Thứ hai 31/03/2025 13:53Thứ hai 31/03/2025 13:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Na Uy nghiên cứu biến cỏ tươi thành một loại thức ăn có khả năng cạnh tranh với các nguồn protein hiện có trong nuôi trồng thủy sản.
Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi
Một trang trại nuôi cá hồi tại Na Uy. (Ảnh internet)

40% Protein

Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Na Uy (NIBIO) vừa khánh thành nhà máy thí điểm đầu tiên về tinh chế cỏ tại Steinkjer với công suất chế biến 2,5 tấn cỏ tươi/giờ. Nhà khoa học Steffen Adler từ Phòng sản xuất thực phẩm và xã hội của NIBIO chia sẻ: “Quy trình tinh chế cỏ bắt đầu với việc cắt và nghiền cỏ tươi bằng máy ép, thu được dịch ép giàu protein, đường và khoáng chất, cùng phần bã chủ yếu chứa chất xơ. Sau đó, hạt xơ được loại bỏ trước khi protein được tách chiết bằng gia nhiệt và máy ly tâm hoặc máy lắng. Sản phẩm cuối cùng là bột đạm từ cỏ với hàm lượng protein 40% và một chất lỏng màu nâu gọi là whey cỏ. Bột đạm tiếp tục được sấy nhanh đến khoảng 90% chất khô rồi đóng gói bảo quản”.

Theo Gjermund Bahr, cố vấn cao cấp tại bộ phận tài nguyên biển của NIBIO, protein từ cỏ có cấu trúc axit amin phù hợp với một số loài, đặc biệt là cá hồi. Dù có thể dùng trực tiếp cho các loài ăn tạp như cá chép, ông nhấn mạnh rằng vẫn cần thêm nghiên cứu để đánh giá chính xác hiệu quả của nguồn protein này đối với cá hồi.

Steffen Adler và Gjermund Bahr mong muốn tìm hiểu liệu có thể phát triển các thành phần thức ăn chăn nuôi giá trị cao từ sản phẩm phụ của quá trình này, như whey cỏ, và làm thế nào để tạo ra một loại thức ăn từ cỏ có khả năng cạnh tranh với các nguồn protein hiện có trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, những tác động đến màu sắc thịt và thành phần chất béo cũng cần được nghiên cứu thêm.

Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi
Theo Gjermund Bahr, cố vấn cao cấp tại bộ phận tài nguyên biển của NIBIO, protein từ cỏ có cấu trúc axit amin phù hợp với một số loài, đặc biệt là cá hồi.

Adler cho biết, các thí nghiệm protein cỏ trên gia cầm cho thấy mỡ của vật nuôi có màu vàng hơn khi tiêu thụ lượng lớn loại protein này. Điều tương tự có thể xảy ra nếu áp dụng với cá, ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ, thành phần chất béo hoặc màu sắc thịt. Vì vậy, cần tìm giải pháp khắc phục đồng thời nghiên cứu thêm về tác động của protein cỏ đối với thụ thể astaxanthin ở cá hồi nuôi.

Protein từ các loài cỏ Na Uy có thể thay thế nguyên liệu nhập khẩu

Nghiên cứu của Adler và Bahr được thực hiện ngay sau các công trình tại Đan Mạch và Đức giai đoạn 2020–2022. Trong thời gian này, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Aller Aqua đã thử nghiệm protein cô đặc từ cỏ trên cá hồi vân và một số loài cá Địa Trung Hải tại trung tâm nghiên cứu của công ty Aller Aqua Research.

Tiếp nối kết quả đó, Aller Aqua Norway AS đang đánh giá tính phù hợp về mặt dinh dưỡng của loại thức ăn này đối với cá hồi Đại Tây Dương. Mục tiêu là chứng minh protein từ các loài cỏ Na Uy có thể thay thế nguyên liệu nhập khẩu như đậu nành mà không ảnh hưởng đến năng suất, phúc lợi động vật và chất lượng sản phẩm.

Tiến sĩ Florian Nagel, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Aller Aqua, chia sẻ. “Cỏ là nguồn nguyên liệu phong phú, có thể giúp giảm dấu chân carbon (CO2) trong ngành nuôi trồng thủy sản và hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo những nguyên liệu này vẫn hỗ trợ cá phát triển khỏe mạnh.”

Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Aller Aqua đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu các thành phần mới. Nagel cho biết: “Chúng tôi xem xét thành phần axit amin, axit béo, hàm lượng chất xơ và cách tích hợp chúng vào công thức thức ăn.

Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi

Cá hồi Na Uy được đánh giá cao trên thị trường nhờ quy trình nuôi nghiêm ngặt.

Ngoài ra, đặc tính vật lý của nguyên liệu cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá tác động đến quá trình sản xuất viên nén, trước khi tiến hành thử nghiệm khả năng tiêu hóa. Điều quan trọng là chất dinh dưỡng phải được cá hấp thụ thay vì bị thải ra môi trường. Chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý đến những tác dụng phụ không mong muốn như thay đổi màu sắc hay ảnh hưởng đến độ ngon miệng.

Cuối cùng, một lô thức ăn thử nghiệm sẽ được sản xuất và kiểm nghiệm thực tế tại trang trại để so sánh với kết quả trong phòng thí nghiệm.”

Theo Bahr, hiện tại, cỏ chưa thể thay thế hoàn toàn protein đậu nành do hàm lượng protein còn thấp. Dù vậy, nó có thành phần axit amin rất tốt. Việc điều chỉnh công thức thức ăn để phù hợp với các loài như cá hồi sẽ cần thêm thời gian.

Thời gian tới, NIBIO sẽ tiếp tục tinh chỉnh và tối ưu hóa protein cô đặc từ cỏ, đồng thời thực hiện thêm các thử nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, xác định các thông số dinh dưỡng cuối cùng và nghiên cứu phương án tận dụng sản phẩm phụ như whey cỏ.

Ngoài ra, họ cũng đặt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất protein từ cỏ. Bahr nhận định. “Vẫn còn nhiều việc phải làm, từ lựa chọn giống cỏ tối ưu đến cân bằng hàm lượng protein phù hợp. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm, nhưng chúng tôi tin rằng một tỷ lệ nhất định protein từ cỏ có thể được sử dụng trong thức ăn cho cá hồi. Dù chưa được sản xuất trên quy mô lớn, việc đầu tư và những bước đi đầu tiên là cần thiết để hướng tới một ngành thức ăn thủy sản bền vững hơn.”

Nagel cũng tỏ ra lạc quan: “Dựa trên kết quả nghiên cứu, tôi tin rằng các thử nghiệm quy mô lớn với cá hồi Đại Tây Dương tại Na Uy sẽ xác nhận kết luận trước đó rằng protein từ cỏ có thể trở thành một thành phần phù hợp trong khẩu phần ăn của loài cá này.” Ông nhấn mạnh: “Với những cải tiến tiếp theo, đặc biệt trong quy trình chế biến tiêu chuẩn hóa và tối ưu chi phí, protein từ cỏ hoàn toàn có thể thay thế một phần nguyên liệu truyền thống như đậu nành. Đây sẽ là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi hơn trong ngành thức ăn thủy sản.”

(Theo GlobalSeafood)

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn: Người tâm huyết với sự tiến bộ của cộng đồng

Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn: Người tâm huyết với sự tiến bộ của cộng đồng

Trong tiến trình xã hội số hóa, chuyển đổi số và AI trở thành xu hướng tất yếu, tác động sâu rộng đến đời sống. Thấu hiểu điều này, Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn đã đề xuất ý tưởng bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi, những người đang khao khát làm chủ công nghệ nhưng thiếu cơ hội tiếp cận.
AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số hóa trong ngành nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số vào chăn nuôi không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh, tạo ra những trang trại thông minh và bền vững.
Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Sử dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi đang tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất thực phẩm, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người chăn nuôi.
Hà Nội chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Hà Nội chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Thành phố để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển đổi số và một số đơn vị trực thuộc liên quan về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Cục.
Drone trong nông nghiệp: Tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Drone trong nông nghiệp: Tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy bay không người lái (drone) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp. Drone không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là một phần không thể thiếu trong quản lý nông nghiệp hiện đại. Việc quản lý drone hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường.
Chuyển đổi số và AI: Cầu nối xóa nhòa khoảng cách thế hệ

Chuyển đổi số và AI: Cầu nối xóa nhòa khoảng cách thế hệ

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện cách thức hoạt động, sản xuất và tiêu dùng dựa trên công nghệ số. Đối với người cao tuổi, chuyển đổi số và AI mang lại những lợi ích thiết thực.
Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số.
Doanh nghiệp và ESG: Con đường phát triển tất yếu

Doanh nghiệp và ESG: Con đường phát triển tất yếu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và các vấn đề quản trị doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết, tiêu chí ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành thước đo quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp tiên phong áp dụng ESG không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn gặt hái được nhiều lợi ích thiết thực, tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Ngày 15/3/2025, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Định hướng Hoạt động Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo giai đoạn 2025-2030” kết hợp với lễ phát động cuộc thi “Sinh viên Khởi nghiệp - Dẫn lối Tương lai 2025”. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, mở ra cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia: Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Đề án 06

Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia: Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Chỉ thị này nhấn mạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ còn chậm trễ, tái cấu trúc quy trình, và khai thác tối đa dữ liệu số hóa nhằm phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Nấm đông trùng hạ thảo là một trong những loại dược liệu quý hiếm có nhiều tác dụng nổi bật cho sức khỏe con người, như: Nâng cao sức khỏe thể chất, giảm mệt mỏi, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, phòng chống bệnh ung thư, điều trị bệnh tiểu đường và bệnh thận mãn tính. Đặc biệt, nấm đông trùng hạ thảo còn là sản phẩm chiến lược trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nhiều địa phương, trong đó có Cao Bằng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính