Thứ tư 16/07/2025 05:26Thứ tư 16/07/2025 05:26 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từ hộ trồng ớt nhỏ lẻ, ông Nguyễn Cư (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi) đã vươn lên trở thành chủ cơ sở ươm cây giống quy mô lớn, cung ứng cho nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn lan tỏa tri thức, hỗ trợ bà con nông dân sản xuất hiệu quả, từng bước cải thiện sinh kế bền vững từ chính mảnh đất quê hương.
Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Ông Nguyễn Cư (bên phải) dành trọn tâm huyết để nâng tầm cây giống địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Trong hành trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, nhiều nông dân tại Quảng Ngãi đã không ngừng tìm tòi, đổi mới cách làm để vươn lên làm giàu chính đáng. Nổi bật trong số đó là ông Nguyễn Cư, người đã thắp lên "ngọn lửa xanh" từ nghề ươm cây giống, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa lan tỏa cảm hứng cho cộng đồng nông thôn.

Thành công nhờ đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp

Với hơn 10 năm gắn bó với nghề ươm cây giống, ông Nguyễn Cư đã xây dựng cho mình một mô hình sản xuất hiệu quả, vận dụng linh hoạt kiến thức nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn. Từ xuất phát điểm là người trồng ớt đơn lẻ, trải qua nhiều lần thất bại do thiếu cây giống chất lượng, ông Cư đã chủ động tìm hiểu kỹ thuật ươm giống, từ đó mở rộng quy mô và chủng loại cây trồng.

Trước đây làm bầu giống bằng lá chuối, cây giống chỉ đủ bán cho bà con quanh vùng, thu nhập chỉ vừa đủ tiền chợ hằng ngày. Nhưng nhờ học hỏi, đầu tư thêm nhà lưới, máy gieo hạt, xe tải vận chuyển…, giờ tôi có thể cung cấp cây giống cho nhiều tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên”, ông Cư chia sẻ.

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Hệ thống gieo hạt tự động giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây giống.

Không chỉ sản xuất các giống truyền thống, ông còn mạnh dạn thí điểm các giống cây mới như ớt sừng vàng, cà chua lai giống Ấn Độ – những loại cây được cho là khó thích nghi với điều kiện khí hậu miền Trung. Đặc biệt, 500 cây cà chua giống mới đã được ông trồng thử nghiệm trong nhà lưới và cho kết quả khả quan: phát triển tốt, kháng bệnh tốt, năng suất đạt từ 25-30 tấn/ha.

Cây cà chua này hiệu quả kinh tế rất cao, không phải giống ghép. Tôi từng thấy mô hình này ở Đà Lạt và thấy rất thành công. Nên về Quảng Ngãi, tôi quyết định thử nghiệm. Nếu hợp điều kiện khí hậu thì tôi sẽ ươm giống để bà con có thể trồng và tăng thu nhập”, ông Cư nói thêm.

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Mỗi cây giống là kết quả của sự kiên trì và không ngừng học hỏi của ông Cư.

Không dừng lại ở sản xuất, ông Nguyễn Cư luôn chủ động quan sát nhu cầu thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng cây giống và giữ giá thành ổn định để giảm gánh nặng cho nông dân. Mỗi năm, vườn ươm của ông xuất ra thị trường hàng chục ngàn cây giống, đặc biệt là 25kg hạt giống ớt, mang lại doanh thu đáng kể và tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Lan tỏa giá trị và gắn kết cộng đồng từ một mô hình nông nghiệp bền vững

Vươn lên từ gian khó, ông Nguyễn Cư hiểu rõ những nhọc nhằn của người nông dân. Chính vì vậy, ông không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi mà còn trở thành người bạn đồng hành của nhiều hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng trọt, hỗ trợ vật tư và thậm chí là vốn để bà con đầu tư sản xuất.

Chị Bùi Thị Hồng (Thôn Phú Thịnh, xã Tịnh Châu), một người lao động làm việc tại vườn ươm cho biết: “Ở đây thì thu nhập cũng được, có thể trang trải sinh hoạt hàng ngày, đi chợ, quán xá cũng ổn định”.

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Mô hình ươm cây giống không chỉ phát triển nông nghiệp mà còn tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho người dân, ông Cư còn giúp nông dân tiếp cận các giống cây chất lượng, dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai địa phương. Nhờ vậy, mô hình sản xuất nhỏ lẻ của các hộ dân dần chuyển biến theo hướng chuyên canh có kỹ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

Ông Bùi Vạn Khoa (Chủ tịch Hội Nông dân TP. Quảng Ngãi) đánh giá: “Ông Nguyễn Cư là một nông dân rất tiêu biểu, luôn đồng hành hỗ trợ bà con sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông còn hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đưa đời sống kinh tế của người dân đi lên. Đây là mô hình cần được khuyến khích và nhân rộng”.

Chính tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa thực hành và khoa học công nghệ đã giúp ông Cư không chỉ khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cây giống mà còn đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Ông đã được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh và đang được đề nghị công nhận nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương.

Câu chuyện làm giàu của ông Nguyễn Cư là minh chứng sống động cho sự chuyển mình của người nông dân trong thời kỳ hội nhập. Không chỉ là người sản xuất mà còn là người sáng tạo, người hướng dẫn và là trụ cột trong hệ sinh thái nông nghiệp địa phương. Từ bàn tay, khối óc và trái tim đầy nhiệt huyết, ông đã và đang gieo những mầm xanh không chỉ trên luống đất, mà còn trong lòng người – những người nông dân đang từng bước đi lên từ chính mảnh đất quê hương mình.

Bài liên quan

Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố trên cả nước, xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân của tỉnh, thành phố.
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ từ Nghị quyết 68

Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ từ Nghị quyết 68

Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, biến nó trở thành động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa

Đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về giống và vật tư nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất mà còn góp phần chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững và có trách nhiệm. Thứ trưởng kỳ vọng, sẽ có thêm nhiều chương trình hợp tác cụ thể giữa các hiệp hội, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: chia sẻ nguồn gen, phát triển giống bản địa quý, nghiên cứu vật tư sinh học, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa giữa các nước.
Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá giai đoạn 2020 – 2025, cùng với phát triển một số cây trồng chủ lực, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã xác định một số cây trồng thế mạnh, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hoá, phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo chuyển biến tích cực cho sinh kế của người dân địa phương.
Phát triển nông thôn bền vững với mô hình nông nghiệp sạch

Phát triển nông thôn bền vững với mô hình nông nghiệp sạch

Kiên định với mục tiêu phát triển nông thôn mới bền vững, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực xây dựng nhiều mô hình hợp tác xã nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 2.300 - 2.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không thay đổi, cà phê tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Với niềm đam mê nông nghiệp, Vi Thị Ánh đã mạnh dạn đưa cây nghệ nếp đỏ chinh phục vùng đất sỏi đá, nâng cao thu nhập cho bản thân cũng như những hộ dân trên quê hương. Đưa các sản phẩm từ nghệ nếp đỏ ra chinh phục thị trường trong nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính