Chủ nhật 13/10/2024 17:09Chủ nhật 13/10/2024 17:09 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kiến thức nhà nông

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được nói nhiều, tuyên truyền nhiều trong các hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng, hiểu thế nào là nông nghiệp hữu cơ và nên chọn phương án sản xuất nào có lợi hơn trong điều kiện sản xuất hiện nay đang là vấn đề được quan tâm.
Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực
Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, song cần có cách tiếp cận phù hợp trong điều kiện cụ thể hiện nay của nước ta - Ảnh: Thái Anh.

Phân biệt rõ nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp an toàn

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những phương thức canh tác cho ra các sản phẩm sạch, an toàn với ưu điểm vượt trội là thân thiện với môi trường. Có nhiều ý kiến cho rằng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ chỉ đơn thuần là không sử dụng hoá chất (phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trường…) trong sản xuất nông nghiệp để cho sản phẩm an toàn. Cách hiểu này là không toàn diện, vì không hiểu rõ, hiểu không đầy đủ những điều kiện để sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngoài yếu tố không sử dụng hoá chất. Ở đây có sự nhầm lẫn giữa phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ với phương thức sản xuất nông nghiệp an toàn. Bởi vì trong các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn vẫn được phép sử dụng hoá chất (phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật…) với một liều lượng hợp lý trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép mà không gây ra ảnh hưởng đến môi trường.

Thực trạng hiện nay về vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở tình trạng báo động và là một thách thức lớn đối với đất nước. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhưng, cũng có những ý kiến và quan điểm lại coi nông nghiệp hữu cơ gần như là biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm, từ đó đưa ra chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ một cách chưa hợp lý.

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực
Một trong những khó khăn nhất khi phát triển nông nghiệp hữu cơ đó là chi phí cao, giá thành sản phẩm quá cao. Ảnh: Hoàng Trọng.

Trường hợp này có thể có sự nhầm lẫn giữa nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp an toàn mà không biết rằng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải đảm bảo các điều kiện rất nghiêm ngặt đã được quy định như đất canh tác không có kim loại nặng hoặc kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép; đất canh tác chưa kinh qua sử dụng phân hoá học. Nếu đã bón phân hoá học thì phải có 3 năm chuyển đổi, tức là 3 năm đó liên tục không được bón bất kỳ một loại phân hoá học nào và các loại hoá chất khác, như thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản… Khu vực canh tác nông nghiệp hữu cơ phải được cách ly nguồn nước bẩn, nước ô nhiễm, nhất là ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và các nguồn nước bẩn khác...Thực hiện đúng các điều kiện như nói ở trên thì sản phẩm được sản xuất ra mới được gọi là sản phẩm hữu cơ.

Hai phương thức sản xuất có “chung sống hòa bình”

Thực tiễn sản xuất trên thế giới và cả trong nước đều cho thấy, năng suất các loại cây trồng của phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ giảm trên dưới 30%, điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học về sinh lý dinh dưỡng cây trồng. Bởi mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau về khối lượng và tỉ lệ các thành phần đạm, lân, kali (N,P,K). Ví dụ: Để có 1 tấn lúa, cây lúa lấy đi từ đất và phân bón khoảng 18kg N, 3 - 4kg lân (P2O5) và 18 - 20kg Kali (K20). Với cây mía, để có năng suất 60 tấn/ha, cây mía lấy đi từ đất và phân bón 96kg N, 37kg lân (P205) và 115kg Kali (K20)…

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực
Phải coi trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ và NN an toàn trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Ảnh: TL.

Hãy thử tính hàm lượng đạm, lân, kali (N,P,K) có trong 1 tấn phân hữu cơ, rồi cộng với hàm lượng N,P,K trên 1 tấn sản phẩm cây trồng sẽ thấy có sự chênh lệch, thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu dinh dưỡng cây trồng cần có. Nếu bón bổ sung một lượng N,P,K thiếu ấy bằng phân hữu cơ là không khả thi, vì sẽ cần một khối lượng phân hữu cơ rất lớn do hàm lượng N,P,K trong phân hữu cơ thấp và được phân giải chậm, nên không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng. Mặt khác, tỉ lệ N,P,K trong phân hữu cơ không thể phù hợp với tỉ lệ N,P,K mà nhu cầu cây trồng cần có. Đó là nguyên nhân cơ bản làm cho phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ giảm năng suất trên dưới 30%.

Vấn đề nữa, do năng suất cây trồng giảm như vậy, cộng với chi phí khác gia tăng nên giá thành của sản phẩm hữu cơ tăng lên khoảng 2 – 3 lần, dẫn đến giá bán tăng cao gấp 3 – 4 lần hoặc hơn nữa so với sản phẩm cùng loại trên thị trường tự do. Câu hỏi đang đặt ra khi nói đến phát triển nông nghiệp hữu cơ là trong điều kiện đất hẹp người đông, dân số tăng bình quân hàng năm khoảng 1,05% thì việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cả hiện nay và lâu dài liệu có đảm bảo an ninh lương thực được không? Từ đó chúng ta chọn phương thức canh tác năng suất cao và không ảnh hưởng đến môi trường (sản xuất nông nghiệp an toàn, theo các tiêu chuẩn GAP…) hay chọn phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ năng suất cây trồng giảm trên dưới 30%. Đây không phải bàn lùi mà là nhìn thẳng vào thực tế.

Thực chất, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ chỉ là một phân khúc trong sản xuất nông nghiệp an toàn. Từ đó, theo người viết bài này, chúng ta không nên quá coi trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ và không thể coi trọng nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Đặc biệt cần lưu ý rằng, nước ta là nước đang phát triển, mức thu nhập theo đầu người còn thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN và kém xa so với các nước phát triển.

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực
Sản phẩm đạt các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là cách tiếp cận phù hợp hơn với nhu cầu của đại bộ phận người dân hiện nay. Ảnh: TL.

Hiện tại, phương thức sản xuất nông nghiệp an toàn đã và đang được các địa phương trong cả nước triển khai thực hiện, sản phẩm làm ra tuy có giá bán cao hơn một ít, nhưng với mức sống hiện nay của đại đa số người dân nước ta là có thể chấp nhận được. Trong khi đó, sản phẩm của phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ có giá bán cao hơn giá thị trường 3 - 4 lần thì chắc chắn sẽ không phù hợp với hầu hết người tiêu dùng hiện nay, mà chỉ phục vụ được cho một số ít người có thu nhập cao mà thôi. Nhưng thực tế cũng ghi nhận rằng sản phẩm hữu cơ vẫn được ưa chuộng và người dùng vẫn tăng.

Tiếp cận thế nào với nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức canh tác cho ra sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường. Nhưng, phương thức canh tác này cũng chỉ là một phần trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Vì vậy, chúng ta không nên tuyệt đối coi chỉ có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ mới là an toàn và sạch. Nói như vậy, không có nghĩa là không ủng hộ, không tuyên truyền chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ. Từ thực tế đó, chúng ta cần có cách tiếp cận phù hợp trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay:

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng chung của thế giới cần ủng hộ, song không nên tuyệt đối hóa rằng chỉ có nông sản hữu cơ mới đảm bảo an toàn. Ảnh: Đào Thanh.

Một: Trong thời điểm hiện nay, chỉ nên làm nông nghiệp hữu cơ theo đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng với nước ngoài hoặc các doanh nghiệp trong nước để tránh tình trạng sản xuất theo phong trào, theo tuyên truyền chung chung, đến khi sản phẩm hữu cơ làm ra giá thành cao, bán ra thị trường giá cao không cạnh tranh sẽ gây thiệt hại cho nông dân. Riêng đối với tất cả các loại cây dược liệu, bắt buộc phải sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Hai: Vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tất cả các địa phương nếu có, phải được quy hoạch riêng để không bị ảnh hưởng do sử dụng nguồn nước bẩn, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh… trong quá trình sản xuất đan xen về ranh giới giữa các phương thức sản xuất khác nhau.

Ba: Những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải được tập huấn quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đầy đủ và trong quá trình sản xuất phải có cơ quan giám sát có uy tín thì mới được cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Ngày 11/10, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm.
Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan đang đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ với 17.365 ha đất đạt chứng nhận, chiếm 3,09% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhờ vào Đạo luật Thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ và các chính sách hỗ trợ toàn diện.
Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. Khi không có chính sách khuyến khích rõ ràng, nông dân thường không có động lực để thay đổi các phương pháp canh tác truyền thống vốn phát thải cao, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô các biện pháp giảm phát thải.
Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu tư nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm.
Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Để giải quyết các hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ trở thành giải pháp tất yếu cho nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Từ một số ít cây giống ban đầu, anh Thanh chọn gốc ghép loại cây gỗ cùng họ là Ngọc Lan, đem chồi ghép là cây Giổi để tạo giống mới. Bằng cách lai ghép này, anh Thanh đã tạo được giống mới, rồi tự mình đặt tên là "Giổi Xanh" rồi nhân rộng với số lượng lớn phục vụ trồng đại trà trên quy mô lớn.
Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Đất phèn Đức Huệ "nở hoa" nhờ nông nghiệp hữu cơ

Đất phèn Đức Huệ "nở hoa" nhờ nông nghiệp hữu cơ

Huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, đã chuyển mình mạnh mẽ từ vùng đất phèn kém hiệu quả sang một điểm sáng về nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người nông dân.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái về môi sinh.
Yến Sào Việt Nam: Hứa hẹn mở rộng thị trường tại Trung Quốc

Yến Sào Việt Nam: Hứa hẹn mở rộng thị trường tại Trung Quốc

Vừa qua, tại Quảng Châu - Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị phát triển lành mạnh ngành Yến Sào toàn cầu năm 2024, với sự tham gia của Hiệp hội Yến Sào các Quốc gia Đông Nam Á, trong đó có sự tham gia của Hiệp hội Yến Sào Việt Nam, cùng một số Doanh nghiệp Yến Sào Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính