![]() |
Dây chuyền sản xuất nông nghiệp thế giới bị ảnh hưởng do chính sách tạm dừng xuất khẩu phân bón của Trung Quốc. |
Quyết định của Trung Quốc về việc siết chặt xuất khẩu phân bón, đặc biệt là urê và phốt phát, đang tạo ra một "cơn địa chấn" trên thị trường nông nghiệp toàn cầu. Hành động này ảnh hưởng lớn vào chuỗi cung ứng phân bón, đang đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có tiền lệ.
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc còn tăng cường kiểm tra hải quan đối với các lô hàng phốt phát, khiến việc thông quan trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung phân bón từ Trung Quốc, vốn chiếm một phần đáng kể trong thị trường toàn cầu, gần như bị "bốc hơi".
Hậu quả của "cú siết" này đã và đang hiện hữu rõ ràng trên khắp thế giới. Tại Brazil, quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, nông dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt phân bón trầm trọng, đẩy giá cả lên mức kỷ lục. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương mà còn tác động dây chuyền đến giá thịt và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Tương tự, tại Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nông dân đang phải vật lộn để tìm kiếm nguồn cung phân bón thay thế, khiến chi phí sản xuất tăng vọt. Điều này có thể dẫn đến việc giảm sản lượng lúa gạo và lúa mì, hai loại lương thực chủ lực của quốc gia này.
Tình trạng thiếu hụt phân bón và giá cả leo thang không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia nông nghiệp lớn mà còn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của các quốc gia đang phát triển. Tại nhiều khu vực ở châu Phi và châu Á, nơi nông dân phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu, nguy cơ thiếu lương thực và nạn đói đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết. Giá phân bón tăng chóng mặt, khiến nông dân lao đao, điêu đứng. Nhiều người phải chấp nhận mua phân bón với giá "cắt cổ", chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ để cứu lấy vụ mùa.
Không chỉ nông dân khốn đốn, người tiêu dùng cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Giá cả các loại nông sản như gạo, rau củ, trái cây... tăng vọt, khiến bữa cơm của trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết.
Cuộc khủng hoảng phân bón này là một "bài học xương máu" cho thấy sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung từ Trung Quốc có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Đây cũng là lời cảnh tỉnh để Việt Nam đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phân bón trong nước, đảm bảo nguồn cung ổn định và giá cả hợp lý cho người nông dân.