Thịt thú rừng vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi |
Hằng năm trên lãnh thổ Việt Nam vẫn diễn ra hàng chục cuộc vận động chung tay bảo vệ thú rừng. Nhưng đáng buồn những cuộc vận động đó không thể ngăn nổi sự thật là máu của rừng vẫn chảy, thịt thú vẫn chui lọt kẽ hở của pháp luật để bày trên những bàn tiệc. Với thông điệp "Thịt rừng và nguy cơ dịch bệnh", chiến dịch nêu bật 3 nguy cơ chính gắn liền với hành vi tiêu thụ thịt động vật hoang dã, bao gồm: Nguy cơ sức khỏe cộng đồng; nguy cơ vi phạm pháp luật trong nước, quốc tế và nguy cơ tác động tiêu cực tới thiên nhiên. Chiến dịch được triển khai từ ngày 21/12/2023 và xuyên suốt với nhiều hoạt động truyền thông trực tuyến và tại nhiều địa phương.
Nguyên nhân chính của sự tuyệt chủng là do nhu cầu dùng động vật hoang dã làm thức ăn, làm thuốc, nuôi làm cảnh hoặc làm đồ trang trí. Chính vì vậy đã tăng nhu cầu sử dụng động vật hoang dã và làm gia tăng buôn bán, săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép.
Đất nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho mục đích phát triển rồi hoạt động săn bắt trái phép đang đẩy các loài động vật hoang dã vào nguy cơ tuyệt chủng. Nếu chúng ta không nhanh, không có các biện pháp ngăn chặn thì chúng ta không còn cơ hội để bảo tồn các loài động vật hoang dã này nữa. Nhu cầu liên tục đối với các sản phẩm này dẫn đến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng quần thể các loài trong tự nhiên tại Việt Nam, đồng thời tạo áp lực đến quần thể động vật hoang dã ở các nước láng giềng.
Theo ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học, để đạt được mục tiêu giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng, phải có một sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và hành vi của từng cá nhân, chuẩn mực, quan niệm xã hội. Hành vi tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã phải được coi là không thể chấp nhận được trong xã hội. Chúng ta cần tất cả người dân chấm dứt hành động trên để ngăn ngừa các nguy cơ đại dịch và rủi ro cho sức khỏe cộng đồng, đồng thời đảm bảo cơ hội sinh tồn cho quần thể các loài động vật hoang dã trong tự nhiên.
Hiện nay có nhiều công nghệ trong việc tuần tra, bảo vệ rừng đã được nhiều nơi áp dụng để giám sát. Camera thông minh được gắn trong rừng. Nhân viên được giao nhiệm vụ tuần tra dùng app để thu thập dữ liệu trên điện thoại thông minh. Với chiếc điện thoại, họ giám sát đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã. Nếu có người xuất hiện ra vào trong rừng thì thông tin chuyển về cho người theo dõi, bảo vệ rừng để họ có biện pháp xử lý.
Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học được xây dựng và triển khai với mục tiêu giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã thông qua thay đổi hành vi và quan niệm xã hội về thịt thú rừng như tê tê, chồn và các loài khác. Đây là một trong bốn chiến lược chủ chốt nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên./.