Chủ nhật 06/07/2025 07:44Chủ nhật 06/07/2025 07:44 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất vaccine

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đối với vấn đề hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng trong hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm vaccine thú y phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh mới nổi…. đồng thời, nhập khẩu vaccine thú y theo nhu cầu của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp để phòng, chống dịch bệnh trên động vật tại Việt Nam.
Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất vaccine
Từ trái sang phải: Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Thủy và Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch điều hành phiên thảo luận tại diễn đàn.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, với tổng số 218 loại vaccine. Đặc biệt, Việt Nam đã tự sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022.

Đối với nhập khẩu, trong năm 2024, Việt Nam đã nhập 340 loại vaccine, trị giá 90 triệu USD. Trong đó, vaccine cho gia súc 85 sản phẩm, trị giá gần 60 triệu USD; Vaccine cho gia cầm 255 sản phẩm, trị giá gần 26 triệu USD. Các sản phẩm vaccine nhập khẩu của Việt Nam đa phần đến từ những tập đoàn đa quốc gia hiện sở hữu công nghệ sản xuất vaccine tiên tiến, an toàn hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, vaccine thú y đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang bùng nổ cả về quy mô và số lượng, việc phòng ngừa dịch bệnh thông qua vaccine không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại về kinh tế bệnh dịch gây ra mà còn góp phần quan trọng giúp việc giảm sử dụng kháng sinh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ kháng kháng sinh - một vấn đề cấp bách của ngành ý tế và thú y toàn cầu.

Thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngày 28/12 tại Hà Nội, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thú y, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y tại Việt Nam”.

Diễn đàn được tổ chức nhằm tạo không gian đối thoại chuyên sâu giữa các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, chủ trang trại và người chăn nuôi trong việc ứng dụng những tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y vào phòng, chống hiệu quả dịch bệnh động vật tại Việt Nam.

Trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Vaccine là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP). Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.

Thời gian qua, nhờ sự không ngừng cải tiến và các kết quả nghiên cứu vaccine qua nhiều thế kỷ, cả con người và vật nuôi đều được hưởng lợi, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an ninh lương thực thế giới. “Song hành với ngành chăn nuôi là công nghiệp vaccine”, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, khẳng định.

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y; đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022.

Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất thành công và chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, đánh dấu 1 thành tựu lớn được cả thế giới công nhận.

“Trong thời gian tới, với những thành tựu và dấu ấn đã được thế giới ghi nhận, Việt Nam có tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển và sáng tạo ra các loại vaccine mới, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe vật nuôi và người tiêu dùng. Với xu hướng xã hội hóa nguồn lực cùng sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, ngành thú y và chăn nuôi Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng những công nghệ tiên tiến, phát triển các loại vaccine hiện đại”, bà Thủy chia sẻ.

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), nhấn mạnh sự cần thiết phải sản xuất vaccine thú y trong nước để đối phó với tình trạng dịch bệnh gia tăng trên động vật tại Việt Nam. Dịch bệnh trên các loài gia súc, gia cầm và động vật hoang dã đang ngày càng gia tăng, mặc dù hiện nay dịch tả lợn Châu Phi và dịch bệnh trên trâu bò cơ bản được kiểm soát.

Việt Nam có đường biên giới dài và hoạt động trao đổi thương mại, đi lại giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mới, bao gồm cúm gia cầm chủng mới, dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục, lây lan nhanh chóng.

Ông Long cũng nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vaccine trên thế giới tạo ra cơ hội cho Việt Nam học hỏi và hợp tác. Cục trưởng Cục Thú y cho rằng đã có sự phát triển đáng kể trong hợp tác khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất vaccine của Việt Nam đã tiếp cận trình độ thế giới.

TS. Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) phát biểu tại diễn đàn.
TS. Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) phát biểu tại diễn đàn.

Cục trưởng Cục Thú y khuyến nghị các chi cục chăn nuôi, thú y, thủy sản và các doanh nghiệp liên quan cần hợp tác chặt chẽ trong công tác kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ông cũng khẳng định, việc sử dụng vaccine là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Cập nhật về tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng vaccine, ông Nguyễn Văn Long cho biết, cúm gia cầm năm nay đã có 16 ổ dịch, giảm 30% so với năm trước. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt yêu cầu.

Về bệnh dại, Việt Nam ghi nhận 887 ca tử vong do bệnh dại trong vòng 10 năm qua, riêng ba tháng đầu năm nay, 27 người chết vì dại, 100.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng. Chỉ tính riêng năm 2023, tổn thất kinh tế do bệnh dại gây ra đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý đàn chó chưa tốt và việc kiểm soát bệnh dại còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại hiện nay mới chỉ đạt 60%.

Bệnh lở mồm long móng, một trong những bệnh nguy hiểm đối với chăn nuôi gia súc, đang có xu hướng gia tăng mạnh. Tình hình dịch bệnh này hiện nay đã tăng gấp ba lần so với trước đây.

Bệnh viêm da nổi cục trên gia súc chưa đáp ứng đủ yêu cầu tiêm phòng, chỉ đạt 47% từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, bệnh tai xanh ở lợn đã được kiểm soát trong nhiều năm qua, nhưng số lượng vaccine (34 triệu liều) vẫn còn hạn chế, gây lo ngại cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn.

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), thông tin, hiện nay, Việt Nam có 92 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP-WHO, trong đó 12 cơ sở sản xuất vaccine thú y; mức đầu tư khoảng 30-40 triệu USD/nhà máy (VAKSINDO, HANVET, NAVETCO, DABACO…). Các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đạt an toàn sinh học cấp độ II trở lên, trong đó có 2 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III; tổng ngành thú y có 7 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III.

Các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine thú y của Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ với các nước hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Mỹ... với những công nghệ tiến nhất; các nhà khoa học, tổ chức như FAO, WOAH, đối tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, CDC, các Phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế đối với các bệnh nguy hiểm trên động vật như cúm gia cầm , lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi, dại).

Trong nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thú y triển khai các giám sát virus gây bệnh, phân tích đặc tính, giải trình tự gen của các chủng virus lưu hành, chia sẻ kết quả, lựa chọn chủng giống thực địa cho công tác đánh giá hiệu lực vaccine hiện hành…

 Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi. - Ảnh minh họa.
Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi. - Ảnh minh họa.

Về tình hình cung ứng vaccine và giám sát chất lượng vaccine thú y, hiện tại cả nước có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng số 218 loại vacxin và 340 loại vaccine nhập khẩu đã đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh trên gia súc, gia cầm trong nước.

Về tình hình sản xuất, nhập khẩu một số vaccine quan trọng năm 2024: vaccine phòng bệnh cúm gia cầm 739 triệu liều (sản xuất 191 triệu liều; nhập khẩu 548 triệu liều). Vaccine phòng bệnh lở mồm long móng hơn 46 triệu liều (sản xuất 1,4 triệu liều; nhập khẩu 45 triệu liều). Vaccine phòng bệnh dại hơn 5 triệu liều (sản xuất 1,6 triệu liều; nhập khẩu 3,7 triệu liều). Vaccine phòng bệnh tai xanh hơn 34 triệu liều (sản xuất 3,5 triệu liều; nhập khẩu 31 triệu liều). Vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục gần 2 triệu liều (sản xuất 115.000 liều; nhập khẩu 1,8 triệu liều).

Riêng vaccine dịch tả lợn Châu Phi, đến nay các doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng ra thị trường 5,9 triệu liều. Trong đó, Công ty Navetco sản xuất 2,2 triệu liều (cung ứng trong nước gần 700.000 liều, xuất khẩu 7.000 liều); trong kho còn hơn 300.000 liều và dự kiến sản xuất khoảng 150.000 liều trong thời gian tới. Công ty AVAC sản xuất trên 3,7 triệu liều (cung ứng trong nước hơn 2,9 triệu liều, xuất khẩu trên 460.000 liều); trong kho còn khoảng 33.000 liều và đang dự kiến sản xuất 150.000 liều.

Về kết quả kiểm tra Nhà nước về vaccine thú y nhập khẩu: năm 2024 tiến hành kiểm tra 714 mẫu vaccine, 100% các mẫu vaccine kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Bài liên quan

Chủ động phòng bệnh trên đàn vật nuôi mùa nắng nóng

Chủ động phòng bệnh trên đàn vật nuôi mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt khi mùa hè đến là điều kiện dễ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đe dọa đến sinh kế của hàng nghìn hộ chăn nuôi ở các xã vùng cao của tỉnh Cao Bằng. Thay vì phó mặc, người chăn nuôi đã chủ động phòng chống dịch bệnh bằng những việc che chắn chuồng trại, bổ sung thức ăn, nước uống, tiêm phòng bệnh vật nuôi đúng lịch. Cùng với sự đồng hành của ngành chuyên môn, mạng lưới thú y cơ sở của tỉnh Cao Bằng đã giúp người chăn nuôi bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Bình Phước: Phát hiện đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ một trại lợn của Gia Lai

Bình Phước: Phát hiện đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ một trại lợn của Gia Lai

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Phước vừa thông tin đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai được biết, phối hợp trong công tác phòng, chống dịch động vật đối với trường hợp, đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu phi có nguồn gốc từ trại lợn Kon Thụp, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Nghịch lý vaccine thú y "nội lạnh ngoại nóng"

Nghịch lý vaccine thú y "nội lạnh ngoại nóng"

Ngành sản xuất vaccine thú y của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, sở hữu công nghệ hàng đầu thế giới với 218 loại vaccine được sản xuất trong nước, tuy nhiên, thị phần vaccine nội địa chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi vaccine nhập khẩu chiếm tới 70%.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân

Trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Vaccine là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP). Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.
Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán

Với mục tiêu đảm bảo nguồn cung thịt động vật an toàn và dồi dào cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành nông nghiệp Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Dịch tả lợn châu Phi: Thách thức và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi: Thách thức và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, với sự chủ động trong phòng chống dịch và nguồn cung dồi dào, thị trường thịt Tết Nguyên đán 2025 được dự báo vẫn ổn định.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030 đạt được một số kết quả quan trọng. Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt, bà Đoàn Thị Thuấn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.
Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam chuyển mình hướng tới sự hiện đại và bền vững, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) – tự hào giới thiệu về bộ sản phẩm chất lượng cao cùng chương trình đo dinh dưỡng đất thông minh kết hợp tư vấn hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những dấu ấn không thể phai mờ đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những dấu ấn không thể phai mờ đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

Đánh giá về vai trò của Báo chí Cách mạng Việt Nam, GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định “trong bất cứ lĩnh vực nào, nhiệm vụ chiến lược nào, báo chí cũng có những đóng góp vô cùng to lớn để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử 100 năm qua”.
Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”

Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”

Tại thành phố Cao Bằng, ngày 18/6/2025, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Cao Bằng phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”.
Nghệ An: Thúc đẩy liên kết cung - cầu công nghệ liên vùng

Nghệ An: Thúc đẩy liên kết cung - cầu công nghệ liên vùng

Chiều 16/6, tại Nghệ An, Hội thảo “Kết nối cung – cầu công nghệ giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Nghệ An” diễn ra do Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ hai địa phương.
Truyền cảm hứng bán hàng qua mạng cho bà con Đam Rông

Truyền cảm hứng bán hàng qua mạng cho bà con Đam Rông

Trong khuôn khổ hội thảo – đào tạo “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận: Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường” tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng), chuyên gia Tô Quỳnh Mai đã có những chia sẻ bổ ích để bà con đồng bào vùng sâu vùng xa có thể livestream bán hàng, kể câu chuyện sản phẩm bản địa.
Đắk Lắk đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với thương mại điện tử

Đắk Lắk đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với thương mại điện tử

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương về thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường trong nước và hỗ trợ phục hồi kinh tế, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND với nhiều nội dung thiết thực. Kế hoạch hướng đến mục tiêu kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, đồng thời khai thác hiệu quả thị trường thương mại điện tử trong năm 2025.
Phân tích đất bằng Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS): Ứng dụng và tiềm năng trong nông nghiệp

Phân tích đất bằng Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS): Ứng dụng và tiềm năng trong nông nghiệp

Công nghệ Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS) ngày nay đã trở thành một công cụ phân tích thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Nền móng cho sự phát triển của NIRS ngày nay được phát triển bởi Karl Howard Norris (1921-2019), tạo nên cuộc cách mạng các công cụ phân tích trong khoa học thực phẩm, khoa học cây trồng, đất, và động vật, mở rộng sang dược phẩm, y học lâm sàng và kiểm soát chất lượng công nghiệp.
Công nghệ hóa hành vi mua sắm với mã QR kể chuyện thương hiệu xanh

Công nghệ hóa hành vi mua sắm với mã QR kể chuyện thương hiệu xanh

Chiến dịch Tiêu dùng Xanh 2025 ghi dấu công nghệ hóa hành vi mua sắm với mã QR kể chuyện thương hiệu xanh, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia.
Làm nông nghiệp hữu cơ tại nhà: Xu hướng sống xanh của người thành thị

Làm nông nghiệp hữu cơ tại nhà: Xu hướng sống xanh của người thành thị

Giữa nhịp sống hối hả và đầy áp lực của đô thị hiện đại, ngày càng nhiều người dân thành thị bắt đầu tìm đến những giá trị sống bền vững và tự nhiên. Một trong những xu hướng đang nở rộ trong những năm gần đây chính là việc tự trồng rau, củ, quả ngay tại không gian sống của mình từ ban công nhỏ, sân thượng, đến cả phòng khách hay góc bếp. Họ không chỉ đơn thuần trồng cây để có rau sạch, mà còn đang tham gia vào một phong trào rộng lớn hơn: làm nông nghiệp hữu cơ tại nhà một biểu hiện rõ nét của lối sống xanh giữa lòng đô thị.
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh liên quan Dự án chè Đoỏng Pán

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh liên quan Dự án chè Đoỏng Pán

Ngày 4/6/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh đối với Dự án “Xây dựng mô hình thâm canh cải tạo vùng chè Đoỏng Pán gắn với chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tạo sản phẩm OCOP tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè chủ trì thực hiện.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính