Chủ nhật 24/11/2024 18:45Chủ nhật 24/11/2024 18:45 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lúa rươi hữu cơ giúp huyện Tứ Kỳ, Hải Dương "thay da đổi thịt"

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ 2024 một lần nữa cho thấy việc nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất Nông nghiệp hữu cơ đã làm thay đổi diện mạo của vùng rươi cáy nức tiếng nhất Việt Nam ra sao.

Sáng 12/6/2024 tại thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã diễn ra Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ 2024. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Lễ hội lúa rươi được tổ chức tại vùng lúa rươi nức tiếng.

Tham dự Lễ hội sẽ có các đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về dự lễ hội; cùng lãnh đạo huyện Tứ Kỳ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh; bà con xã An Thanh, các vùng lân cận... TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam là một trong những đại biểu (nhà khoa học) tham dự.

Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
Đồng chí Nguyễn Ngọc Sẫm, Bí thư huyện uỷ Tứ Kỳ phát biểu tại Lễ hội

Mở đầu Lễ hội, đồng chí Nguyễn Ngọc Sẫm, Bí thư huyện uỷ Tứ Kỳ cho biết, Tứ Kỳ có hệ thống giao thông đường bộ, đường sông thông suốt, đồng bộ, thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trong vùng, trong huyện. Toàn huyện có 9.236,7 ha đất nông nghiệp, chiếm 55,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Đã hình thành 237 vùng sản xuất lúa, vùng trồng chuối và cây rau mầu tập trung, diện tích gần 3.000 ha; 62 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, diện tích 1.248 ha; 8 vùng khai thác thủy đặc sản rươi cáy, kết hợp với trồng lúa hữu cơ diện tích 550 ha.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với 35.000 m2 nhà màng, nhà lưới phục vụ trồng các loại rau, dưa lưới, dưa chuột và nấm, cho hiệu quả cao hơn từ 50 - 70% so với canh tác thông thường, các địa phương đã đăng ký mở rộng thêm 10.000 m2 trong năm 2024. Đến nay, toàn huyện có 34 sản phẩm được chứng nhận OCOP (trong đó: 07 sản phẩm OCOP 4 sao và 27 sản phẩm OCOP 3 sao).

Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của UBND tỉnh Hải Dương và Đề án “Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, hiệu quả và bền vững, giai đoạn 2021- 2025” của huyện; sau khi tích cực chuyển đổi sang cấy lúa kết hợp khai thác rươi, cáy; toàn huyện đã cải tạo được 300 ha (AnThanh 190 ha, Quang Trung 70 ha, Chí Minh 20 ha, Bình Lãng 10 ha và HàThanh 10 ha), nâng tổng diện tích sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy của toàn huyện lên 550 ha.

Sản lượng rươi hiện đạt 450 tấn/năm, cáy 200 tấn/năm, lúa 3.000 tấn/năm; giá trị sản phẩm đạt từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 8-10 lần so với thâm canh vô cơ (thâm canh vô cơ giá trị sản phẩm từ 40 – 50 triệu đồng/ha).

Việc triển khai cải tạo vùng sản xuất hữu cơ không chỉ được thực hiện tại xã An Thanh và xã Quang Trung mà còn mở rộng thêm ở những địa phương khác (Chí Minh, Bình Lãng, Hà Thanh) có đặc điểm sinh thái tương tự cho thấy việc đầu tư thực hiện cải tạo vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy khu vực nội đồng thực sự mang lại hiệu quả tốt, đạt mục tiêu đề ra là cải tạo vùng sản xuất lúa truyền thống thành vùng sản xuất hữu cơ đảm bảo sản xuất đạt mục tiêu kép: vừa thu hoạch được lúa, vừa thu hoạch được rươi không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, sinh vật thủy sinh phát triển bền vững.

Toàn huyện hiện có 12 sản phẩm của vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Rươi cấp đông, cáy cấp đông, Chả rươi Hải Nam, Mọc rươi Hải Nam, Niêu rươi đốt Hà Tiến, Chả rươi Hà Tiến, Nem rươi Hà Tiến, Rươi cấp đông Hà Tiến, Rươi đốt Tuấn Viên, Chả rươi Tuấn Viên, Gạo bãi rươi An Thanh và Gạo nếp cái hoa vàng Quang Trung.

Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và đồng chí Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương tại Lễ hội

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh câu chuyện làm Nông nghiệp hữu cơ chính là Nông nghiệp tử tế, Nông nghiệp vị nhân sinh. Chúng ta đến với nhau bằng sự tử tế và đó chính là lý do An Thanh là xã duy nhất trên toàn quốc được Bộ trưởng 2 lần đến tham dự lễ hội (cả nước có tới hơn 11.000 xã). Nhưng chính vì câu chuyện “Nông nghiệp tử tế”, “Tư lệnh ngành nông nghiệp” dù bận chăm công nghìn việc vẫn sắp xếp tham dự.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đồng thời đánh giá cao cách làm nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ, bởi việc sản xuất Nông nghiệp hữu cơ đã và đang tạo ra cuộc cách mạng mới ngay chính trong tâm thức, hành động đối với thiên nhiên, sức khỏe con người và thế hệ mai sau.

Đồng chí Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương nhấn mạnh việc tổ chức Lễ hội lúa rươi đã giúp tỉnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh là lúa, rươi, cáy hữu cơ, cũng như các sản phẩm OCOP chất lượng. Việc khai thác rươi, cáy kết hợp với trồng lúa hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường, sức khoẻ nông dân cần tiếp tục phát triển.

Đồng chí Trần Đức Thắng cho biết, tỉnh sẽ tập trung phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa tầng, đa giá trị dựa trên tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực nông nghiệp riêng của từng vùng, từng địa phương.

Cũng tại Lễ hội đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm hữu cơ giữa Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, Nông nghiệp Thế hệ mới và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Thanh.

Lễ hội còn tổ chức cuộc thi gặt lúa hữu cơ, nấu cơm đặc sản hữu cơ và lễ cắt băng xuất bán lúa rươi hữu cơ trước sự chứng kiến của các đại biểu và người dân huyện Tứ Kỳ.

Một số hình ảnh của Lễ hội lúa rươi Tứ Kỳ 2024:

Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
Lễ hội đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm hữu cơ giữa Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, Nông nghiệp Thế hệ mới và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Thanh
Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
Cuộc thi gặt lúa hữu cơ
Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
Đội An Định đoạt giải nhất cuộc thi nấu cơm đặc sản hữu cơ
Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
Lễ cắt băng xuất bán lúa rươi hữu
Lúa rươi hữu cơ đã giúp thay đổi diện mạo huyện Tứ Kỳ
TSKH. Hà Phúc Mịch (trái), Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tham quan các gian hàng tại Lễ hội
Lúa rươi hữu cơ tiếp tục giúp huyện Tứ Kỳ "thay da đổi thịt"
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu (trái), TGĐ Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh trả lời giới truyền thông về câu chuyện trồng lúa hữu cơ được Bảo Minh theo đuổi nhiều năm qua

Bài liên quan

Độc đáo cuộc thi gặt tại ruộng lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ

Độc đáo cuộc thi gặt tại ruộng lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ

Phần thi gặt lúa tại Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ 2024 đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của đại biểu và người dân.
Rục rịch khai hội "Lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ" năm 2024

Rục rịch khai hội "Lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ" năm 2024

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024, lần thứ 3 được tổ chức, sẽ diễn ra vào sáng 12/6 tại thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Người dân huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) tự hào về quê hương mình. Miền quê biên viễn không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành mát mẻ, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, với nhiều đặc sản quý, trong đó có gạo nếp hương nức tiếng bởi gạo có độ dẻo khi nấu, vị ngọt khi ăn và hương thơm đặc trưng không loại nếp nào có được.
Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Hà Nội: Hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế mũi nhọn đầy tiềm năng

Hà Nội: Hoa, cây cảnh - Ngành kinh tế mũi nhọn đầy tiềm năng

Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa, cây cảnh thành mũi nhọn kinh tế, với mục tiêu đạt giá trị sản xuất 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 15.000 - 20.000 tỷ đồng vào năm 2030.
Hà Nội nâng cao quản lý kinh doanh trái cây, hướng đến an toàn người tiêu dùng

Hà Nội nâng cao quản lý kinh doanh trái cây, hướng đến an toàn người tiêu dùng

Hà Nội đang triển khai mạnh mẽ Đề án "Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025" với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh trái cây văn minh, hiện đại.
"Tiêu dùng xanh" lên ngôi: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

"Tiêu dùng xanh" lên ngôi: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

Người tiêu dùng Việt Nam đang hướng đến "tiêu dùng xanh", ưu tiên sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiên phong nhưng cũng đặt ra thách thức về chuyển đổi tư duy và công nghệ sản xuất xanh.
Đắk Lắk: OCOP là đòn bẩy nâng tầm nông sản đặc sản

Đắk Lắk: OCOP là đòn bẩy nâng tầm nông sản đặc sản

Đắk Lắk với tiềm năng nông nghiệp dồi dào, đang tận dụng chương trình OCOP để nâng cao giá trị và mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc sản như cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao và mắc ca.
Hà Nội: Gần 3.000 sản phẩm OCOP khẳng định sức hút làng nghề

Hà Nội: Gần 3.000 sản phẩm OCOP khẳng định sức hút làng nghề

Gần 3.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận, Hà Nội đang gặt hái nhiều thành công trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", góp phần phát triển kinh tế nông thôn và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Hưng Yên quyết tâm đưa OCOP lên tầm cao mới

Hưng Yên quyết tâm đưa OCOP lên tầm cao mới

Hưng Yên đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, tập trung vào đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng thương hiệu, hướng đến phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Cao Bằng: Chú trọng gia tăng giá trị cây thạch đen

Cao Bằng: Chú trọng gia tăng giá trị cây thạch đen

Cây thạch đen (cây sương sáo) có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, được huyện Thạch An (Cao Bằng) xác định cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện, được nhiều hộ nông dân lựa chọn để đầu tư phát triển. Cây thạch đen đã góp phần tạo nguồn lực cho nông dân cơ hội thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cà Mau: Tiên phong nuôi tôm rừng sinh thái

Cà Mau: Tiên phong nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau, sản vật quý giá từ vùng đất mũi, đang vươn tầm quốc tế nhờ mô hình nuôi sinh thái bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên đang đẩy mạnh việc bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, coi đây là chìa khóa để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa ký Quyết định, công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính