Thứ sáu 09/05/2025 11:51Thứ sáu 09/05/2025 11:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Mực một nắng Bình Thuận sắp có thương hiệu riêng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
UBND tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt đề tài khoa học công nghệ với kinh phí hơn 920 triệu đồng nhằm xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho đặc sản mực một nắng, mục tiêu đưa sản phẩm này trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.
Mực một nắng Bình Thuận sắp có thương hiệu riêng
Nhằm nâng cao giá trị cho đặc sản địa phương, UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định đầu tư hơn 920 triệu đồng cho sản phẩm mực một nắng - Ảnh minh họa.

Mực một nắng là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là du khách khi đến với Bình Thuận. Hương vị thơm ngon, dai ngọt đặc trưng của mực một nắng Bình Thuận đã chinh phục nhiều thực khách. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn chưa có thương hiệu chính thức, việc sản xuất và kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún.

Nhằm nâng cao giá trị cho đặc sản địa phương, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư hơn 920 triệu đồng, trong đó kinh phí giao khoán là 492,6 triệu đồng và kinh phí không giao khoán là 429,4 triệu đồng cho đề tài khoa học và công nghệ "Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận". Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu Việt Nam là đơn vị được tin tưởng giao chủ trì thực hiện đề tài này trong thời gian 24 tháng.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mực một nắng của tỉnh Bình Thuận trở thành thương hiệu mạnh và nổi tiếng thông qua việc đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận. Việc này không chỉ giúp duy trì danh tiếng, nâng cao giá trị thương phẩm cho mực một nắng Bình Thuận mà còn mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi có thể yên tâm sử dụng sản phẩm đúng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc rõ ràng. Quan trọng hơn, đề tài còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong sản xuất và kinh doanh.

Sau khi nghiên cứu, kết quả đề tài sẽ được ứng dụng bởi Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương có sản phẩm mực một nắng mang nhãn hiệu chứng nhận và các cơ quan, đơn vị liên quan. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận được ủy quyền ký hợp đồng với đơn vị chủ trì, đồng thời theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện đề tài.

Đề tài "Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận" được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng của tỉnh, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.

OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương
Thực phẩm hữu cơ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mới Thực phẩm hữu cơ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mới
Chinh phục thị trường bằng rau sạch Chinh phục thị trường bằng rau sạch

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đặc sản Ban Mê Travel: “Món quà đến từ thiên nhiên”

Đặc sản Ban Mê Travel: “Món quà đến từ thiên nhiên”

Thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Đắk Lắk, vùng đất bazan màu mỡ, trù phú, phù hợp với nhiều loại nông sản mang hương vị đặc biệt không nơi nào có được phản ánh đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng nơi này.
Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Đến cuối tháng 5/2025, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi trung bình phổ biến khoảng 29-95% dung tích thiết kế. Nguồn nước cơ bản bảo đảm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 25 km, có một vườn nho đặc biệt đang mang lại trái ngọt cho gia đình ông Ma Văn Lê, người uy tín của xóm Đông Sơn. Trong khi nhiều người vẫn hoài nghi việc trồng nho ở vùng núi cao, thì ông Lê bằng đam mê, sự kiên trì và quyết tâm đã chứng minh sự thành công của mình, góp phần lan tỏa tư duy nông nghiệp mới, hiện đại ở vùng cao Cao Bằng.
Quảng Bình: Tranh bích họa làng văn hóa du lịch Cảnh Dương sẵn sàng đón du khách tham quan

Quảng Bình: Tranh bích họa làng văn hóa du lịch Cảnh Dương sẵn sàng đón du khách tham quan

Các hạng mục tranh bích họa tại làng văn hóa du lịch Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đạt khoảng 80% khối lượng...Dự kiến các hạng mục sẽ hoàn thiện toàn bộ để sẵn sàng đón du khách vào dịp lễ 30/4-1/5.
Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Với hơn 8.000 sản phẩm OCOP đã được công nhận trên toàn quốc, phần lớn mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, Việt Nam có tiềm năng lớn để chinh phục thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để OCOP thật sự trở thành “thương hiệu quốc gia” trên các sàn thương mại quốc tế, cần một chặng đường dài với sự đầu tư bài bản, định hướng chiến lược và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Quảng Bình tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm gắn với ứng dụng chuyển đổi số

Quảng Bình tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm gắn với ứng dụng chuyển đổi số

Sở Công thương Quảng Bình đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm gắn với ứng dụng chuyển đổi số. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và trên 60 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử của Quảng Bình và nhiều tỉnh trong nước...
Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ hội chợ, kết nối cung cầu đến thương mại điện tử, các giải pháp đang dần phát huy hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản được ưu tiên vay vốn "xanh"

Nông, lâm nghiệp và thủy sản được ưu tiên vay vốn "xanh"

4 lĩnh vực được phép thử nghiệm tại cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; năng lượng tái tạo; vật liệu xây dựng sẽ được ưu tiên vay vốn ưu đãi xanh, đất đai tối đa 5 năm.
Quảng Bình: Tổ chức lớp tập huấn cho các HTX nông nghiệp công tác quản lý, giám sát và phát triển mã số vùng trồng

Quảng Bình: Tổ chức lớp tập huấn cho các HTX nông nghiệp công tác quản lý, giám sát và phát triển mã số vùng trồng

Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành lớp tập huấn cho các HTX nông nghiệp địa bàn chuyển đổi số trong công tác quản lý, giám sát và phát triển mã số vùng trồng phục vụ quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản Quảng Bình.
Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mở ra cơ hội lớn cho nông sản hữu cơ tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính sự thuận tiện và phát triển nhanh chóng của hình thức kinh doanh này lại đang tạo ra nhiều bất cập, trong đó nổi bật là tình trạng “thật giả lẫn lộn”. Người tiêu dùng đứng giữa “ma trận” hàng hóa, khó lòng phân biệt được đâu là nông sản hữu cơ đạt chuẩn, đâu là chiêu trò tiếp thị.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính