Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên ở vùng núi cát xã Quảng Thái. |
Năm 2023, lần đầu tiên ở Quảng Thái có một dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Với đa phần người dân vốn xưa nay chỉ trồng trọt theo tập quán truyền thống thì đây là một "cột mốc" tạo bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Đây là mô hình trồng dưa lưới ở vùng rú cát ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời tại thôn Trung Kiều, xã Quảng Thái đã mang lại hiệu quả về kinh tế vượt trội so với sản xuất thông thường. Đồng thời góp phần từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm nông nghiệp của nông dân trên địa bàn xã.
Chia sẻ với báo chi, ông Trần trọng Trọng cho biết: Khi hay tin về dự án nông nghiệp công nghệ cao này, hầu hết nông dân địa phương đều dè dặt, hoài nghi về hiệu quả của dự án bởi xưa nay ở vùng rú cát khô cằn này đến cỏ cây còn không sống nổi, nói gì đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Thế rồi, ông Trần Trọng với bản lĩnh của một nông dân từng "ăn dầm nằm dề" nơi vùng rú cát này cả chục năm vẫn mạnh dạn thực hiện dự án. Từ nguồn vốn hỗ trợ 5,4 tỷ đồng, trên diện tích đang trồng cây tràm nhiên liệu, ông Trần Trọng bắt tay cải tạo đất để thực hiện mô hình đầy táo bạo này.
Bước đầu tiên ông dựng 2 khu vực nhà màng với tổng diện tích 2.100m2. Sau đó tiến hành trồng mỗi khu 2.400 gốc dưa lưới/vụ theo hình thức xen kẽ, mỗi lứa cách nhau 60 ngày. Các giống dưa được lựa chọn trồng gồm dưa lưới Đông Phong, Ichiba và dưa lê Kim Hoàng Hậu.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Ứng dụng công nghệ là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có ứng dụng mã ... |
Nông nghiệp công nghệ cao mang đến hiệu quả kinh tế cao Nông nghiệp công nghệ cao bao gồm nhiều lĩnh vực như công nghệ máy bay; công nghệ tự động hóa; công nghệ thông tin; công ... |
Bên trong, hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ bán thủy canh của Israel được đầu tư giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn. Toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và tuân thủ đầy đủ quy trình VietGAP.
"Hệ thống nhà màng trồng dưa lưới có ưu điểm giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong vườn", ông Trọng chia sẻ.
Ông Phạm Công Phước, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái chia sẻ với báo chí: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của ông Trần Trọng đã mở ra hướng đi triển vọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương, giúp nông dân trên địa bàn chủ động trong sản xuất, giảm lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đặc biệt là ở vùng rú cát.
Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, khuyến khích, tuyên truyền để bà con đẩy mạnh sản xuất theo hướng liên kết và bao tiêu sản phẩm; tích cực tìm kiếm thị trường, tạo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm.