Lợn rừng dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên, ít dịch bệnh, nguồn thức ăn dồi dào từ phụ phẩm nông nghiệp - Ảnh minh họa. |
Vùng đất nhiễm mặn duyên hải Trà Vinh từng là nơi kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư. Nhiều lao động, đặc biệt là người Khmer, phải rời quê hương để tìm kiếm việc làm ở các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, với quyết tâm thay đổi, nhiều người đã mạnh dạn đầu tư phát triển sinh kế, vươn lên thoát nghèo ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Một trong những mô hình kinh tế hiệu quả được nhiều người lựa chọn là nuôi lợn rừng. Lợn rừng dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên, ít dịch bệnh, nguồn thức ăn dồi dào từ phụ phẩm nông nghiệp như vỏ mít, vỏ chuối, rau muống... giúp giảm chi phí chăn nuôi.
Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm, nhiều hộ gặp khó khăn trong việc chăm sóc, dẫn đến lợn chậm lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ, người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi thành công. Nhờ đó, nhiều hộ đã từng bước ổn định và mở rộng quy mô chăn nuôi.
Thông thường, sau khoảng 6 tháng nuôi, lợn đạt trọng lượng từ 13 - 15 kg là có thể xuất bán ra thị trường với giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg đối với lợn thịt và từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/con đối với lợn giống. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể thu lãi từ 50 - 65 triệu đồng.
Mô hình nuôi lợn rừng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người Khmer, giúp họ tự tin vươn lên thoát nghèo. Đây được xem là hướng đi phù hợp với điều kiện của nhiều hộ nông thôn, đặc biệt là các hộ ít đất sản xuất, hộ nghèo.
Nhận thấy hiệu quả của mô hình, Hội Phụ nữ các cấp tại Trà Vinh đang tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cũng được tổ chức thường xuyên, giúp người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó |
Khát vọng làm giàu từ cá tầm và những 'nút thắt' cần tháo gỡ" |
"Ăn chè" cho thịt ngon: Mô hình chăn nuôi độc đáo tại Thái Nguyên |