Thứ năm 19/06/2025 20:15Thứ năm 19/06/2025 20:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 15/5/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức Hội thảo "Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam". Tham dự Hội thảo có ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); đại diện lãnh đạo Đại sứ quán Đan Mạch; các ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững
Các đại biểu tham dự Hội thảo "Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam". Ảnh: Thanh Trà

Còn nhiều khó khăn trong phát triển chuỗi nông nghiệp hữu cơ

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Văn Duy – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết: Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu thế toàn cầu, là trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam, dù đã có những chính sách bước đầu và mô hình sản xuất hữu cơ đạt hiệu quả, song thực tế cho thấy lĩnh vực này vẫn còn phát triển chậm, phân tán và chưa tương xứng với tiềm năng.

Tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ hiện đạt gần 175 nghìn hecta, chiếm 1,41% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp; giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ chỉ đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản - một con số khiêm tốn so với lợi thế sẵn có. Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ cũng đã bước đầu hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp tiên phong đầu tư và định hướng thị trường rõ ràng.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, ông Phạm Văn Duy cũng cho rằng sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ còn thiếu đồng đều giữa các vùng miền, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ chưa hoàn chỉnh, trong khi cơ chế kiểm soát chất lượng và chứng nhận còn thiếu nhất quán.

Theo ông Phạm Văn Duy, để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp hữu cơ cần có một không gian đối thoại thực chất giữa các bên liên quan, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, chia sẻ mô hình tốt, và quan trọng nhất là thống nhất cách tiếp cận theo chuỗi giá trị hữu cơ.

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững
Đại diện Mục Đồng Farm phát biểu tại Hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Trương Xuân Sinh, đại diện Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng (RETAQ) thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cũng nhận định: Phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam có tiềm năng lớn. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu đa dạng, đất đai phong phú cùng hệ sinh thái sản phẩm phong phú như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, trái cây nhiệt đới, thủy sản…, Việt Nam có thể định vị thương hiệu quốc gia về nông nghiệp hữu cơ trên bản đồ thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Trương Xuân Sinh, thực tế sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn còn gặp nhiều thách thức như sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; kỹ thuật và trình độ canh tác chưa đáp ứng yêu cầu; chi phí sản xuất cao trong khi đầu ra chưa ổn định; các chính sách hỗ trợ còn phân tán, thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn.

Đại diện cho Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA), bà Từ Thị Tuyết Nhung cho rằng, mặc dù Việt Nam đã có quy chuẩn về phân bón, nhưng quy chuẩn đó là dành cho đầu vào SX nông nghiệp nói chung. Trong quy chuẩn hàm lượng Cd (Cadimi là kim loại nặng) cho phép từ 5 -12 mg trong phân bón của Việt Nam, nhưng trong sản xuất hữu cơ chỉ cho phép tối đa là 1.5 mg. Vì thế không thể đưa các sản phẩm này vào sản xuất hữu cơ mà rất cần một Hội đồng đánh giá các đầu vào sản xuất để giúp nông dân dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn đầu vào một cách minh bạch. Đặc biệt, theo bà Nhung, về việc chuyển đổi, khác với hướng hữu cơ đang bị lạm dụng. Chuyển đổi là nhà sản xuất nhận được một văn bản chính thức công nhận thời gian bắt đầu chuyển đổi và khi đó sẽ dừng toàn bộ hóa chất để áp dụng tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ. Hướng hữu cơ, nông dân vẫn dùng hóa chất dù có giảm.

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững
Mô hình trồng bí hữu cơ ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Thúc đẩy phát triển liên kết chuỗi – bài học từ Đan Mạch

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đan Mạch - quốc gia được đánh giá là hình mẫu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ đã chia sẻ: Từ năm 1987, Đan Mạch đã ban hành luật riêng về sản xuất hữu cơ, trở thành nước đầu tiên trên thế giới làm điều này. Tới nay, khoảng 12% diện tích đất nông nghiệp của Đan Mạch canh tác theo phương pháp hữu cơ và người tiêu dùng tại đây đặc biệt ưa chuộng thực phẩm hữu cơ.

Để có được kết quả như vậy thì một trong những yếu tố thành công then chốt là áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ một cách xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi giá trị - từ nông trại đến bàn ăn. Sản phẩm chỉ được cấp nhãn hữu cơ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đồng thời trải qua hệ thống kiểm soát chặt chẽ, bao gồm kiểm tra định kỳ, đột xuất từ cơ quan chức năng địa phương. Từ năm 2009, Đan Mạch còn mở rộng đối tượng dán nhãn hữu cơ cho cả bếp ăn công cộng như trường học, nhà hàng, giúp người dân yên tâm lựa chọn thực phẩm sạch ngay cả ngoài gia đình.

Theo đại diện của Đan Mạch, việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn và đồng bộ còn giúp giảm đáng kể chênh lệch giá giữa thực phẩm hữu cơ và phi hữu cơ. Do đó, tại các siêu thị bình dân ở Đan Mạch, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận thực phẩm hữu cơ với giá hợp lý, tạo ra thị trường bền vững và sức cầu ổn định.

Bài học lớn từ Đan Mạch đó là sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả bên trong chuỗi giá trị, cụ thể: Nhà nước xây dựng luật và kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp đầu tư sản xuất và phát triển thị trường, nông dân được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, người tiêu dùng được tuyên truyền nâng cao nhận thức. Mô hình này không chỉ thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn giúp Đan Mạch trở thành nước xuất khẩu thực phẩm hữu cơ có uy tín trên thế giới.

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững
Các Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia đều có chung ý kiến rằng, đối với Việt Nam, để nông nghiệp hữu cơ phát triển đúng hướng và xứng tầm, chúng ta cần có chiến lược tổng thể cấp quốc gia, với trọng tâm là quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ phù hợp từng vùng sinh thái; hoàn thiện khung pháp lý, bộ tiêu chí thống nhất và minh bạch; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; và quan trọng nhất là phát triển chuỗi liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp-thị trường.

Việc gắn sản xuất hữu cơ với xây dựng thương hiệu quốc gia, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và du lịch sinh thái… sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm và tạo động lực lan tỏa trong cộng đồng sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh số hóa thông tin sản xuất, truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng hệ thống chứng nhận và kiểm tra, tối ưu hóa chi phí để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận hơn.

Và đặc biệt, phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp mà cần sự phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội để tạo nên thay đổi căn bản trong cách nghĩ, cách làm và cách tiêu dùng - vì một nền nông nghiệp xanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

Bài liên quan

Hữu cơ Easy - Chiến dịch truyền thông vì một tương lai tốt đẹp hơn

Hữu cơ Easy - Chiến dịch truyền thông vì một tương lai tốt đẹp hơn

Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) chính thức khởi động chiến dịch truyền thông “Hữu cơ Easy” - một sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy tiêu dùng và kết nối các bên trong chuỗi giá trị hữu cơ tại Việt Nam.
Từ 1/7 bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ

Từ 1/7 bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ.
Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Phù Yên, được triển khai những năm gần đây đã mang lại giá trị kinh tế vượt trội
Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong xu thế phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ. Với những mô hình sản xuất hiệu quả, sự quan tâm của chính quyền và người dân, Vĩnh Phúc đang trở thành điểm sáng nổi bật trên bản đồ nông nghiệp hữu cơ của cả nước.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Từ trong quá khứ xa xưa, tuổi thơ tôi gắn liền với những nắm xôi, nắm cơm có mùi hương thơm nồng lá chuối của mẹ và bẹ cau của bà. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của hiện đại hóa, hộp nhựa dần thay thế các sản phẩm tự nhiên, nếu không có giải pháp thay thế thì chẳng mấy chốc nhựa sẽ bao phủ khắp đại dương và ngay trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, từ đó sáng kiến giảm nhựa tạo sinh kế xanh đã hình thành.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Người dân Quảng Phú chúng tôi không còn xa lạ với phong trào giảm rác thải nhựa, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng xanh đang lan tỏa rộng khắp khiến chất lượng môi trường, đời sống và thu nhập của chị em phụ nữ (nhóm người yếu thế) đang ngày càng nâng lên. Chứng kiến những đổi thay mang màu xanh hơi thở của sự sống tôi thực sự rất vui vì trong thành quả chung đó có chút công sức riêng của chúng tôi đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai ghi nhận.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phân tích đất bằng Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS): Ứng dụng và tiềm năng trong nông nghiệp

Phân tích đất bằng Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS): Ứng dụng và tiềm năng trong nông nghiệp

Công nghệ Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS) ngày nay đã trở thành một công cụ phân tích thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Nền móng cho sự phát triển của NIRS ngày nay được phát triển bởi Karl Howard Norris (1921-2019), tạo nên cuộc cách mạng các công cụ phân tích trong khoa học thực phẩm, khoa học cây trồng, đất, và động vật, mở rộng sang dược phẩm, y học lâm sàng và kiểm soát chất lượng công nghiệp.
Canh tác hữu cơ góp phần làm giảm tác động ô nhiễm Cadimi

Canh tác hữu cơ góp phần làm giảm tác động ô nhiễm Cadimi

Canh tác hữu cơ bảo vệ đất khỏi thoái hóa, giúp hệ vi sinh vật trong đất duy trì cân bằng, đồng thời làm giảm tác động của các chất ô nhiễm như Cadimi.
Ảnh hưởng khác nhau giữa phân bón hữu cơ và vô cơ

Ảnh hưởng khác nhau giữa phân bón hữu cơ và vô cơ

Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, hai nguồn dinh dưỡng quan trọng trong nông nghiệp, mang đến những ảnh hưởng khác nhau cho cây trồng và môi trường
Hàng giả là thủ phạm lũng đoạn thị trường và suy thoái niềm tin

Hàng giả là thủ phạm lũng đoạn thị trường và suy thoái niềm tin

Thị trường hàng hóa toàn cầu đang phải đối mặt với một mối đe dọa ngày càng lớn và tinh vi: nạn hàng giả. Không chỉ dừng lại ở việc sao chép kiểu dáng bên ngoài, hàng giả ngày nay đã xâm nhập sâu rộng vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế, từ thời trang, mỹ phẩm, dược phẩm đến linh kiện điện tử và thực phẩm. Với sự hỗ trợ của công nghệ sản xuất ngày càng tinh vi và mạng lưới phân phối rộng khắp, hàng giả đang từng bước "tiêu diệt" hàng thật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế.
Củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Lâm Đồng: Tích cực triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ

Lâm Đồng: Tích cực triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 -2025, nhằm triển khai kịp thời, đúng quy định và đảm bảo hiệu quả của Đề án.
Nghị quyết khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới. Với sự khẳng định mạnh mẽ rằng kinh tế tư nhân là một "động lực quan trọng hàng đầu" của sự phát triển đất nước, Nghị quyết không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc mà còn vạch ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, mang tính đột phá nhằm khơi thông mọi tiềm năng, đưa khu vực kinh tế này lên một tầm cao mới.
Tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người

Tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người

Thực phẩm hữu cơ đã trở nên bùng nổ và phổ biến trong hai thập kỷ qua. Bài viết này sẽ đưa ra nhằm phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng và tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người.
Vấn nạn "thực phẩm bẩn": Thực tiễn và giải pháp

Vấn nạn "thực phẩm bẩn": Thực tiễn và giải pháp

Hiện nay, thực phẩm bẩn là một trong những "thủ phạm" được cho là liên quan đến tỷ lệ người bị ung thư ngày càng tăng cao đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Nông nghiệp hữu cơ có gì khác với nông nghiệp thông thường?

Nông nghiệp hữu cơ có gì khác với nông nghiệp thông thường?

Sản xuất “hữu cơ” từ lâu đã được hiểu như một hình thức sản xuất “lành mạnh và thân thiện với môi trường”. Sản phẩm hữu cơ được sản xuất mà không sử sụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hoá học.
[Longform] Kỳ 3: Chứng nhận hữu cơ - Giấy thông hành hay bình phong?

[Longform] Kỳ 3: Chứng nhận hữu cơ - Giấy thông hành hay bình phong?

Tại một phiên chợ nông sản ở Hà Nội, một gian hàng trưng biển “rau hữu cơ đạt chuẩn USDA” thu hút đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi được hỏi về giấy chứng nhận, nhân viên bán hàng chỉ đưa ra một bản photocopy mờ nhòe, không mã QR, không có tên tổ chức cấp phép. Câu chuyện không hiếm. Trong khi giấy chứng nhận hữu cơ đáng lẽ là bảo chứng cho uy tín và chất lượng, thì ở nhiều nơi, nó đang trở thành “tấm bình phong” được sử dụng sai mục đích – thậm chí bị thương mại hóa.
Phải tuyên chiến quyết liệt trước nạn hàng giả

Phải tuyên chiến quyết liệt trước nạn hàng giả

Nạn làm hàng giả, đặc biệt là thực phẩm, đang là một vấn nạn nhức nhối trên toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thiệt hại kinh tế và làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có sự vào cuộc và chịu trách nhiệm của nhiều bên liên quan, từ nhà sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước, người bán hàng cho đến chính người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính