Thứ năm 23/01/2025 18:15Thứ năm 23/01/2025 18:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Vaccine là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP). Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT).

“Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y tại Việt Nam” là chủ đề diễn đàn do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thú y, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cùng các đơn vị liên quan tổ chức tổ chức ngày 28/12/2024, nhằm tạo không gian đối thoại chuyên sâu giữa các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, chủ trang trại và người chăn nuôi trong việc ứng dụng những tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y vào phòng, chống hiệu quả dịch bệnh động vật tại Việt Nam.

Trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Vaccine là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP). Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.

Thời gian qua, nhờ sự không ngừng cải tiến và các kết quả nghiên cứu vaccine qua nhiều thế kỷ, cả con người và vật nuôi đều được hưởng lợi, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an ninh lương thực thế giới. “Song hành với ngành chăn nuôi là công nghiệp vaccine”, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, khẳng định.

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y; đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022.

Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất thành công và chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, đánh dấu 1 thành tựu lớn được cả thế giới công nhận.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam
Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, đánh giá, thời gian qua với sự vào cuộc đồng bộ từ của các cơ quan chuyên môn, hiệp hội, doanh nghiệp… công tác nghiên cứu, sản xuất, cung ứng vaccine được đảm bảo; góp phần không nhỏ quyết định đến việc kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân.

Trên cơ sở đó, trong thời gian tới Hiệp hội tiếp tục phối hợp với Cục Thú y và các doanh nghiệp để phát triển các loại vaccine thú y mới có hiệu lực, hiệu quả.

Ông Đặng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa
Ông Đặng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa

Theo Ông Đặng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, cho biết, tỉnh đã xác định đầu tư ngân sách để mua các loại vaccine quan trọng, đặc biệt là 5.000 liều vaccine dịch tả lợn Châu Phi của AVAC, vaccine H5N6 và các loại khác.

“Thanh Hóa luôn đi đầu trong công tác kiểm dịch, triển khai tiêm phòng cho cả hộ trang trại và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của cán bộ thú y. Đồng thời, chủ động dự trữ nguồn vaccine và triển khai phòng ngừa nhanh chóng để ngăn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Nhờ đó, Thanh Hóa hiện nay cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Thời gian tới, mong các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành cùng Bộ NN&PTNT, các sở, ban, ngành và địa phương để cải tiến chất lượng vaccine và đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời ngiảm chi phí sản xuất cho bà con nông dân”, Ông Đặng Văn Hiệp cho biết.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân
Ông Nguyễn Đăng Đại, Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên).

Ông Nguyễn Đăng Đại, Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên), cho biết, địa bàn là nơi đầu tiên phát hiện dịch tả lợn Châu Phi. Trong quá trình phòng, chống dịch, tỉnh đã kết hợp nhiều biện pháp để dập dịch.

Hiện Hưng Yên áp dụng 8 loại vaccine phòng, chống dịch, chia làm 2 giai đoạn trong năm, trên tổng thời gian 6 tháng. “Với những loại vaccine được đấu thầu, sử dụng vaccine là rất tốt”, ông Đại chia sẻ.

Ngoài dịch tả lợn Châu Phi, các bệnh khác như tụ huyết trùng, viêm da nổi cục, cúm gia cầm,… Hưng Yên đều kiểm soát và phòng, chống hiệu quả. Kể cả những ổ dịch nhỏ lẻ xuất hiện thời gian gần đây, địa phương cũng kịp thời phát hiện để ngăn ngừa, dập ổ dịch.

“Hưng Yên luôn quan tâm việc sử dụng vaccine từ nguồn ngân sách Nhà nước”, đại diện ngành thú y Hưng Yên nói, và hy vọng Bộ NN-PTNT, Cục Thú y cùng lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm đến việc tiêm phòng vaccine trên đàn vật nuôi.

Theo ông Nguyễn Đăng Đại, virus gây bệnh thay đổi nhanh. Do đó, công tác sản xuất, phân phối vaccine cần tiếp tục nêu cao tinh thần hiệu quả, hữu hiệu, sát thực địa để giúp ích cho người chăn nuôi.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, với tổng số 218 loại vaccine. Đặc biệt, Việt Nam đã tự sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022.

Đối với nhập khẩu, trong năm 2024, Việt Nam đã nhập 340 loại vaccine, trị giá 90 triệu USD. Trong đó, vaccine cho gia súc 85 sản phẩm, trị giá gần 60 triệu USD; Vaccine cho gia cầm 255 sản phẩm, trị giá gần 26 triệu USD. Các sản phẩm vaccine nhập khẩu của Việt Nam đa phần đến từ những tập đoàn đa quốc gia hiện sở hữu công nghệ sản xuất vaccine tiên tiến, an toàn hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Cũng theo Cục Thú y, đối với vấn đề hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng trong hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm vaccine thú y phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh mới nổi như viêm da nổi cục, viêm khớp MS,…. đồng thời, nhập khẩu vaccine thú y theo nhu cầu của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp để phòng, chống dịch bệnh trên động vật tại Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT và Cục Thú y luôn tạo điều kiện tối đa cũng như khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vaccine thú y của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm vaccine thú y đến các nước trong khu vực và quốc tế, từ đó góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu và trách nhiệm của Việt Nam với ngành thú y của thế giới.

Bài liên quan

Nghịch lý vaccine thú y "nội lạnh ngoại nóng"

Nghịch lý vaccine thú y "nội lạnh ngoại nóng"

Ngành sản xuất vaccine thú y của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, sở hữu công nghệ hàng đầu thế giới với 218 loại vaccine được sản xuất trong nước, tuy nhiên, thị phần vaccine nội địa chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi vaccine nhập khẩu chiếm tới 70%.
Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất vaccine

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất vaccine

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đối với vấn đề hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng trong hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm vaccine thú y phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh mới nổi…. đồng thời, nhập khẩu vaccine thú y theo nhu cầu của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp để phòng, chống dịch bệnh trên động vật tại Việt Nam.
Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán

Với mục tiêu đảm bảo nguồn cung thịt động vật an toàn và dồi dào cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành nông nghiệp Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Dịch tả lợn châu Phi: Thách thức và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi: Thách thức và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, với sự chủ động trong phòng chống dịch và nguồn cung dồi dào, thị trường thịt Tết Nguyên đán 2025 được dự báo vẫn ổn định.
Philippines tin tưởng vắc xin tả lợn châu Phi của Việt Nam

Philippines tin tưởng vắc xin tả lợn châu Phi của Việt Nam

Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, Philippines đã cấp phép lưu hành và nhập khẩu vắc xin tả lợn châu Phi của Việt Nam, mở ra hy vọng khôi phục ngành chăn nuôi lợn tại quốc gia này.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Điện toán Đám mây: Giải pháp công nghệ của kỷ nguyên số

Điện toán Đám mây: Giải pháp công nghệ của kỷ nguyên số

Điện toán đám mây (Cloud Computing) đã trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới công nghệ hiện đại. Từ các ứng dụng cá nhân như lưu trữ ảnh trực tuyến đến các hệ thống phức tạp phục vụ doanh nghiệp, điện toán đám mây đang định hình lại cách chúng ta lưu trữ, xử lý và truy cập dữ liệu.
Tem “vân niêm phong” sản phẩm chống giả thời đại 4.0 của Việt Nam

Tem “vân niêm phong” sản phẩm chống giả thời đại 4.0 của Việt Nam

Tem “Vân Niêm Phong" là Tem đối chứng - dựa trên cơ sở vân tay là định dạng dấu vết duy nhất của mỗi người. Dấu vân tay không thể có sự trùng hợp bởi đặc tính sinh học tự nhiên, dựa vào cấu trúc gene ADN (chiều cao, cân nặng, màu da, tóc…). Tất cả những dữ liệu này tạo thành mã sinh học duy nhất đúng. Vì vậy, dấu vân tay làm bằng chứng cao nhất trong đối chứng mọi sự việc xảy ra trong khoa học hình sự.
Trí tuệ Nhân tạo (AI): Tiềm năng vô hạn

Trí tuệ Nhân tạo (AI): Tiềm năng vô hạn

Trí tuệ Nhân tạo (AI), viết tắt của Artificial Intelligence, là một lĩnh vực thuộc khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra các máy móc có khả năng mô phỏng trí thông minh của con người. Từ những bộ phim khoa học viễn tưởng đến những ứng dụng thực tế hàng ngày, AI đang dần thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với thế giới. Bài viết này sẽ đi sâu vào khái niệm AI, các loại AI, ứng dụng rộng rãi của nó trong nhiều lĩnh vực, cũng như những tiềm năng và thách thức mà nó mang lại.
Phân biệt số hóa và chuyển đổi số: Hai khái niệm, chung một mục tiêu

Phân biệt số hóa và chuyển đổi số: Hai khái niệm, chung một mục tiêu

Trong kỷ nguyên số, hai thuật ngữ "số hóa" (digitization) và "chuyển đổi số" (digital transformation) thường được sử dụng lẫn lộn. Tuy nhiên, chúng biểu thị hai khái niệm khác biệt, mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ. Hiểu rõ sự khác biệt này là rất quan trọng để các tổ chức và doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Bảo quản nông sản sau thu hoạch: Giữ gìn giá trị sản phẩm

Bảo quản nông sản sau thu hoạch: Giữ gìn giá trị sản phẩm

Sau quá trình thu hoạch vất vả, việc bảo quản nông sản đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng, giá trị kinh tế và khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm. Bảo quản không tốt có thể dẫn đến thất thoát lớn về sản lượng, giảm chất lượng và gây thiệt hại cho người nông dân. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch, những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tối ưu.
Chuyển đổi số: Động lực then chốt cho sự phát triển trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số: Động lực then chốt cho sự phát triển trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, thuật ngữ "chuyển đổi số" (digital transformation) ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động hiện có, mà là một quá trình thay đổi sâu rộng về tư duy, quy trình, mô hình kinh doanh và văn hóa, nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số để tạo ra giá trị mới.
Số hóa: Chìa khóa mở cánh cửa tương lai

Số hóa: Chìa khóa mở cánh cửa tương lai

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, thuật ngữ "số hóa" (digitalization) ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chống sâu bệnh bằng vi sinh trong trồng trọt: Giải pháp bền vững và hiệu quả

Chống sâu bệnh bằng vi sinh trong trồng trọt: Giải pháp bền vững và hiệu quả

Trong nông nghiệp hiện đại, việc bảo vệ mùa màng khỏi sự tấn công của sâu bệnh luôn là một thách thức lớn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống như sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, ngày càng nhiều nông dân và nhà khoa học quan tâm đến các giải pháp sinh học, đặc biệt là sử dụng vi sinh vật để kiểm soát thiên địch. Phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Masahiro Hara: Cha đẻ của mã QR và cuộc cách mạng thông tin

Masahiro Hara: Cha đẻ của mã QR và cuộc cách mạng thông tin

Trong thời đại số, mã QR (Quick Response Code) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ việc thanh toán hóa đơn, truy cập thông tin sản phẩm đến việc theo dõi dịch vụ, mã QR đã đơn giản hóa quá trình tương tác giữa con người và máy móc. Ai là người đã tạo ra công nghệ tiện lợi này? Đó chính là Masahiro Hara, một kỹ sư người Nhật Bản.
Khó khăn và giải pháp trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Khó khăn và giải pháp trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là chìa khóa để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp Việt Nam, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, quá trình thí điểm và nhân rộng mô hình NNCNC tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức. Bài viết này sẽ phân tích những khó khăn chính và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của NNCNC tại Việt Nam.
Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất vaccine

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất vaccine

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đối với vấn đề hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng trong hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm vaccine thú y phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh mới nổi…. đồng thời, nhập khẩu vaccine thú y theo nhu cầu của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp để phòng, chống dịch bệnh trên động vật tại Việt Nam.
Sản phẩm biến đổi gen: Lằn ranh giữa tiến bộ và tranh cãi

Sản phẩm biến đổi gen: Lằn ranh giữa tiến bộ và tranh cãi

Sản phẩm biến đổi gen (GMO) là một chủ đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Được xem là một thành tựu của khoa học công nghệ, GMO hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp, y học và công nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính