Thứ tư 30/04/2025 01:11Thứ tư 30/04/2025 01:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Quy hoạch thủy lợi sông Hồng – sông Thái Bình theo hướng mở, đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí
Quang cảnh cuộc họp lấy ý kiến về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình,...

Xây đập dâng, điều tiết hồ chứa thượng nguồn

Chiều 24/3, Trong khuôn khổ cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến để nghe báo cáo, cho ý kiến về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình, lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Rất nhiều đại biểu, nhà khoa học đã tham gia góp ý về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình.

Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thủy lợi, hiện nay hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình có quy mô nhỏ, thiết kế cũ, công nghệ cũ, chưa tính toán đầy đủ yêu cầu phục vụ đa mục tiêu.

Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch về phòng, chống thiên tai và thủy lợi, tài nguyên nước, địa phương; đồng bộ giữa phát triển hạ tầng thủy lợi với phát triển hạ tầng các ngành khác, kế thừa hệ thống thủy lợi đã đầu tư, xây dựng.

Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái. Quy hoạch theo hướng "mở" để có thể điều chỉnh, bổ sung linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Trên dòng chính, đơn vị tư vấn đề xuất các giải pháp điều tiết hồ chứa thượng nguồn, xây dựng mới một số đập dâng, kiểm soát xâm nhập mặn cửa sông.

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Khu vực cống Long Tửu (Đông Anh, Hà Nội) được đề xuất xây dựng đập dâng để nâng mặt nước sông Hồng. Ảnh: Google Maps

Tại các vùng thủy lợi (Trung du, miền núi, đồng bằng sông Hồng) sẽ nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, tuyến chuyển nước, cống tiêu… phục vụ tưới, cấp nước và tiêu, thoát nước.

Cùng với giải pháp công trình là giải pháp phi công trình như tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quy hoạch, xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, bảo vệ nguồn nước.

Tổng nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Quy hoạch khoảng 6.700 ha, số vốn khoảng 105 nghìn tỷ đồng.

Các công trình, dự án được đề xuất trong Quy hoạch được xây dựng, tính toán dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu, nước biển dâng khác nhau.

Theo GS.TS Đào Xuân Học - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam việc xây dựng 2 đập dâng Xuân Quan (sông Hồng), Long Tửu (sông Đuống) sẽ tạo thuận lợi rất lớn để lấy nước cho các sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy,… và các hệ thống thủy lợi ven sông nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, vì vậy, làm càng nhanh, càng sớm càng tốt.

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí
Theo GS.TS Đào Xuân Học - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam việc xây dựng 2 đập dâng Xuân Quan (sông Hồng), Long Tửu (sông Đuống) sẽ tạo thuận lợi rất lớn để lấy nước cho các sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy,…

Khai thác hiệu quả 3 vùng sinh thái, bảo đảm an ninh nguồn nước

"Quy hoạch thủy lợi không chỉ giải quyết những mục tiêu ngắn hạn, không hối tiếc mà còn đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí; bảo đảm tính kết nối đồng bộ, tổng thể giữa nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện… với nhiệm vụ thoát nước đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường" Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh, khả năng kết nối đồng bộ, liên thông của hệ thống thủy lợi phụ thuộc rất lớn vào địa hình, dòng chảy ở từng khu vực, đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể, sự hiểu biết thật sâu sắc về lưu vực sông, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan, thay đổi nguồn nước từ thượng nguồn.

Theo Phó Thủ tướng, các công trình thủy lợi không chỉ là đê, hồ chứa, trạm bơm điều tiết… đứng riêng lẻ mà cần nhìn rộng ra với khả năng kết nối các đô thị, công trình đô thị.

Đơn vị tư vấn phải sử dụng các mô hình tính toán mô phỏng trong từng thời điểm thời tiết cực đoan ở lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình để lý giải và có phương án giải quyết đồng bộ, tổng thể, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để có thể thay đổi quy hoạch các vùng thoát lũ trước đây qua đó tác động trở lại tư duy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương .

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc đầu tư các công trình thủy lợi không chỉ giải quyết các vấn đề thủy lợi mà rộng lớn hơn là tham gia thiết kế không gian phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương,

"Tư duy mới trong quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi quản lý tài nguyên nước là kết nối liên thông, khép kín, thuận theo tự nhiên, có sự tham gia điều tiết của con người nhằm mang lại hiệu quả kinh tế nhiều mặt như cấp nước, giao thông thủy, du lịch, chống hạn, ngăn mặn, thoát lũ…", Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, việc đầu tư các công trình thủy lợi không chỉ giải quyết các vấn đề thủy lợi mà rộng lớn hơn là tham gia thiết kế không gian phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, do đó phải có bộ tiêu chí, lập luận khoa học, thuyết phục để đưa ra lựa chọn trách nhiệm nhất. "Làm sao những thách thức thời tiết cực đoan, biến cố lịch sử ở địa phương được giải quyết chủ động với các giải pháp chia sẻ, điều tiết, kết nối đồng bộ của hệ thống thủy lợi".

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị đơn vị tư vấn rà soát kỹ, cập nhật số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mực nước để bảo đảm tính tương thích với quy hoạch thủy điện, hiệu quả kinh tế, tác động của hệ thống thủy lợi đối với dòng chảy, thủy điện…

Lãnh đạo TP. Hà Nội, các tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam đã góp ý cụ thể vào đề xuất cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số đập dâng, công trình thủy lợi bảo đảm phòng, chống thiên tai (nhất là sau cơn bão số 3 năm 2024 – bão Yagi), cấp đủ nước sản xuất, sinh hoạt, giảm ô nhiễm các dòng sông, cải thiện tình trạng thoát nước đô thị…

Lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 88.860 km2, thuộc 25 tỉnh, thành phố, với dân số khảng 34 triệu người.

Trên lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình có khoảng 2.260 công trình thủy lợi, cấp nước cho 860.000 ha đất canh tác, 151.000 ha nuôi trồng thủy sản, 870 triệu m3 nước sinh hoạt công nghiệp, tiêu thoát nước cho 1,37 triệu ha.

Hệ thống hồ chứa tham gia phòng, chống lũ khoảng 8,45 tỷ m3. Hệ thống đê dài 2.108 km, 744 km kè bảo vệ cho hơn 18 triệu dân, 1 triệu ha đất nông nghiệp và hạ tầng kinh tế-xã hội.

Bài liên quan

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, liên quan tới 2 vụ cháy rừng tại Quảng Ninh.
Thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đề án hợp nhất 2 Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên &MT

Đề án hợp nhất 2 Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên &MT

Sáng 9/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), cùng các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia về đề án hợp nhất 2 bộ này.
Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam (Đề án), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng: Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.
Thực hiện mọi biện pháp cần thiết chủ động ứng phó sẽ giảm tối đa tổn thất

Thực hiện mọi biện pháp cần thiết chủ động ứng phó sẽ giảm tối đa tổn thất

Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết, càng kỹ, càng cụ thể, nhiều phương án chủ động ứng phó sẽ càng giảm tối đa tổn thất, thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuyệt đối không được có tư tưởng chủ quan.
Ưu tiên đầu tư cho vùng lúa chất lượng cao, siết chặt quản lý đất lúa

Ưu tiên đầu tư cho vùng lúa chất lượng cao, siết chặt quản lý đất lúa

Ngày 10/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Nghị định về đất trồng lúa, nhấn mạnh việc đầu tư vào vùng lúa năng suất cao, siết chặt quản lý chuyển đổi đất và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao giá trị sản xuất và bảo đảm an ninh lương thực.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Giá trị và hiệu quả vượt trội của kinh tế đa phương trong thế giới phẳng

Giá trị và hiệu quả vượt trội của kinh tế đa phương trong thế giới phẳng

Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa và phức tạp, kinh tế đa phương nổi lên như một trụ cột vững chắc, mang lại những giá trị và hiệu quả to lớn cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của các quốc gia. Khác với các thỏa thuận song phương giới hạn trong phạm vi hai đối tác, kinh tế đa phương, thông qua các tổ chức và hiệp định có sự tham gia của nhiều quốc gia, mở ra một không gian hợp tác rộng lớn hơn, tạo ra những tác động tích cực và sâu sắc hơn đối với nền kinh tế toàn cầu và từng quốc gia thành viên.
Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Trong bối cảnh môi trường bị đe dọa, nông nghiệp xanh, phương pháp sản xuất hữu cơ không chỉ là xu hướng, yêu cầu tất yếu trong bối cảnh môi trường bị đe dọa và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để biến những chính sách này thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ. Trên các sạp rau, trang thương mại điện tử, hay thậm chí trong các group mua hàng nội trợ, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được giới thiệu là “trồng hữu cơ”, “không hóa chất”, “canh tác tự nhiên”... nhưng hoàn toàn không có giấy tờ kiểm định nào. Dù nhiều người tiêu dùng vẫn mua, nhưng niềm tin đã bị đặt trong trạng thái lưng chừng: “Tin vì cảm tính, nhưng vẫn sợ mình bị lừa.”
Các đới khí hậu trên Trái đất, Việt Nam nằm ở đới nào?

Các đới khí hậu trên Trái đất, Việt Nam nằm ở đới nào?

Khí hậu trên Trái Đất vô cùng đa dạng, được hình thành bởi sự tương tác phức tạp giữa bức xạ mặt trời, vị trí địa lý, địa hình, các dòng hải lưu và hoàn lưu khí quyển. Để dễ dàng nghiên cứu và phân loại, các nhà khoa học đã chia bề mặt Trái Đất thành các đới khí hậu khác nhau, dựa trên các đặc điểm chung về nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố thời tiết khác.
Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mở ra cơ hội lớn cho nông sản hữu cơ tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính sự thuận tiện và phát triển nhanh chóng của hình thức kinh doanh này lại đang tạo ra nhiều bất cập, trong đó nổi bật là tình trạng “thật giả lẫn lộn”. Người tiêu dùng đứng giữa “ma trận” hàng hóa, khó lòng phân biệt được đâu là nông sản hữu cơ đạt chuẩn, đâu là chiêu trò tiếp thị.
Tài chính cho tăng trưởng xanh: Vì một tương lai bền vững

Tài chính cho tăng trưởng xanh: Vì một tương lai bền vững

Tăng trưởng xanh, một mô hình phát triển kinh tế hướng đến sự bền vững môi trường và phúc lợi xã hội, đang ngày càng trở thành trọng tâm toàn cầu. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, nguồn lực tài chính khổng lồ là yếu tố then chốt. Tài chính cho tăng trưởng xanh không chỉ đơn thuần là việc chuyển hướng dòng vốn hiện có mà còn bao gồm việc tạo ra các công cụ, thị trường và cơ chế tài chính mới để hỗ trợ các dự án và sáng kiến xanh. Bài viết này sẽ đi sâu vào tầm quan trọng, các nguồn lực, thách thức và cơ hội của tài chính cho tăng trưởng xanh.
Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Đằng sau ánh hào quang của nhãn mác “hữu cơ” là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chứng nhận hữu cơ là thứ tưởng chừng là một “tấm vé vàng” để nâng tầm sản phẩm lại đang trở thành một bài toán đầy thách thức, từ chi phí, kỹ thuật, đến sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra.
Nghiệm thu đề tài chọn giống quýt triển vọng phát triển ở Bắc Kạn

Nghiệm thu đề tài chọn giống quýt triển vọng phát triển ở Bắc Kạn

Ngày 15/4, ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì Hội nghị nghiệm thu Đề tài Đánh giá thực trạng và lựa chọn giống quýt triển vọng phát triển.
Vai trò và vị thế của nông dân trong HTX nông nghiệp đối với nền kinh tế

Vai trò và vị thế của nông dân trong HTX nông nghiệp đối với nền kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, khu vực nông nghiệp vẫn giữ một vai trò then chốt, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo sinh kế cho hàng triệu người dân. Đáng chú ý, có tới 64% hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên cả nước quy tụ khoảng 3,8 triệu nông dân, một lực lượng lao động và sản xuất to lớn, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.
“Người làm thuê” cho đất, chủ thể kiến tạo tương lai nền nông nghiệp bền vững

“Người làm thuê” cho đất, chủ thể kiến tạo tương lai nền nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng gia tăng, nông nghiệp hữu cơ đang nổi lên như một xu hướng tất yếu và bền vững. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát triển về chất và lượng, một yếu tố không thể thay thế chính là vai trò trung tâm của người nông dân – “người làm thuê” cho đất, những người trực tiếp gắn bó với ruộng đồng, đất đai và chuỗi giá trị nông nghiệp.
Đất hiếm là cái gì mà thế giới “sôi” sùng sục

Đất hiếm là cái gì mà thế giới “sôi” sùng sục

Đất hiếm, hay còn gọi là nguyên tố đất hiếm (REE), là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, bao gồm scandium (Sc), yttrium (Y) và 15 nguyên tố thuộc nhóm Lanthan (La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu). Mặc dù tên gọi là "đất hiếm", nhưng thực tế chúng không hiếm trong tự nhiên mà phân tán rộng rãi và khó khai thác, chế biến để tách riêng từng nguyên tố.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính