Thứ tư 11/12/2024 07:15Thứ tư 11/12/2024 07:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực - Ảnh minh họa.
Không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực - Ảnh minh họa.

Mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Trong đó, xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.

Kế hoạch đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm:

1- Phát triển kinh tế số ICT: Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.

2- Phát triển dữ liệu số: Đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số...

3- Phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: Chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.

Phát triển kinh tế số lĩnh vực nông nghiệp tập trung chú trọng vào nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới.

Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại....

4- Quản trị số: Triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác; hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.

Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1

Nông nghiệp và khoa học công nghệ không thể tách rời - Bài 1

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để xây dựng bền ...

Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2

Ứng dụng khoa học công nghệ tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Bài 2

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. ...

Bài liên quan

"Bội thu" lúa nếp cái hoa vàng nhờ công nghệ cao tại Hiệp Hòa

"Bội thu" lúa nếp cái hoa vàng nhờ công nghệ cao tại Hiệp Hòa

Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ khâu làm đất, gieo cấy đến chế biến, tiêu thụ, mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đang mở ra hướng đi mới cho người trồng lúa.
Quảng Bình: Xây dựng nông nghiệp hiện đại từ công nghệ cao

Quảng Bình: Xây dựng nông nghiệp hiện đại từ công nghệ cao

Công nghệ cao đang "thổi làn gió mới" vào nông nghiệp Quảng Bình, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.
"Robot "cày cuốc" thay nông dân Việt

"Robot "cày cuốc" thay nông dân Việt

AI đang cách mạng hóa nông nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao chất lượng, hướng tới năng suất vượt trội và khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vị Thủy: Bứt phá từ cánh đồng số

Vị Thủy: Bứt phá từ cánh đồng số

Nông nghiệp Vị Thủy đang từng bước phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hướng đến sản xuất hiện đại, hiệu quả.
Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Phú Yên

Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Phú Yên

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu để Phú Yên thích ứng với biến đổi khí hậu, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cà Mau: Nâng cao năng lực bảo quản và chế biến nông sản

Cà Mau: Nâng cao năng lực bảo quản và chế biến nông sản

Cà Mau đang nỗ lực nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường.
Quảng Ngãi: Chuyển đổi số trong nông nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ngãi: Chuyển đổi số trong nông nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đang từng bước ứng dụng công nghệ số, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Những thiết bị nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam

Những thiết bị nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam

Kiên định từ năm 2010 tới nay, Việt Nam vẫn đang chuyển đổi và tích cực hoàn thiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao để gia tăng năng suất, tối ưu chi phí, giúp nâng cao sản lượng và giảm giá thành sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, do đặc thù từng địa phương, không phải ai cũng biết tới sự đa dạng trong những thiết bị nông nghiệp công nghệ cao đang hoạt động trên cả nước.
Nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội: Chặng đường nhiều triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội: Chặng đường nhiều triển vọng

Nông nghiệp Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ với việc ứng dụng công nghệ cao, hướng tới sản xuất xanh và bền vững.
Bình Phước: Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới xuất khẩu

Bình Phước: Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới xuất khẩu

Với lợi thế về quỹ đất và tiềm năng phát triển, Bình Phước đang tập trung quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Khánh Sơn: Đa dạng hóa cây trồng, hướng đến nông nghiệp bền vững

Khánh Sơn: Đa dạng hóa cây trồng, hướng đến nông nghiệp bền vững

Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang chuyển mình mạnh mẽ với những mô hình cây trồng mới, hiệu quả và bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.
Mù Cang Chải: Nông nghiệp bứt phá nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật

Mù Cang Chải: Nông nghiệp bứt phá nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ cao, Mù Cang Chải (Yên Bái) đang "hô biến" nông sản thành hàng hóa chất lượng cao, vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Đức Linh: Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng không dấu chân"

Đức Linh: Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng không dấu chân"

Mô hình "Cánh đồng không dấu chân" đang được triển khai hiệu quả tại huyện Đức Linh (Bình Thuận), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Nông nghiệp Hà Nội: Chuyển đổi số mở ra cánh cửa mới

Nông nghiệp Hà Nội: Chuyển đổi số mở ra cánh cửa mới

Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người nông dân.
A Lưới: Nông nghiệp thay đổi nhờ công nghệ cao

A Lưới: Nông nghiệp thay đổi nhờ công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao đang "thổi làn gió mới" vào nông nghiệp A Lưới (Thừa Thiên Huế), giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và hướng đến nền sản xuất bền vững.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Gần 7,4 tỷ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Gần 7,4 tỷ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp hiện đại với kế hoạch hỗ trợ 10 mô hình cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, tổng kinh phí gần 7,4 tỷ đồng.
Du lịch nông nghiệp Việt Nam: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Du lịch nông nghiệp Việt Nam: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Du lịch nông nghiệp Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn nhưng cần vượt qua nhiều thách thức, từ kết nối điểm đến, cơ sở hạ tầng đến quảng bá, thu hút đầu tư để phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính