Sản phẩm vì môi trường xanh, Phân bón Miền Nam trong top 20 thương hiệu Vàng Việt Nam

Nhờ những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp sản xuất kinh doanh bền vững và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam đã được trao danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu vì môi trường xanh Việt Nam 2025.
Gia Lai: Khởi công xây dựng trang trại nuôi heo có diện tích hơn 30 ha

Gia Lai: Khởi công xây dựng trang trại nuôi heo có diện tích hơn 30 ha

Công ty Cổ phần Phát triển Chăn nuôi Công nghệ cao FAGO FARM Việt Nam vừa tổ chức khởi công xây dựng dự án trang trại heo ở xã Ia Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Tập đoàn Sun Group động thổ siêu dự án 35.000 tỉ đồng “Huyền tích Am Tiên”

Tập đoàn Sun Group động thổ siêu dự án 35.000 tỉ đồng “Huyền tích Am Tiên”

Sáng 26/04, Tập đoàn Sun Group đã động thổ Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên tại huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá với gần 350 ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỉ đồng với tên gọi Huyền tích Am Tiên.
Phân bón Miền Nam: Người lao động là trung tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân bón Miền Nam: Người lao động là trung tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Tại Hội nghị người lao động 2025, lãnh đạo Công ty CP Phân bón Miền Nam một lần nửa khẳng định người lao động luôn là trung tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Supe Lâm Thao: Đoàn kết là sức mạnh

Đại hội đại biểu Đảng bộ Supe Lâm Thao: Đoàn kết là sức mạnh

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xác định “đoàn kết” chính là yếu tố tiên quyết.
Phân bón Bình Điền: Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Phân bón Bình Điền: Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
PVFCCo - Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh

PVFCCo - Phú Mỹ và TGS hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh

Ngày 23/4/2025, tại Trụ sở Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ), PVFCCo – Phú Mỹ và Công ty Cổ phần Tập đoàn The Green Solutions (TGS) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược. Sự kiện có sự tham dự của Ban Lãnh đạo hai bên cùng sự góp mặt của các đại diện đối tác công nghệ và tài chính uy tín hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh.
Phân bón Miền Nam Đại hội đồng cổ đông 2025: Giữ vững nhịp độ sản xuất & kinh doanh

Phân bón Miền Nam Đại hội đồng cổ đông 2025: Giữ vững nhịp độ sản xuất & kinh doanh

Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong năm 2024, nhưng kết quả kinh doanh và chính sách chia cổ tức của Công ty CP Phân bón Miền Nam vẫn hết sức tích cực.
Hội thao Công ty Phân bón Miền Nam: Rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại

Hội thao Công ty Phân bón Miền Nam: Rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại

Để chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và đơn vị, Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam đã tổ chức Hội thao 2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính