Tỉnh Tuyên Quang đã được Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam hỗ trợ triển khai một số hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ. |
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam bà Mai Thị Hoàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đã có nhiều nông dân nhận thức được lợi ích của sản xuất nông nghiệp hướng hữu cơ; có nhu cầu và mong muốn chuyển đổi sản xuất theo phương pháp hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đất đai được chăm sóc màu mỡ, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bên cạnh đó Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh cụ thể nhứ: Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (trong đó có hỗ trợ chứng nhận sản xuất hữu cơ). Ủy ban nhân dân tỉnh: Phê duyệt Dự án “Điều tra thực trạng sản xuất trồng trọt hữu cơ và nghiên cứu, đề xuất xác định các vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 21/7/2021); ban hành Quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh tỉnh (Quyết định số 14/2021/QĐ- UBND ngày 18/9/2021); phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với 14 dự án, trong đó: 02 dự án chăn nuôi và 12 dự án trồng trọt (Quyết định số 92/QĐ. UBND ngày 03/02/2023) - bà Mai Thị Hoàn cho biết.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang, tính đến tháng 12/2024, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 02 lớp đào tạo giảng viên (TOT) về sản xuất nông nghiệp hữu cơ với 79 học viên là các cán bộ nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, 12 lớp tập huấn cho nông dân tại các huyện và thành phố về sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và kỹ năng hoạt động nhóm, giám sát thanh tra sản xuất theo tiêu chuẩn PGS.
Phối hợp với Hội Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức 13 lớp tập huấn kiến thức nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn PGS, tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN11042) với 353 học viên. Thực hiện lồng ghép, tổ chức 05 hội nghị để tuyên truyền cơ chế, chính sách về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn các huyện, thành phố với trên 400 người tham gia. Tổ chức 1 chuyến đi học tập kinh nghiệm về sản xuất hữu cơ cho 15 người/chuyến tại các tỉnh Sơn La, Hoà Bình.
Hiện nay tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đạt 334 ha, trong đó: 11,2 ha lúa; 188 ha chè; 60,2 ha cam; 64 ha bưởi... Hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hữu cơ sản xuất theo PGS; duy trì áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc trên 100% các sản phẩm hữu cơ.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cam, chè cho các nhóm nông dân, hợp tác xã. Kết quả đã kết nối với các doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch để tiêu thụ sản phẩm cam cho các nhóm sản xuất với giá bán ổn định từ đầu vụ đến cuối vụ là 25.0000 - 30.000 đồng/kg; giá bán sản phẩm chè hữu cơ tăng gấp 2 lần so với sản xuất chè thông thường.
Công tác truyền thông là yếu tố then chốt để phát triển nông nghiệp hữu cơ Ngày 20/12, Đoàn công tác của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam, do TSKH. Hà Phúc Mịch ... |
Tuyên Quang: 57 HTX có mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hữu cơ Hướng tới nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang tích cực vận động, tuyên truyền các HTX ... |
Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 8500ha trồng rau an toàn (chiếm 30% diện tích gieo trồng rau) theo các tiêu ... |
Bà Mai Thị Hoàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, thời gian tới để duy trì, lan tỏa, và phát triển nông nghiệp hữu cơ cần tập trung vào các phương hướng, nhiệm vụ sau:
Một, tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đến các tổ chức, cá nhân, như: Nghị quyết số 06/2020/NQ- HĐND ngày 15/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất, người tiêu dùng về hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Hai, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất hữu cơ trong vùng canh tác hữu cơ đã được UBND tỉnh công bố; đồng thời tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ.
Ba, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, thị trấn tư vấn, hướng dẫn các chủ thể xây dựng dự án sản xuất hữu cơ theo danh mục dự án đã được phê duyệt để tổ chức thực hiện. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố và các đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố thực hiện mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trên một số cây trồng chính, cây trồng đặc sản, cây bản địa có thế mạnh của địa phương...
Bốn, phối hợp với Hội nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang, PGS Tuyên Quang nâng cao hiệu quả hoạt động; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân áp dụng tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ vào sản xuất, hướng đến mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Năm, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Tập trung mở rộng và phát triển thị trường tại các thành phố lớn, các khu dân cư có mức thu nhập trung bình trở lên và các điểm du lịch để tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.