Thứ bảy 28/09/2024 18:18Thứ bảy 28/09/2024 18:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lan tỏa các chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Rất nhiều bản ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Quế Lâm và các cơ quan trung ương, các địa phương cho thấy sức lan tỏa của nông nghiệp hữu cơ ngày càng mạnh mẽ.
Tập đoàn Quế Lâm đồng hành với Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: HA.

Tập đoàn Quế Lâm đồng hành với Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: HA.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, liên tiếp các đoàn công tác của các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi, Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Chăn nuôi… đã làm việc, ký kết với Tập đoàn Quế Lâm để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhiều bản ký kết hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cũng đã được thực hiện với mục tiêu vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững, đặc biệt là vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Việc ký kết giữa Tập đoàn Quế Lâm và các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT mang những kỳ vọng và quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, nền nông nghiệp tuần hoàn đặc biệt là thực hiện theo 4 hướng tái cơ cấu nền nông nghiệp theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Kinh tế nông nghiệp phải là kinh tế tuần hoàn, không bỏ đi thứ gì cả.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm khẳng định, Quế Lâm sẽ là doanh nghiệp tiên phong trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, tiên phong thực hiện sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đề ra. “Trong suốt chặng đường theo đuổi, khát vọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chúng tôi vẫn luôn mơ ước sẽ có một ngày chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn khép kín từ phân bón, đến trồng trọt và chăn nuôi, đến thời điểm này đã thành hiện thực. Với chuỗi sản xuất khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi đến phân bón hữu cơ vi sinh chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể làm được điều đó”, ông Lam nói.

Đơn cử như việc ký kết giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Tập đoàn Quế Lâm đã xác định mục tiêu đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, giải pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất, phát triển các sản phẩm hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, xây dựng một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững và môi trường sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động và thân thiện với môi trường.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Việc ký kết hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Tập đoàn Quế Lâm đã bước sang giai đoạn mới. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia không chỉ phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm thực hiện xây dựng các đề án kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và còn cùng nhau quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, trước mắt là hai mặt hàng chính là thịt lợn và gạo. Hai bên cũng sẽ cùng nhau xây dựng thương hiệu chung để từ đó khuyến khích người dân tham gia vào các chuỗi sản xuất theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định, từ đó lan tỏa các mô hình nông nghiệp hữu cơ.

Song song với việc hợp tác cùng các đơn vị của Bộ NN-PTNT, vấn đề nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng được Tập đoàn Quế Lâm đặt ra và mong muốn cùng với các đơn vị của Bộ NN-PTNT tìm ra giải pháp nghiên cứu, đào tạo và phát triển tốt nhất.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: HA.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: HA.

Tại buổi làm việc mới đây giữa Tập đoàn Quế Lâm và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Lam đã đề xuất hai bên hợp tác về các vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu khoa học và quảng bá, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của cả hai đơn vị.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: Từ trước đến nay chúng tôi vẫn khát khao và tâm huyết với vấn đề kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Thực tế trong thời gian qua Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đã phối hợp với rất nhiều cơ quan và nhiều địa phương để xây dựng, chuyển giao và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và đạt được nhiều thành tựu, hiệu quả rõ nét. Với bề dày truyền thống và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và đội ngũ các nhà khoa học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực, nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu vi sinh nên rất phù hợp với mục tiêu phát triển của Tập đoàn Quế Lâm.

Ngoài ra, với việc hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam mong muốn cùng với Tập đoàn Quế Lâm có nhiều chương trình hợp tác để cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ như chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

“Để thực hiện được vấn đề kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp chúng ta phải thay đổi rất nhiều, trong đó có cả vấn đề về chính sách và cả hệ thống chính trị cùng phải vào cuộc”, GS.TS Nguyễn Thị Lan nói.

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, trên tinh thần hợp tác giữa Tập đoàn Quế Lâm và Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì Tập đoàn Quế Lâm vừa đặt hàng vừa là bà đỡ cho các sản phẩm nông nghiệp của Học viện sáng tạo, sản xuất ra để đưa các công trình nghiên cứu vào thực tiễn, đưa các sản phẩm sản xuất ra thị trường.

Bên cạnh ký kết phát triển nông nghiệp hữu cơ với các cơ quan ở trung ương, Tập đoàn Quế Lâm cũng đã ký kết hợp tác với nhiều tỉnh thành ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Chương trình trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm thể hiện, bộ sản phẩm của Tập đoàn hiện đã có đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, trong giai đoạn 2017 - 2019, Quế Lâm đã cung cấp phân bón hữu cơ vi sinh để sản xuất chè VietGAP các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ... mỗi năm khoảng 600 tấn.

Song song với việc cung ứng phân bón hữu cơ, Tập đoàn Quế Lâm cũng đã phối hợp với các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Phúc, Sơn La thực hiện dự án Xây dựng mô hình HTX liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị với tổng diện tích 570ha.

Về chăn nuôi, theo thống kê, Tập đoàn Quế Lâm đã thực hiện các mô hình chăn nuôi lợn, gà hữu cơ ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên... Đặc biệt, sau kỳ tích vượt qua dịch tả lợn Châu Phi thành công bằng giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, Quế Lâm đã hoàn thiện Quy trình chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học, ứng dụng chế phẩm vi sinh và ứng dụng trên diện rộng…

Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có chỉ đạo Tập đoàn Quế Lâm tập trung hoàn thiện các quy trình phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Các tỉnh thành nghiên cứu mô hình của Quế Lâm vận dụng vào địa phương, không chỉ chăn nuôi lợn mà còn các đối tượng sản xuất nông nghiệp khác. Bộ NN-PTNT cũng đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục vào cuộc để cùng với Quế Lâm hoàn thiện công nghệ, hoàn thiện quy trình, hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ để mở rộng ra các tỉnh thành.

nongnghiep.vn

Bài liên quan

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.
Việt Nam - Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ | Báo Công Thương

Việt Nam - Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ | Báo Công Thương

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trang trại hữu cơ: Điển hình thành công của nông nghiệp phát triển

Trang trại hữu cơ: Điển hình thành công của nông nghiệp phát triển

Trang trại hữu cơ đã chứng minh thành công của mô hình tuần hoàn, biến phế phẩm thành "vàng" và mang lại thu nhập cao, đồng thời bảo vệ môi trường.
Trồng dưa lưới công nghệ cao hướng theo mô hình hữu cơ ở vùng núi cát Quảng Điền

Trồng dưa lưới công nghệ cao hướng theo mô hình hữu cơ ở vùng núi cát Quảng Điền

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên ở vùng núi cát xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) mang lại hiệu quả về kinh tế vượt trội so với sản xuất thông thường.
Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc

Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc

Phát triển cây dược liệu đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực miền núi phía Bắc.
Xây dựng mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị

Xây dựng mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị

Giống đậu xanh 12ĐX02 có khả năng phân cành vừa nên mô hình bố trí mật độ không quá dày, hàng cách hàng 35 - 40cm, cây cách cây 12 - 15cm. Lượng giống gieo phù hợp từ 18 - 20kg/ha. Sau gieo 10 - 15 ngày, nông dân phá váng, làm cỏ, vun gốc nhẹ; sau 30 - 35 ngày vun gốc cao để hạn chế cây bị đổ ngã.
Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được triển khai ở Sóc Trăng với quy mô 50 ha, có 46 hộ tham gia, thực hiện liên tục trong 3 vụ hè thu 2024, đông xuân 2024 - 2025 và hè thu 2025.
Gạo hữu cơ Tánh Linh: Từ đồng xanh chinh phục thị trường lớn

Gạo hữu cơ Tánh Linh: Từ đồng xanh chinh phục thị trường lớn

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình gạo hữu cơ huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho nền nông nghiệp địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương

Nông nghiệp hữu cơ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương

Với những giải pháp đồng bộ trong phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường, chú trọng sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao..., ngành nông nghiệp Bình Định đang thu được kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Hưng Yên: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm

Hưng Yên: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm

Hưng Yên đang nỗ lực phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng tới mục tiêu tăng diện tích đất trồng trọt hữu cơ lên 1% vào năm 2025 và 1,5% vào năm 2030, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm.
Ứng dụng công nghệ cao, hướng tới 1 triệu ha lúa chất lượng

Ứng dụng công nghệ cao, hướng tới 1 triệu ha lúa chất lượng

Long An quyết tâm thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại và phát triển.
Huyện Khánh Sơn trên hành trình hữu cơ

Huyện Khánh Sơn trên hành trình hữu cơ

Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên còn nhiều thách thức về tư duy, kỹ thuật, đầu tư và thị trường.
Huyện Yên Châu "thức tỉnh" vườn cây sau mùa quả

Huyện Yên Châu "thức tỉnh" vườn cây sau mùa quả

Nhờ áp dụng hiệu quả kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch, diện tích cây ăn quả tại huyện Yên Châu phát triển tốt, hứa hẹn những vụ mùa bội thu cho người nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính