Thứ ba 06/05/2025 21:35Thứ ba 06/05/2025 21:35 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với việc triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân các cấp tỉnh Thanh Hóa, đến nay, nhiều cán bộ, hội viên nông dân đã thay đổi nhận thức, hành vi trong bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa
Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư và hỗ trợ thùng đựng rác thải, chế phẩm sinh học.

552 cơ sở Hội có mô hình về bảo vệ môi trường

Ông Vũ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá cho biết: Phát huy vai trò nòng cốt của hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia nhiều hoạt động BVMT như: Tập huấn xử lý rơm rạ sau thu hoạch; sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất, xử lý chất thải, nước thải, mùi trong chăn nuôi; xây dựng tổ tự quản bảo vệ môi trường. Nhờ đó, 552/552 cơ sở Hội đều đã xây dựng được ít nhất 1 mô hình về BVMT.

Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về BVMT với 11.597 lượt người tham gia; phát 2.354 pano, khẩu hiệu, 6.589 tờ rơi; tổ chức ra quân khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm được 206.576m; trồng gần 100.000 cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát và 20.126 cây ăn quả các loại.

Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn triển khai xây dựng mô hình “Thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư”, hỗ trợ thùng đựng rác thải, chế phẩm sinh học và bể ủ rác hữu cơ thành phân bón tại các địa phương trong tỉnh; triển khai Dự án “Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học năm 2024” với quy mô 8.900 con gà thương phẩm cho 20 hộ dân tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân; xây dựng mô hình điểm “Hội Nông dân ứng dụng công nghệ sinh học xử lý phế, phụ phẩm trong trồng trọt, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn” tại xã Trung Chính (huyện Nông Cống), hỗ trợ 5.000 gói chế phẩm cho 198 hộ nông dân tham gia mô hình với diện tích 150ha.

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng thùng rác hữu cơ cho hội viên nông dân.

Các cấp Hội Nông dân cũng lồng ghép các chương trình, dự án, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả, bền vững gắn với BVMT, như: Mô hình liên kết chăn nuôi vịt hữu cơ tại xã Hà Vinh (huyện Hà Trung); mô hình gà an toàn sinh học tại xã Minh Sơn (huyện Ngọc Lặc).

Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 110 mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học dày; 165 mô hình “Lên men thức ăn chăn nuôi”; 165 mô hình kỹ thuật “Xử lý rơm rạ ngoài ruộng”; 110 mô hình kỹ thuật “Nuôi trùn quế” và “Nuôi sâu canxi”; duy trì hoạt động của Tổ thu gom rác thải theo định kỳ hàng tháng.

Nhờ công tác tuyên truyền tốt và xây dựng các mô hình nông dân bảo vệ môi trường hoạt động hiệu quả đã thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa
Hội viên nông dân tham gia dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ, xóm.

Nhiều điển hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường

Từ khi Hội Nông dân các cấp triển khai xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường đã xuất hiện nhiều điển hình như Hội Nông dân TP. Thanh Hoá đã hỗ trợ cải tạo 6.642 vườn hộ, chỉnh trang 432 vườn mẫu. Đây là các khu vườn có thiết kế cảnh quan khoa học, có sơ đồ và đều ứng dụng tưới tiết kiệm. Bên cạnh đó, mỗi khu vườn đều xây dựng một bể chứa rác hữu cơ trong sinh hoạt gia đình, cùng xác cây hoa màu sau thu hoạch hoặc cỏ dọn tại vườn, sử dụng chế phẩm vi sinh lên men thành phân bón hữu cơ, bón cho chính cây trồng trong vườn. Đến nay, đã có trên 10.000 hộ gia đình có vườn xây dựng bể ủ, nhờ đó, rác thải sinh hoạt hàng ngày sau khi được phân loại, 65% lượng rác thải sinh hoạt được cho vào bể ủ, giúp giảm gánh nặng trong thu gom, chi phí vận chuyển, giảm tải cho các bãi rác tập trung và tận dụng làm phân bón, được ví như một nguồn tài nguyên tái sinh.

Một trong những mô hình tiêu biểu trong công tác BVMT nữa là Hội Nông dân huyện Thiệu Hoá, vận động 1.370 hộ chăn nuôi trên địa bàn xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi.

Hội Nông dân huyện đã tập huấn cho 1.248 hộ chăn nuôi trên địa bàn các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi; vận động trên 2.000 hộ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch; hỗ trợ 230 thùng nhựa phân loại rác thải, chế phẩm sinh học trị giá hơn 100 triệu đồng để xử lý rác hữu cơ thành phân bón và xử lý mùi hôi trong chăn nuôi; tổ chức thực hiện hiệu quả mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.

Hiện nay, 100% các xã, thị trấn ở huyện Thiệu Hóa đã xây dựng được bể bê tông thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật là trên 2.200 bể; duy trì tổ thu gom rác thải tại các xã, thị trấn và mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất, xử lý chất thải trong sinh hoạt ở địa bàn nông thôn.

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa
Hội Nông dân tổ chức cho hội viên nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm trên địa bàn.

Theo ông Vũ Tiến Dũng, để công tác tuyên truyền BVMT nhận được sự đồng tình và tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người nông dân, đòi hỏi phải có kế hoạch tổ chức bài bản, cụ thể, chi tiết, gắn với nhu cầu thực tế đời sống sinh hoạt, sản xuất của từng hội viên, nông dân, gia đình, địa bàn, đồng thời cần sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương. Ngoài ra, còn có những nỗ lực của cán bộ, hội viên nông dân đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của cán bộ, hội viên, nông dân, hướng tới lối sống thân thiện với môi trường, đồng thời khẳng định vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội Nông dân trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

“Trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia các mô hình BVMT trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, phát triển, nhân rộng các mô hình, hoạt động, cách làm hay về BVMT nông thôn, nông nghiệp, đặc biệt là các hoạt động, mô hình về phân loại rác thải rắn sinh hoạt gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học công nghệ, giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế hữu cơ” - ông Vũ Tiến Dũng thông tin thêm.

Bài liên quan

Kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật

Kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật

Bộ Công an ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BCA ngày 14/4/2025 quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân. Theo đó, việc kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Hơn 15.000 nông dân hưởng lợi từ Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại

Hơn 15.000 nông dân hưởng lợi từ Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại

Đó là con số được nhận định trong Hội thảo tổng kết năm 2024 và lập kế hoạch năm 2025 chương trình Hỗ trợ Rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức ngày 16/4/2025.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025

Vừa qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân năm 2025 với 7 nội dung trọng tâm.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và mật độ chăn nuôi đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải chăn nuôi. Với thành phần phức tạp và hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải chăn nuôi nếu không được quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành mối đe dọa toàn cầu, việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với tự nhiên đang là nhu cầu cấp thiết. Tại Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vai trò không chỉ trong việc cung cấp thực phẩm an toàn mà còn trong việc góp phần tái tạo và gìn giữ môi trường sống.
Thẻ vàng, thẻ đỏ trong khai thác hải sản: Biện pháp bảo vệ đại dương

Thẻ vàng, thẻ đỏ trong khai thác hải sản: Biện pháp bảo vệ đại dương

Trong khi nguồn lợi hải sản trên toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng lớn từ hoạt động khai thác quá mức, khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), việc áp dụng các biện pháp quản lý mạnh mẽ và hiệu quả trở nên cấp thiết. Một trong những công cụ quan trọng và có tính răn đe cao trong nỗ lực này chính là hệ thống "thẻ vàng" và "thẻ đỏ" được Liên minh châu Âu (EU) triển khai. Đây không chỉ là những cảnh báo mang tính biểu tượng mà còn là những đòn trừng phạt kinh tế nặng nề, buộc các quốc gia phải thay đổi hành vi khai thác, hướng đến sự bền vững cho đại dương.
Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Sau sự cố hai tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu , khiến khu vực nuôi thủy sản của người dân tại ba xã Tam Thôn Hiệp, Thạnh An và Long Hòa bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1,2 tấn thủy sản. Người dân được khuyến cáo tạm ngưng khai thác nước, thủy sản tại những khu vực xuất hiện vết dầu trước khi sự cố được xử lý.
Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Đại dương bao la, với vẻ đẹp huyền bí và nguồn tài nguyên vô tận, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sống và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, sâu thẳm dưới những con sóng dữ dội và những rạn san hô rực rỡ, một mối nguy hiểm âm thầm đang lan rộng, đe dọa sự cân bằng mong manh của hệ sinh thái biển, đó chính là vi nhựa. Những mảnh vụn nhựa li ti, với kích thước nhỏ hơn 5mm, đang tích tụ ngày càng nhiều ở đáy biển, tạo thành một "sa mạc nhựa" vô hình, mang theo những hiểm họa khôn lường cho môi trường và cả sức khỏe con người.
Kỳ thú Đảo Cò

Kỳ thú Đảo Cò

​Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.
Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Tỉnh Quảng Bình vừa triển khai hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025...
Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng: Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng cơn "mưa vàng" ngày 24/4 vừa qua đã kịp thời giải nhiệt, cứu cánh cho cây trồng khỏi khô héo. Tuy nhiên, lượng mưa này còn quá ít so với nhu cầu sản xuất vụ mùa tới. Giữa bối cảnh ấy, Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đang ngày đêm nỗ lực điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Chiều 25/4, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ công bố quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bình Thuận sắp có nhà máy xử lý rác 1.750 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản

Bình Thuận sắp có nhà máy xử lý rác 1.750 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản

Công ty PT SHINKO đầu tư khoảng 1.750 tỷ đồng xây dựng nhà máy xử lý rác bằng công nghệ Nhật Bản. Nhà máy có công suất xử lý 500 tấn rác/ngày, sử dụng công nghệ đốt phát điện và xử lý được tất cả các loại rác.
Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính