Thứ tư 30/04/2025 18:18Thứ tư 30/04/2025 18:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sóc Trăng đẩy mạnh liên kết tiêu thụ, nâng tầm lúa gạo đặc sản

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sóc Trăng không ngừng nâng cao chất lượng lúa gạo, đồng thời chú trọng liên kết tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho nông dân. Gạo ST25 khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản địa phương.
Sóc Trăng đẩy mạnh liên kết tiêu thụ, nâng tầm lúa gạo đặc sản
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích gieo trồng lúa hơn 320.000ha/năm, sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn - Ảnh minh họa.

Sóc Trăng, vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, đang nỗ lực phát triển các giống lúa chất lượng cao, đặc sản, cao sản nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Tỉnh có diện tích gieo trồng lúa hơn 320.000ha/năm, sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn, trong đó lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 1,92 triệu tấn. Để đạt được kết quả này, tỉnh đã triển khai nhiều đề án quan trọng như Đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản, Đề án Nông nghiệp hữu cơ và Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Việc triển khai thực hiện các đề án sản xuất lúa đặc sản, đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao… đã đưa các ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng với 100% diện tích sản xuất, 20% diện tích bón phân sử dụng máy bay không người lái, 24% diện tích phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái, 100% sử dụng máy bơm tát vào đồng ruộng, 98% thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào sản xuất, cụ thể là ứng dụng hệ thống bẫy đèn điện tử thông minh vào công tác theo dõi, dự tính, dự báo tình hình dịch hại trên lúa.

Song song với công tác phát triển sản xuất lúa thì công tác tiêu thụ lúa cũng rất được ngành Nông nghiệp tỉnh quan tâm thực hiện. Các sản phẩm gạo đặc sản của tỉnh thường có mặt trong các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước, đặc biệt tỉnh có sản phẩm gạo ST rất được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng, trong đó có gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới trong nhiều năm, càng khẳng định chất lượng của lúa ST trên vùng đất Sóc Trăng. Chính nhờ sản phẩm lúa ST và các giống lúa chất lượng cao của tỉnh mà đã có 20 doanh nghiệp, công ty trong, ngoài tỉnh tìm đến liên kết tiêu thụ lúa sau thu hoạch, với diện tích lúa được liên kết bao tiêu đầu ra hằng năm gần 70.000ha, giá liên kết thu mua cao hơn so với bên ngoài thị trường từ 100 - 500 đồng/kg. Đồng thời, tỉnh cũng có lợi thế là có 3 doanh nghiệp chế biến lúa gạo xuất khẩu với quy mô 20.000 tấn/năm; có 19 nhà máy, cơ sở xay xát chế biến lúa gạo, tổng sản lượng sơ chế 50.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp và nhà máy nêu trên cũng đã góp phần tiêu thụ tốt số lượng lúa sau thu hoạch của bà con nông dân toàn tỉnh.

Nhằm tiếp tục duy trì tốt chất lượng và năng suất lúa của tỉnh, đơn vị sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất lúa và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa; củng cố phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã lúa và khuyến khích các tổ chức này chủ động xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo. Triển khai các chính sách phát triển liên kết sản xuất lúa và bố trí lồng ghép thực hiện các hoạt động của các đề án, dự án về lúa của Trung ương, địa phương. Hỗ trợ nông dân trồng lúa phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ lúa sau thu hoạch. Tăng cường mời, gọi các công ty, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh. Để tạo ra sản lượng lúa lớn hơn nữa có cùng chất lượng, đơn vị tiếp tục xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất lúa tập trung, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sóc Trăng đặt mục tiêu tạo ra sản lượng lúa lớn hơn, chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉnh xác định liên kết tiêu thụ là chìa khóa để nâng cao giá trị lúa gạo và cải thiện đời sống nông dân.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản nổi tiếng của miền Bắc, từ lâu đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Không chỉ là một loại quả tráng miệng quen thuộc, cam Canh còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, một đặc sản nức tiếng của vùng đất Phú Thọ, từ lâu đã khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, bưởi Đoan Hùng còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn.
Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù, một cái tên nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại ẩn chứa cả một câu chuyện về hương vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Đây không chỉ là một loại lương thực đơn thuần, mà còn là một đặc sản, một niềm tự hào của người dân nơi đây, mang trong mình những giá trị văn hóa và kinh tế sâu sắc.
Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đã trở thành một trong những hướng đi bền vững để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh giai đoạn 2020 – 2025”, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
T.P Bảo Lộc (Lâm Đồng): 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đã được chứng nhận

T.P Bảo Lộc (Lâm Đồng): 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đã được chứng nhận

UBND thành phố Bảo Lộc( Lâm Đồng) cho biết, trong thời gian qua, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Nghề trồng măng, một nghề truyền thống lâu đời, đã trở thành nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho nhiều hộ nông dân tại thôn Nam Thành, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Thái Bình, một tỉnh đồng bằng ven biển, nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát. Trong những năm gần đây, người nông dân Thái Bình đã và đang triển khai mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua, một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Bắc Giang: Trà hoa vàng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Bắc Giang: Trà hoa vàng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định hỗ trợ 60 triệu đồng cho sản phẩm OCOP Trà hoa vàng được công nhận 4 sao năm 2024.
Phát triển nông nghiệp thông minh - hướng đi bền vững, an toàn

Phát triển nông nghiệp thông minh - hướng đi bền vững, an toàn

Cao Bằng, vùng đất miền biên viễn nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đang từng bước chuyển mình nhờ những mô hình nông nghiệp thông minh. Từ những ao cá tầm, nông trại trồng dưa lưới, đến hợp tác xã rau sạch hữu cơ, được nhiều nông hộ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà màng, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Nông nghiệp thông minh đang dần khẳng định vị thế, mở ra cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững cho người dân.
Trồng Xoài hữu cơ đang phát triển ở Sơn La

Trồng Xoài hữu cơ đang phát triển ở Sơn La

Sơn La, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cây xoài, trở thành một trong những vùng trồng xoài trọng điểm của cả nước. Sự phát triển này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh.
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã đạt được những kết quả quan trọng. Chương trình được ví như “chìa khoá” cho các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu nông thôn của huyện tiếp cận, mở rộng thị trường tiềm năng. Là cơ hội để các sản phẩm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị thương hiệu, thay đổi tư duy sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho người dân nâng cao đời sống, góp phần khơi dậy tiềm năng nông sản địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn của huyện phát triển.
Cây hồi mở hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao

Cây hồi mở hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao

Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những triền núi phủ xanh cây hồi. Cây hồi không chỉ mang lại màu xanh cho rừng mà còn là nguồn sinh kế chính, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Bảo Lạc đang từng bước khẳng định thương hiệu vùng nguyên liệu tinh dầu hồi lớn nhất tỉnh Cao Bằng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính