Chủ nhật 06/07/2025 00:12Chủ nhật 06/07/2025 00:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm và thông báo công khai các vi phạm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm và thông báo công khai các vi phạm.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 399/TB-VPCP ngày 28/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa)
Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm và thông báo công khai các vi phạm. (Ảnh minh họa)

Thông báo nêu: Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo; đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với hệ thống các giải pháp đồng bộ, phù hợp. Các bộ, cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện tương đối có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả, tiếp tục tạo các chuyển biến tích cực trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên toàn diện các lĩnh vực.

Nhiều chương trình, đề án quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục được xây dựng và triển khai; hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm được tăng cường và kiên quyết hơn, lực lượng công an tích cực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thực phẩm; nhiều địa phương (như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) tiếp tục có những giải pháp, mô hình, cách làm mới, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn đang hiện hữu ở một số địa phương, trong đó đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm với nhiều người mắc phải nhập viện điều trị; số vụ vi phạm được phát hiện gia tăng, gây ra những lo ngại về thực phẩm không an toàn trong Nhân dân; trong khi yêu cầu về quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng cao trong bối cảnh nguồn lực quản lý, đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.

Chợ truyền thống: Nỗi lo an toàn thực phẩm Chợ truyền thống: Nỗi lo an toàn thực phẩm
Giải quyết bất cập an toàn thực phẩm Giải quyết bất cập an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong khuôn khổ nguồn lực hiện có; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư, Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo về quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm của cấp có thẩm quyền.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý an toàn thực phẩm, trong đó nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khả thi, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập hiện có và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử lý sớm vấn đề sử dụng, thanh toán chi phí khi sử dụng kit test thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5984/VPCP-KGVX ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về Hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng thực phẩm an toàn

Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, nhất là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng vận động, hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao văn hóa tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm và thông báo công khai các vi phạm.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở vận hành mô hình Ban Quản lý an toàn thực phẩm, có đánh giá, đề xuất về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 12 năm 2024.

Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trước ngày 02 tháng 9 năm 2024.

Bài liên quan

Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh và ATTP

Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh và ATTP

Trước yêu cầu cấp thiết trong công tác đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát và hướng đến xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại, an toàn.
Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh bắt mắt về “Organic Apples” từ Mỹ, “Organic Milk” từ Úc hay “EU Organic Veggie” tại các kệ siêu thị, cửa hàng cao cấp, và thậm chí trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng lối “sính ngoại” và tâm lý “đắt sắt ra miếng” có đang thực sự đúng đối với sản phẩm, thực phẩm hữu cơ?
Đắk Nông: Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Đắk Nông: Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Trong tháng 6/2025, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã triển khai mạnh mẽ tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực y tế.
Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ là một hướng đi tất yếu trong bối cảnh ngành thủy sản cần phải thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững và an toàn thực phẩm.
Kon Tum: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Kon Tum: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Trước thực trạng chất lượng nước sạch chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và ảnh hưởng đến đời sống người dân, UBND tỉnh Kon Tum đã có chỉ đạo về việc, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Lâm Đồng: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

Lâm Đồng: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

Ngày 4/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng ban hành Công văn số 1821/SNNMT-TTr chỉ đạo các Chi cục và Thanh tra Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn gian lận thương mại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, các chi tổ hội nghề nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân.
Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Để thực hiện chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực nông nghiệp môi trường, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện dự thảo, tham mưu, trình UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các quyết định liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.
Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mới đây, UBND T.P Hà Nội ban hành kế hoạch về cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng theo quy định của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND, đồng thời siết chặt quản lý, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu.
Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Tp. Huế sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã hình thành. Trong đó, có 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.
Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 1/7/2025, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại từ 300 triệu đến 5 tỷ đồng.
Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Từ 1/7/2025, nhiều chính sách thuế của Việt Nam có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân nộp thuế.
Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Đề xuất hợp nhất hai chương trình mục tiêu quốc gia - Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững - thành một chương trình thống nhất trong giai đoạn 2026 - 2035. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển: Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, bao trùm, dân chủ và hạnh phúc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính