Chủ nhật 06/07/2025 10:36Chủ nhật 06/07/2025 10:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông nghiệp công nghệ cao mang đến hiệu quả kinh tế cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nông nghiệp công nghệ cao bao gồm nhiều lĩnh vực như công nghệ máy bay; công nghệ tự động hóa; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ lai giống cây trồng và vật nuôi năng suất chất lượng cao,... Theo quy trình canh tác tiên tiến, canh tác phân bón hữu cơ mang đến hiệu quả kinh tế cao.

Xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao mang đến hiệu quả kinh tế cao
Nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản... (Ảnh minh họa)

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Đắk Nông: Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao Đắk Nông: Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Lâm Đồng khai phá tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng khai phá tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao
TP.HCM: Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, đột phá cho tương lai xanh TP.HCM: Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, đột phá cho tương lai xanh

Lợi ích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bởi nó thay thế thành các công trình xây dựng; giao thông vận tải; khu thương mại; khu chung cư. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, tiêu biểu là nông sản sạch, hữu cơ. Mặt khác, tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa do sử dụng và lạm dụng thuốc BVTV kèm theo sự tác động của biến đổi khí hậu. Dẫn đến, thiệt hại nghiêm trọng nền nông nghiệp và tốn khá nhiều chi phí sản xuất.

Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao giúp nhà nông giám sát cây trồng và giải pháp hiệu quả từ gieo sạ, rải phân, phun thuốc. Ứng dụng IoT trong nông nghiệp sẽ thu thập các thông tin nhanh chóng; có thể dự đoán, phỏng đoán các điều kiện canh tác, tình trạng sâu bệnh hại theo thời gian thực. Từ đó, có giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời nhanh chóng.

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí. Canh tác nông nghiệp bằng công nghệ IoT trong nông nghiệp dựa trên dữ liệu được thu thập từ các cảm biến đa dạng trên đồng ruộng; giúp nông dân phân bổ chính xác tài nguyên cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời, bảo vệ môi trường đất, nước do chất thải, thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Góp phần giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất.

Nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giúp nhà nông tiết kiệm nước và năng lượng; mà nó còn làm cho nông nghiệp xanh hơn; giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và thuê nhân công. Hiệu suất làm việc tăng gấp 20 lần so với phương pháp thủ công trước đây. Các sản phẩm được thu hoạch được sạch hơn, chất lượng hơn và năng suất cao hơn so với các phương pháp nông nghiệp truyền thống.

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Một trong những lợi ích của việc sử dụng Internet vạn vật (IoT) trong nông nghiệp là tốc độ của quy trình được cải tiến hơn. Do sử dụng hệ thống theo dõi và dự đoán thời gian thực. Nhờ vậy, nông dân có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào. Ví dụ các thay đổi về thời tiết, độ ẩm, cũng như tình trạng sâu bệnh hại của từng cây trồng hoặc đất trên đồng ruộng. Điều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng. Đối với máy bay nông nghiệp việc phun thuốc chỉ mất từ 7-10 phút trên 1 ha ở mọi cây trồng, mọi địa hình.

Cho dù bất cứ ở điều kiện thời tiết nào chăng nữa, các thiết bị công nghệ cao đều hoạt động ổn định và hiệu quả. Đây là công cụ giúp các chuyên gia nông dễ dàng nghiên cứu được mùa màng. Đồng thời, mang đến giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông hiệu quả.

Các thiết bị này có khả năng vận hành từ giai đoạn bắt đầu sản xuất cho đến thu hoạch; có khả năng dự đoán chính xác năng suất cho cây trồng; thu thập dữ liệu nông học, dự đoán thời tiết, sâu bệnh hại trên cây trồng; truy xuất nguồn gốc cây trồng. Hệ thống ứng dụng có thể thay thế hầu hết các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Ngày 2/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm và thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu và giá cả nông sản ngày càng khó lường, nhiều hộ nông dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn một lối đi khác: trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ chỗ chỉ là thử nghiệm, mô hình này ngày càng chứng minh hiệu quả vượt trội cả về kinh tế lẫn môi trường, mở ra hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp địa phương.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030 đạt được một số kết quả quan trọng. Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt, bà Đoàn Thị Thuấn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao

TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao

Từ ngày 19 đến 22/6/2025, tuần lễ Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao và Sinh vật cảnh sẽ diễn ra tại Công viên Bình Phú (Quận 6, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh tổ chức nhằm quảng bá thành tựu ngành nông nghiệp.
Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiện đại hóa, những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Tại Cao Bằng, tỉnh miền núi nhiều khó khăn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là nấm hương, đang dần mở rahướng đi mới cho người nông dân. Trong số các mô hình nổi bật, cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai, thuộc xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng được nhiều người biết đến như một điểm sáng tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Với đặc thù là xã thuần nông nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển, lựa chọn nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Qua đó từng bước cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030 đạt được một số kết quả quan trọng. Để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như những giải pháp cần thiết để đẩy mạnh nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt, bà Đoàn Thị Thuấn, Phó chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.
Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Phú Mỹ Fer-Right - Đồng hành cùng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam chuyển mình hướng tới sự hiện đại và bền vững, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) – tự hào giới thiệu về bộ sản phẩm chất lượng cao cùng chương trình đo dinh dưỡng đất thông minh kết hợp tư vấn hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những dấu ấn không thể phai mờ đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những dấu ấn không thể phai mờ đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

Đánh giá về vai trò của Báo chí Cách mạng Việt Nam, GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định “trong bất cứ lĩnh vực nào, nhiệm vụ chiến lược nào, báo chí cũng có những đóng góp vô cùng to lớn để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử 100 năm qua”.
Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”

Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”

Tại thành phố Cao Bằng, ngày 18/6/2025, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Cao Bằng phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”.
Truyền cảm hứng bán hàng qua mạng cho bà con Đam Rông

Truyền cảm hứng bán hàng qua mạng cho bà con Đam Rông

Trong khuôn khổ hội thảo – đào tạo “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận: Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường” tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng), chuyên gia Tô Quỳnh Mai đã có những chia sẻ bổ ích để bà con đồng bào vùng sâu vùng xa có thể livestream bán hàng, kể câu chuyện sản phẩm bản địa.
Sản xuất nước mắm theo cách đặc biệt này, không lo đầu ra

Sản xuất nước mắm theo cách đặc biệt này, không lo đầu ra

Đó là cơ sở sản xuất nước mắm Ninh Cường của anh Trần Văn Phúc ở thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nhờ sản xuất sạch theo phương pháp truyền thống, không dùng chất phụ gia, chất bảo quản nên sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mỗi năm cung ứng ra thị trường hơn 25.000 lít nước mắm.
Đắk Lắk đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với thương mại điện tử

Đắk Lắk đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với thương mại điện tử

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương về thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường trong nước và hỗ trợ phục hồi kinh tế, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND với nhiều nội dung thiết thực. Kế hoạch hướng đến mục tiêu kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, đồng thời khai thác hiệu quả thị trường thương mại điện tử trong năm 2025.
Phân tích đất bằng Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS): Ứng dụng và tiềm năng trong nông nghiệp

Phân tích đất bằng Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS): Ứng dụng và tiềm năng trong nông nghiệp

Công nghệ Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS) ngày nay đã trở thành một công cụ phân tích thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Nền móng cho sự phát triển của NIRS ngày nay được phát triển bởi Karl Howard Norris (1921-2019), tạo nên cuộc cách mạng các công cụ phân tích trong khoa học thực phẩm, khoa học cây trồng, đất, và động vật, mở rộng sang dược phẩm, y học lâm sàng và kiểm soát chất lượng công nghiệp.
Công nghệ hóa hành vi mua sắm với mã QR kể chuyện thương hiệu xanh

Công nghệ hóa hành vi mua sắm với mã QR kể chuyện thương hiệu xanh

Chiến dịch Tiêu dùng Xanh 2025 ghi dấu công nghệ hóa hành vi mua sắm với mã QR kể chuyện thương hiệu xanh, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính