Chủ nhật 29/09/2024 00:21Chủ nhật 29/09/2024 00:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông dân trồng dứa hữu cơ và con đường học hỏi không ngừng nghỉ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Cuối tháng 7 vừa qua, đoàn công tác từ thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) đã có chuyến thăm và làm việc tại trang trại dứa Hạnh Phúc, nhà máy Ecosoi, nhà máy Nafoods tỉnh Nghệ An.
Nông dân trồng dứa hữu cơ và con đường học hỏi không ngừng nghỉ
Đoàn công tác chụp ảnh kỷ niệm tại vườn dứa.

Đoàn công tác từ thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) với trưởng đoàn là bà Trần Thị Hoa Phượng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, dẫn đoàn gồm 4 cán bộ địa phương, 4 nông dân xã Hỏa Tiến đang thực hiện mô hình dứa (khóm) hữu cơ thuộc Dự án Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại thành phố Vị Thanh, giai đoạn 2023 – 2027 do Tổ chức Liên minh Nauy tài trợ và 2 cán bộ thuộc Tổ chức Liên minh Nauy đã có chuyến thăm và làm việc tại trang trại dứa Hạnh Phúc, nhà máy Ecosoi, nhà máy Nafoods tỉnh Nghệ An. Nhóm nông dân tại xã Hỏa Tiến được Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình trồng khóm hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu nhằm thay đổi thói quen canh tác truyền thống sang hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ - CODAS (trực thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam - VOAA) là đơn vị tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hữu cơ cho nông dân từ tháng 12 năm 2023. Với mong muốn giúp nông dân dự án thực hành và ứng dụng tốt hơn hoạt động canh tác hữu cơ vào thực tiễn, phát triển chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu, được sự tài trợ của Tổ chức Liên minh Nauy tại Việt Nam, CODAS đã kết nối với Giám đốc HTX Hạnh Phúc – anh Nguyễn Văn Hạnh tại Nghệ An để tổ chức một chuyến tham quan học tập hai ngày với nhiều hoạt động khác nhau cho đoàn tham quan.

Nông dân trồng dứa hữu cơ và con đường học hỏi không ngừng nghỉ

Giới thiệu nhanh về trang trại Hạnh Phúc cho đoàn tham quan ngay tại khu trồng khóm.

Trang trại Hạnh Phúc đang liên kết với 12 nông dân, với tổng cộng 44 ha trồng dứa bền vững với tiêu chí 4 KHÔNG: không hóa chất, không dùng thuốc diệt cỏ, không chất kích thích tăng trưởng, không chín ép. Nông dân học được cách xử lý đất, mầm sâu bệnh và đảm bảo nâng cao sức khỏe đất bằng cách bón vôi, ủ phân bón từ phân động vật với phụ phẩm nông nghiệp (lá dứa, củ dứa, vỏ dứa…) và mô hình xen canh trồng dứa với cây tràm hoặc cây ổi để cho đất nghỉ.

Nông dân trồng dứa hữu cơ và con đường học hỏi không ngừng nghỉ

Nông dân và anh Hạnh (áo xanh ngoài cùng bên phải) cùng trao đổi về kỹ thuật trồng, xử lý bệnh hại trên cây dứa.

Thấy cây dứa là nông dân phấn khởi lắm.
Thấy cây dứa là nông dân phấn khởi lắm.

Đau đáu với vấn đề ô nhiễm môi trường do các phụ phẩm từ cây dứa, khi dứa chín đồng loạt, không bán hết được quả tươi, làm sao để tăng thu nhập cho người nông dân - anh Hạnh và các cộng sự đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm từ những đơn vị khác và thử nghiệm sản xuất. Cuối cùng, nhóm đã tìm ra cách xử lý lá dứa, sản xuất thành sợi vải.

Công ty Ecosoi ra đời với sứ mệnh cung cấp xơ, sợi, vải dứa chất lượng cao cho ngành thời trang và may mặc bền vững, giúp giảm phát thải khí nhà kính, tạo sinh kế cho nông dân và nâng cao giá trị của cây dứa Việt Nam. Sản phẩm sợi dứa đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ…

Thăm xưởng sản xuất sợi dứa của nhà máy Ecosoi
Thăm xưởng sản xuất sợi dứa của nhà máy Ecosoi.

Quả dứa tươi được chế biến thành mứt dứa, bánh dứa, dứa sấy dẻo, dứa đông lạnh. Vỏ dứa được tận dụng để làm enzym chất tẩy rửa, nước rửa bát. Nhóm nông dân và các cán bộ thành phố Vị Thanh đều rất phấn khởi và hào hứng trong cả chuyến đi vì học được nhiều điều mới, có thể áp dụng ngay tại địa phương mà không có bất kỳ khó khăn nào. Điều quan trọng nhất là nông dân nhận thức được sản xuất hữu cơ chính là một phương pháp canh tác bền vững, bảo vệ đất để quả dứa (khóm) có thể sống mãi tại mảnh đất Vị Thanh.

Anh Hạnh – Giám đốc HTX Hạnh Phúc giới thiệu về mô hình hợp tác xã và công ty sợi ECOSOI.
Anh Hạnh – Giám đốc HTX Hạnh Phúc giới thiệu về mô hình hợp tác xã và công ty sợi ECOSOI.

Trong buổi thảo luận chung, nông dân xã Hỏa Tiến quyết tâm thực hiện sản xuất dứa hữu cơ, tự ủ phân bón, cải tạo đất, chia sẻ thông tin tới những hộ dân xung quanh để cùng canh tác dứa bền vững, trước tiên là giảm thiểu sử dụng hóa chất. Anh Hạnh – Giám đốc Hợp tác xã Hạnh Phúc cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ nông dân Vị Thanh hết sức mình khi cần và chuyển giao công nghệ sản xuất sợi từ lá dứa để nâng cao thu nhập cho người dân cũng như lên kế hoạch hợp tác lâu dài sau này giữa hai vùng.

Các cán bộ dự án và cán bộ địa phương cũng có thêm những góc nhìn mới để hỗ trợ người dân, định hướng phát triển vùng dứa không chỉ tại xã Hỏa Tiến mà còn cả thành phố Vị Thanh: nâng cao năng lực cho hợp tác xã, đầu tư máy móc, phương tiện sản xuất và tuyên truyền xây dựng vùng sản xuất khóm sạch, khóm hữu cơ bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. CODAS cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng với nông dân dự án, hỗ trợ và tư vấn để nông dân thay đổi tư duy sản xuất, cách thức sản xuất bền vững, đạt được chứng nhận hữu cơ châu Âu cho cây khóm Queen, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tăng thu nhập từ cây khóm.

Nông dân trồng dứa hữu cơ và con đường học hỏi không ngừng nghỉ
Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Công ty Nafoods.

Ngoài ra, đoàn đã tham quan, làm việc với Nhà máy Chế biến rau quả xuất khẩu Nafoods tại Nghệ An với diện tích 5ha, công suất 10.000 tấn/năm, chuyên sản xuất các sản phẩm trái cây (dứa, đu đủ, chanh leo, chuối…) sấy dẻo, nước ép cô đặc, nước ép puree, đông lạnh IQF… Chuyến đi cũng mở ra cơ hội hợp tác giữa hai bên để tìm đầu ra cho sản phẩm dứa của nông dân, tăng giá trị chuỗi nông sản đồng thời xây dựng, mở rộng vùng nguyên liệu cao cấp cho nhà máy.

Buổi họp tổng kết chuyến tham quan thực địa và chia sẻ vô cùng tâm huyết của nông dân và các cán bộ dự án, các cán bộ địa phương của thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang.
Buổi họp tổng kết chuyến tham quan thực địa và chia sẻ vô cùng tâm huyết của nông dân và các cán bộ dự án, các cán bộ địa phương của thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang.

Kết thúc chuyến thăm quan, làm việc, lãnh đạo thành phố Vị Thanh và nông dân đều có niềm tin sẽ cùng chung tay thay đổi phương thức canh tác của nông dân sang sản xuất hữu cơ, áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và giảm thiểu hóa chất độc hại trong sản xuất khóm tại Vị Thanh - Hậu Giang.

Bài liên quan

Kiểm tra thực địa mô hình dứa hữu cơ tại thành phố Vị Thanh

Kiểm tra thực địa mô hình dứa hữu cơ tại thành phố Vị Thanh

Tổ Chức Liên Minh Nauy phối hợp với Phòng Kinh tế của thành phố Vị Thanh và Ủy ban nhân dân xã Hỏa Tiến đã tổ chức một buổi kiểm tra thực địa nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình khóm hữu cơ tại Ấp Thạnh Xuân, thuộc xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vai trò của ứng dụng sinh học trong sản xuất cà phê hữu cơ

Vai trò của ứng dụng sinh học trong sản xuất cà phê hữu cơ

Hiện nay, trong quá trình canh tác, người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm. Trong số đó, bệnh hại và dịch hại là những vấn đề đã và đang làm đau đầu cả những người trồng cà phê và các cấp quản lý bệnh dịch hại cây trồng.
Huyện Cái Nước hứa hẹn vụ mùa bội thu bất chấp mưa lũ

Huyện Cái Nước hứa hẹn vụ mùa bội thu bất chấp mưa lũ

Nông dân Cái Nước chủ động ứng phó, bảo vệ thành công diện tích lúa - tôm trước mưa lớn nhờ các biện pháp hiệu quả.
Hưng Yên: Vượt khó mùa lộc thu, vun đắp vụ vải bội thu

Hưng Yên: Vượt khó mùa lộc thu, vun đắp vụ vải bội thu

Nông dân Hưng Yên đang nỗ lực chăm sóc vườn vải trong giai đoạn lộc thu, hướng tới một vụ mùa bội thu.
Quảng Ngãi: Khai thác tiềm năng nuôi thủy sản ven biển

Quảng Ngãi: Khai thác tiềm năng nuôi thủy sản ven biển

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt sản lượng nuôi thủy sản ven biển 800 tấn từ hơn 2.500 lồng nuôi, đồng thời tập trung giải quyết các thách thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao.
Xoài cát Hòa Lộc biến đất cằn thành "mỏ vàng"

Xoài cát Hòa Lộc biến đất cằn thành "mỏ vàng"

Người dân Xuân Trường đã chuyển đổi từ trồng xoài 3 mùa mưa kém hiệu quả sang trồng xoài cát Hòa Lộc, áp dụng quy trình VietGAP và sản xuất xoài nghịch vụ, mang lại thu nhập cao lên tới 300-400 triệu đồng/ha/năm.
Điểm sáng nông nghiệp với những mô hình "triệu đô"

Điểm sáng nông nghiệp với những mô hình "triệu đô"

Huyện Hà Trung đang vươn lên mạnh mẽ nhờ sự đổi mới trong nông nghiệp, áp dụng cách làm sáng tạo, khoa học kỹ thuật và liên kết sản xuất mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Lào Cai nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Lào Cai nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Lào Cai đang nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tuy nhiên còn nhiều thách thức như chi phí chứng nhận cao, sản xuất nhỏ lẻ, nhận thức hạn chế và khó khăn trong quản lý.
Tân Trụ bội thu vụ lúa Hè Thu 2024: Năng suất cao, giá tốt

Tân Trụ bội thu vụ lúa Hè Thu 2024: Năng suất cao, giá tốt

Huyện Tân Trụ, Long An, đang thu hoạch vụ lúa Hè Thu 2024 với năng suất đạt từ 6,2-7 tấn/ha, trong khi giá lúa ổn định cao hơn năm trước.
Dịch sâu đầu đen đe dọa ngành dừa Đồng bằng sông Cửu Long

Dịch sâu đầu đen đe dọa ngành dừa Đồng bằng sông Cửu Long

Dịch sâu đầu đen đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành dừa Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tây Ninh: Phát triển kinh tế từ truyền thống

Tây Ninh: Phát triển kinh tế từ truyền thống

Tây Ninh đang tập trung phát triển các làng nghề truyền thống như một chiến lược quan trọng để khai thác tiềm năng địa phương và thúc đẩy kinh tế.
Cần Thơ: Nâng tầm sản xuất lúa, vươn xa trên thị trường gạo quốc tế

Cần Thơ: Nâng tầm sản xuất lúa, vươn xa trên thị trường gạo quốc tế

Cần Thơ đang đẩy mạnh sản xuất lúa gạo chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu, bằng việc xây dựng các cánh đồng áp dụng quy trình canh tác tiên tiến và công nghệ hiện đại.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính