Thứ sáu 09/05/2025 14:04Thứ sáu 09/05/2025 14:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao chất lượng, chủ động nguồn cung giống vật nuôi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với nhu cầu tiêu thụ trên 230 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm mỗi năm, Thái Nguyên đang nỗ lực nâng cao chất lượng và chủ động nguồn cung giống vật nuôi, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng tăng của người dân.
Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao chất lượng, chủ động nguồn cung giống vật nuôi
Thái Nguyên là tỉnh có truyền thống chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn - Ảnh minh họa.

Thái Nguyên là tỉnh có truyền thống chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đã và đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng con giống, coi đây là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Nhận thức được tầm quan trọng của con giống, Thái Nguyên đã tập trung đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất. Đến nay, tỷ lệ đàn lợn ngoại, lai năng suất cao đã đạt 76%, đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao đạt 68%, đàn gà lông màu chất lượng cao đạt 87%.

Để đạt được kết quả này, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất con giống. Điển hình là việc sử dụng tinh bò nhóm Zebu thuần phối giống cho đàn bò nội để nâng cao tầm vóc, sử dụng tinh bò 3B phối giống với bò cái lai Zebu để tạo ra bò thịt. Phương pháp thụ tinh nhân tạo giúp hạn chế lây lan dịch bệnh, khắc phục sự chênh lệch về tầm vóc, khối lượng, kiểm soát nguồn gốc con giống, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng chú trọng bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi bản địa như gà đen của người dân tộc Mông, lợn mán... thông qua việc lai tạo, chọn lọc, nhân giống.

Song song với việc nâng cao chất lượng con giống, Thái Nguyên cũng chủ động trong việc quy hoạch, mở rộng các cơ sở sản xuất giống bố mẹ, gắn với chọn lọc, nhân đàn, chủ động sản xuất các loại con giống có năng suất, chất lượng. Tỉnh đặc biệt quan tâm duy trì, lưu giữ đàn giống gốc, nuôi giữ đàn lợn đực giống sản xuất tinh lợn, nuôi giữ đàn lợn nái sinh sản. Năm 2024, đàn lợn giống đã sản xuất trên 6.670 con lợn giống, vượt trên 2% kế hoạch. Sản xuất giống gia cầm cũng đạt kết quả đáng khích lệ với trên 539 nghìn gà con giống và hơn 85 nghìn vịt con giống.

Để đáp ứng nhu cầu giống vật nuôi ngày càng cao, trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nguồn giống như thụ tinh nhân tạo, lưu trữ, bảo vệ nguồn gen; bình tuyển, quản lý đàn lợn giống cấp bố mẹ, đàn bò cái đủ điều kiện sản xuất giống thương phẩm.

Đồng thời, tỉnh sẽ tăng cường quản lý chất lượng con giống, điều kiện sản xuất, hướng dẫn người chăn nuôi lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở uy tín, tiêm phòng đầy đủ vắc xin.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng khuyến khích các công ty chăn nuôi gia công, các cơ sở sản xuất con giống trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các địa phương sẽ tích cực tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết từ con giống đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Về phía người chăn nuôi, cần chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại, áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin đầy đủ, định kỳ cho đàn vật nuôi.

Bài liên quan

Thái Nguyên: Nâng tầm nông sản với mô hình nuôi lợn bằng chè xanh

Thái Nguyên: Nâng tầm nông sản với mô hình nuôi lợn bằng chè xanh

Thái Nguyên đang triển khai thành công mô hình nuôi lợn bằng thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao giá trị nông sản và phát triển chăn nuôi bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Với hơn 8.000 sản phẩm OCOP đã được công nhận trên toàn quốc, phần lớn mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, Việt Nam có tiềm năng lớn để chinh phục thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để OCOP thật sự trở thành “thương hiệu quốc gia” trên các sàn thương mại quốc tế, cần một chặng đường dài với sự đầu tư bài bản, định hướng chiến lược và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Kinh tế Việt Nam đang hiện dần vị thế trong bản đồ kinh tế thế giới

Kinh tế Việt Nam đang hiện dần vị thế trong bản đồ kinh tế thế giới

Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế thế giới với những bước tiến đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Từ một quốc gia có thu nhập thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nền kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Thái Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa

Thái Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa

Từ 15 – 17/4, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng bản địa cho 360 học viên là hội viên, nông dân các huyện: Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương.
“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được xem là một di sản sống về nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Điện lực Hòa Bình: Nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp bền vững

Điện lực Hòa Bình: Nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp bền vững

Hòa Bình, một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn được biết đến là nơi tọa lạc của nhà máy thủy điện Hòa Bình, một công trình mang tầm vóc quốc gia. Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, nguồn điện ổn định từ nhà máy này còn đóng góp to lớn vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Điện lực Hòa Bình đã và đang trở thành nền tảng vững chắc, tạo động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển bền vững của nền nông nghiệp địa phương.
Du lịch canh nông - Hướng đi bền vững cho nông thôn Việt Nam

Du lịch canh nông - Hướng đi bền vững cho nông thôn Việt Nam

Trong bối cảnh ngành du lịch cần đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển bền vững và gắn kết sâu sắc với đời sống bản địa, du lịch canh nông đang nổi lên như một mô hình tiềm năng, kết nối giữa sản xuất nông nghiệp và trải nghiệm du lịch.
Thái Bình: Bách Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

Thái Bình: Bách Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

Làng vườn Bách Thuận thuộc xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nổi tiếng từ lâu với nghề trồng cây cảnh. Cái tên Bách Thuận được ghép bởi 2 làng cổ mang tên Bách Tính và Thuận Vi. Làng vườn này nằm cách trung tâm của Thái Bình khoảng 13 km.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhất là khi người dân và các nhà sản xuất đang dần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, và bền vững. Đây cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh.
Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 3 ngày, hãy trải nghiệm du lịch nông nghiệp sinh thái

Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 3 ngày, hãy trải nghiệm du lịch nông nghiệp sinh thái

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tức thứ Hai, ngày 7/4 dương lịch. Người lao động được nghỉ một ngày và hưởng nguyên lương. Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 phù hợp với những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng ngắn ngày hoặc vui chơi, cắm trại, picnic trong ngày và hãy trải nghiệm du lịch nông nghiệp sinh thái.
Nghệ An: Hơn 10.000 mô hình xử lý rác thải giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập

Nghệ An: Hơn 10.000 mô hình xử lý rác thải giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập

Sau 3 năm triển khai, dự án xử lý rác thải nông nghiệp tại Nghệ An đã giúp hàng nghìn hộ dân biến rác thải thành tài nguyên, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Miến mỏ Tĩnh Túc - Xây dựng thương hiệu từ nông sản

Miến mỏ Tĩnh Túc - Xây dựng thương hiệu từ nông sản

Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi, nổi tiếng với những sản phẩm nông sản đặc trưng, trong đó không thể không nhắc đến miến mỏ Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Miến không chỉ là một phần trong đời sống ẩm thực mà còn mang giá trị văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc tại địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, miến mỏ Tĩnh Túc vẫn gặp phải nhiều thách thức từ việc khó khăn trong nhận diện thương hiệu đến việc bảo vệ sản phẩm không bị hàng giả, hàng nhái. Để sản phẩm vươn xa và khẳng định được giá trị riêng biệt, xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận cho miến mỏ Tĩnh Túc là điều vô cùng cần thiết.
Hành trình xanh từ nông nghiệp hữu cơ đến du lịch trải nghiệm

Hành trình xanh từ nông nghiệp hữu cơ đến du lịch trải nghiệm

An Phú Farm tọa lạc tại Bà Nà, Đà Nẵng, một trong những trang trại tiên phong tại miền Trung đạt chứng nhận hữu cơ Việt Nam đang trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích nông nghiệp sạch kết hợp du lịch bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính