Thứ sáu 02/05/2025 21:26Thứ sáu 02/05/2025 21:26 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 25 km, có một vườn nho đặc biệt đang mang lại trái ngọt cho gia đình ông Ma Văn Lê, người uy tín của xóm Đông Sơn. Trong khi nhiều người vẫn hoài nghi việc trồng nho ở vùng núi cao, thì ông Lê bằng đam mê, sự kiên trì và quyết tâm đã chứng minh sự thành công của mình, góp phần lan tỏa tư duy nông nghiệp mới, hiện đại ở vùng cao Cao Bằng.
Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Vườn nho của ông Ma Văn Lê, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình có trên 1.200 gốc, được chăm sóc theo mô hình sản xuất hữu cơ.

Sinh ra và lớn lên ở nông thôn ít ruộng đất, ông Ma Văn Lê (sinh năm 1965), luôn trăn trở làm sao để thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ chính mảnh đất của quê hương mình. Từng có thời gian dài tham gia công tác xã hội và là người có uy tín trong cộng đồng, ông Lê thấu hiểu, muốn thay đổi diện mạo nông thôn, phải bắt đầu từ chính sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân.

Từ năm 2022, ông Lê bắt đầu tìm hiểu và học hỏi mô hình trồng nho công nghệ cao ở các tỉnh phía nam. Với sự hỗ trợ từ chính quyền xã Minh Tâm, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Nguyên Bình, ông đã mạnh dạn cải tạo 3.000 m2 đất đồi, đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt và giống nho ăn tươi chất lượng cao, chủ yếu là giống nho sữa và nho Hạ Đen (nguồn gốc Hàn Quốc) và một số giống nho đỏ, nho ngón tay.

Không giống như ở đồng bằng, khí hậu vùng núi với nền nhiệt thấp, thường có sương mù dày đặc vào mùa đông, địa hình dốc khiến việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự cần cù và quyết tâm, ông Lê đã biến những thách thức trở thành cơ hội. Toàn bộ diện tích vườn nho được làm luống cao, xây rãnh thoát nước nhằm tránh ngập úng mùa mưa và chống hạn vào mùa khô. Ngoài ra, việc chọn giống và ươm giống được ông đặc biệt chú trọng. Ông chia sẻ "Tôi nhập giống từ nhà vườn uy tín, sau đó tự ươm trong bầu ươm 15 - 20 ngày, chọn những cây khỏe mới đem ra trồng”.

Hiện tại, vườn nho của ông Lê có trên 1.200 gốc, được chăm sóc theo mô hình hữu cơ, sử dụng phân vi sinh. Nhờ áp dụng kỹ thuật đúng cách và chăm sóc cẩn thận, cây nho sinh trưởng tốt, sai quả, chùm đều, vỏ bóng, ngọt đậm, không rụng cuống như một số nơi khác.

Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Năm 2023, vườn nho của ông Ma Văn Lê, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình cho thu hoạch vụ đầu gần 1,5 tấn quả, bán được trên 120 triệu đồng.

Vụ thu hoạch đầu tiên vào tháng 9 năm 2023 cho gia đình ông gần 1,5 tấn quả nho, giá bán trung bình 80.000 - 100.000 đồng/kg, được tiêu thụ hết tại địa phương, thu về trên 120 triệu đồng.

Không dừng lại ở việc trồng và bán nho tươi, ông Lê đang hướng tới sản xuất rượu nho, nước ép nho và chế biến nho khô. Thấy được kết quả ngoài mong đợt, ông mong muốn liên kết với các hộ dân địa phương để hình thành vùng trồng nho tập trung tại xã Minh Tâm. Ông nói “Tôi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, hỗ trợ cây giống để bà con cùng phát triển. Làm nông nghiệp không thể làm đơn lẻ, phải hợp tác thì mới có thương hiệu, mới thu hút được thị trường”.

Ông Lê thừa nhận để có kết quả như hôm nay, nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đã hỗ trợ cho bước khởi nghiệp của mình. Ông Lương Thanh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội ( CSXH) huyện Nguyên Bình khẳng đinh, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện, ông Lê là một trong những hộ dân phát huy hiệu quả đồng vốn. Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tuyên truyền về các chương trình cho vay của ngân hàng, đồng thời rà soát, lập danh sách hộ dân có tiềm năng nhưng do thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất.

Xác định rõ vai trò của mô hình, chính quyền xã Minh Tâm và huyện Nguyên Bình đã hỗ trợ ông Lê tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi, kết nối tiêu thụ sản phẩm và mời các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật theo định kỳ.

Ông Lục Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Minh Tâm, chia sẻ “Mô hình nho của ông Lê mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp của xã, là điểm đến học tập, trải nghiệm cho nông dân. Xã đang vận động thêm các hộ, nhất là đoàn viên thanh niên cùng tham gia, để xây dựng thương hiệu nho Minh Tâm”.

Với tầm nhìn dài hạn, ông Lê đang chuẩn bị mở rộng thêm 2.000 m2 đất trồng nho, xây dựng khu du lịch sinh thái gắn với vườn nho, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách đến với huyện Nguyên Bình. Ông khẳng định “Ở Minh Tâm không chỉ có đá, có núi mà còn có thể có nho ngọt. Tôi muốn biến mảnh đất này thành nơi mọi người đến để được thưởng thức vị ngọt của trái nho và sự nồng hậu của con người nông thôn miền núi”.

Từ những luống nho đầu tiên mọc lên giữa núi đồi Đông Sơn, đến giàn nho sai trĩu quả hôm nay là cả một hành trình dài của niềm tin, của sự dấn thân, học hỏi và chia sẻ. Câu chuyện của ông Ma Văn Lê không chỉ là một mô hình kinh tế hiệu quả mà còn là nguồn cảm hứng về tinh thần vượt khó, về khát vọng làm giàu từ chính đôi tay và trí tuệ của người nông dân miền núi. Hy vọng rằng, từ những trái ngọt Đông Sơn hôm nay, sẽ có thêm nhiều trái ngọt lan tỏa khắp miền quê Cao Bằng.

Bài liên quan

Trồng ớt xuất khẩu mở ra cơ hội cho nông dân làm giàu

Trồng ớt xuất khẩu mở ra cơ hội cho nông dân làm giàu

Từ năm 2018, tại Cao Bằng, Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp và Tư vấn Môi trường (Công ty DACE) Hà Nội thực hiện liên kết sản xuất với nông dân các xã vùng cao huyện Hà Quảng nơi từng được gọi là vùng đất “khô khát, khắc nghiệt” của Cao Bằng, hay thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An để trồng cây ớt đã mở ra hướng sản xuất mới theo chuỗi gía trị. Cây ớt cay chỉ thiên, một loại cây gia vị nhỏ bé nhưng tiềm năng lớn, đã giúp bà con nơi đây có thu nhập ổn định, đưa hương vị bản địa xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Cao Bằng: Nhiều quyết sách được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XVII

Cao Bằng: Nhiều quyết sách được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XVII

Ngày 28/4, HĐND tỉnh Cao Bằng khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 30 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số báo cáo, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực pháp chế và kinh tế - ngân sách.
Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng: Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng cơn "mưa vàng" ngày 24/4 vừa qua đã kịp thời giải nhiệt, cứu cánh cho cây trồng khỏi khô héo. Tuy nhiên, lượng mưa này còn quá ít so với nhu cầu sản xuất vụ mùa tới. Giữa bối cảnh ấy, Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đang ngày đêm nỗ lực điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch VOAA và ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch VOAA trao Quyết định kết nạp hội viên Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho các ông Vũ Văn Quân, Trần Văn Đông chủ trang trại nuôi cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Trong những năm gần đây, làn sóng tiêu dùng xanh, bền vững và quan tâm đến sức khỏe đã lan rộng khắp thế giới, tạo cơ hội lớn cho các quốc gia sở hữu lợi thế về nông sản tự nhiên và sản xuất hữu cơ. Việt Nam một quốc gia với hệ sinh thái nông nghiệp phong phú, khí hậu đa dạng và bề dày truyền thống canh tác đang từng bước ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu với những đặc sản hữu cơ mang đậm bản sắc vùng miền.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản nổi tiếng của miền Bắc, từ lâu đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Không chỉ là một loại quả tráng miệng quen thuộc, cam Canh còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, một đặc sản nức tiếng của vùng đất Phú Thọ, từ lâu đã khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, bưởi Đoan Hùng còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn.
Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù, một cái tên nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại ẩn chứa cả một câu chuyện về hương vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Đây không chỉ là một loại lương thực đơn thuần, mà còn là một đặc sản, một niềm tự hào của người dân nơi đây, mang trong mình những giá trị văn hóa và kinh tế sâu sắc.
Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đã trở thành một trong những hướng đi bền vững để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh giai đoạn 2020 – 2025”, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
T.P Bảo Lộc (Lâm Đồng): 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đã được chứng nhận

T.P Bảo Lộc (Lâm Đồng): 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đã được chứng nhận

UBND thành phố Bảo Lộc( Lâm Đồng) cho biết, trong thời gian qua, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Mô hình trồng măng hữu cơ đem lại hiệu quả và bền vững tại Đà Nẵng

Nghề trồng măng, một nghề truyền thống lâu đời, đã trở thành nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho nhiều hộ nông dân tại thôn Nam Thành, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Thái Bình, một tỉnh đồng bằng ven biển, nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát. Trong những năm gần đây, người nông dân Thái Bình đã và đang triển khai mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua, một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính