Thứ năm 02/01/2025 19:06Thứ năm 02/01/2025 19:06 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hạt dẻ Trùng Khánh - Sản vật miền Non nước Cao Bằng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hạt dẻ Trùng Khánh đã từ lâu được nhiều người biết đến như một sản vật quý của miền Non nước Cao Bằng. Hạt dẻ không chỉ là thức ăn khi chế biến có hương vị nổi trội thơm ngon, giàu dinh dưỡng, bùi ngậy đặc trưng riêng có, mà theo nghiên cứu khoa học, hạt dẻ còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người.
Hạt dẻ Trùng Khánh - Sản vật miền Non nước Cao Bằng

Vườn dẻ 170 cây của ông Hứa Văn Hiển, xóm Đoỏng Luông – Chi Choi trồng từ năm 2001, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân gần 2,5 tấn hạt, cho thu lợi gần 300 triệu đồng. Ảnh Quốc Sơn.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, giá trị kinh tế của cây dẻ, UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch phát triển cây dẻ Trùng Khánh, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ có quy mô 1.000 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Cao Bằng, những năm qua, huyện Trùng Khánh chú trọng quan tâm huy động đầu tư nhiều nguồn lực, xây dựng kế hoạch trồng dẻ cụ thể từng năm giao tới các xã tổ chức vận động nông dân trong vùng trồng tập trung theo quy hoạch.

Huyện phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh Cao Bằng triển khai nhiều giải pháp, quy hoạch phát triển, mở rộng diện tích hình thành các vùng trồng cây dẻ chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Phối hợp với Viện Lâm sinh triển khai đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng”, tập trung xác định giá trị nguồn gen cây dẻ, chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống, xây dựng vườn giống vô tính dẻ Trùng Khánh quy mô 1 ha và mô hình điểm trồng 3 ha rừng thâm canh bằng các dòng có năng suất cao…

Với nhiều nỗ lực từ sự chỉ đạo quyết liệt đồng bộ các giải pháp cùng thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của huyện hỗ trợ thiết thực về giống, về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch dẻ… cho nông dân, đến nay diện tích trồng dẻ của huyện Trùng Khánh đã được phát triển mở rộng, hình thành vùng trồng dẻ chuyên canh sản xuất hàng hoá theo tiêu chuẩn VietGAP.

“Hiện Trùng Khánh có hơn 700 ha cây dẻ, trồng tập trung theo vùng quy hoạch tại các xã: Chí Viễn, Khâm Thành, Đàm Thuỷ, Đình Phong, Ngọc Khê, Phong Châu và thị trấn Trùng Khánh. Trong đó có hơn 250 ha đang cho thu hoạch, năng suất đạt 20 tạ/ha, sản lượng trung bình mỗi năm khoảng gần 600 tấn hạt, thu nhập từ 220 triệu đồng - 260 triệu đồng/ha, đây là nguồn thu đáng kể cho nông dân. Cây dẻ là cây đặc hữu bản địa giữ vai trò quan trọng tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giúp hộ nông dân thực hiện giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới”. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trùng Khánh Hà Minh Hải cho hay.

Hạt dẻ Trùng Khánh - Sản vật miền Non nước Cao Bằng

Vào mùa dẻ chín, ông Lương Văn Khang, xóm Bó Đa, thị trấn Trùng Khánh lại mở vườn dẻ trải nghiệm đón khoảng 300 lượt khách tham quan mỗi vụ. Khách được trực tiếp thu hái hạt dẻ, mua sản phẩm ngay tại vườn. Ảnh Quốc Sơn.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đình Phong Hoàng Văn Khánh, năm 2024, xã Đình Phong chỉ đạo, vận động các hộ trồng mới được 5.600 cây dẻ trên diện tích 55 ha, nâng diện tích cây dẻ cả xã lên hơn 131 ha, trong đó có 30 ha cây dẻ đã cho thu hoạch, sản lượng khoảng hơn 50 tấn hạt mỗi năm. Từ vườn dẻ gia đình, một số hộ thu lợi từ tiền bán hạt dẻ cả trăm triệu đồng mỗi vụ, như các hộ: Nông Văn Sâng, xóm Bó Nặm; Hoàng Văn Hộp, Hứa Văn Hiển, xóm Đoỏng Luông – Chi Choi... Mục tiêu đến năm 2030, xã sẽ mở rộng diện tích trồng dẻ lên 200 ha, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Hộ ông Hứa Văn Hiển, xóm Đoỏng Luông – Chi Choi, là hộ đầu tiên của xóm trồng 170 cây dẻ từ năm 2001. Vườn dẻ hơn 20 năm của ông Hiển hiện mỗi vụ cho thu hoạch bình quân gần 2,5 tấn hạt, được các thương lái đặt mua tại vườn, cho thu lợi gần 300 triệu đồng. “Hiệu quả từ vườn dẻ, năm 2024, gia đình tôi đã trồng mới 30 cây dẻ trên diện tích 3.000 m2. Thu nhập từ tiền bán hạt dẻ giúp gia đình cải thiện ổn định cuộc sống, đủ chi phí cho các con ăn học”. Ông Hứa Văn Hiển cho biết.

Năm 2011, sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng cao giá trị, gia tăng thương hiệu sản phẩm Hạt dẻ Trùng Khánh trên thị trường. Đồng thời là cơ hội để phát triển hiệu quả loại hình du lịch trải nghiệm mùa thu hoạch dẻ.

Hạt dẻ Trùng Khánh - Sản vật miền Non nước Cao Bằng
Hạt dẻ Trùng Khánh – Sản vật miền Non nước Cao Bằng. Ảnh Quốc Sơn

Ông Hoàng VănThuận, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dẻ Trùng Khánh, xóm Bó Đa, thị trấn Trùng Khánh cho biết, Tổ hợp tác có 8 hộ thành viên, với quy mô 500 cây dẻ trồng từ năm 1997 trên diện tích 5 ha. Sản phẩm hạt dẻ của tổ được chứng nhận VietGAP, nên đến mùa thu hoạch được thương lái và khách hàng đến đặt mua tại vườn. Tổ có 4 hộ thành viên có vườn dẻ có điều kiện thuận lợi về địa hình gần tuyến tỉnh lộ đi vào khu du lịch Bản Giốc đã đầu tư mở vườn dẻ trải nghiệm vào mùa dẻ chín, thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Khách được trực tiếp thu hái quả, mua sản phẩm tại vườn, nên rất yên tâm về chất lượng hạt dẻ mà mình mua.

Theo ông Lương Văn Khang, thành viên Tổ hợp tác Dẻ Trùng Khánh, gia đình có vườn dẻ 50 cây trồng từ năm 1997. Vào mùa dẻ chín hàng năm, gia đình lại mở vườn dẻ trải nghiệm đón khoảng 300 lượt khách tham quan. Khách được trực tiếp thu hái quả, tự bóc lấy hạt và mua ngay tại vườn. Đây là hình thức du lịch trải nghiệm hấp dẫn thu hút du khách, đồng thời cũng là phương thức quảng bá, giới thiệu, nâng cao giá trị, gia tăng thương hiệu sản phẩm Hạt dẻ Trùng Khánh rất hiệu quả.

Mặc dù thị trường tiêu thụ hạt dẻ Trùng Khánh thức tế như hiện nay cung không đủ cầu, song với kỳ vọng tiến tới sản xuất sản phẩm dẻ Trùng Khánh hàng hóa quy mô lớn tương xứng với tiềm năng, giá trị của nó như mục tiêu đề ra, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm, huyện Trùng Khách tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa liên kết chuỗi giá trị sản xuất; quản lý, sử dụng hiệu quả nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm, nâng cao giá trị, gia tăng thương hiệu sản phẩm; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn sản phẩm, để hạt dẻ Trùng Khánh luôn xứng danh Sản vật miền Non nước Cao Bằng.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Miến dong Bắc Kạn: Tinh hoa từ núi rừng vươn xa tầm OCOP

Miến dong Bắc Kạn: Tinh hoa từ núi rừng vươn xa tầm OCOP

Miến dong là một món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được chế biến từ củ dong riềng. Mỗi vùng miền lại có những bí quyết riêng để tạo ra những sợi miến thơm ngon, đặc trưng. Trong đó, miến dong Bắc Kạn nổi tiếng với chất lượng hảo hạng, sợi miến dai ngon, trong suốt, không bị nát khi nấu. Nhờ chất lượng vượt trội, miến dong Bắc Kạn đã khẳng định được vị thế trên thị trường và được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.
Sóc Trăng: OCOP nâng tầm giá trị nông sản, mở rộng thị trường cho hợp tác xã

Sóc Trăng: OCOP nâng tầm giá trị nông sản, mở rộng thị trường cho hợp tác xã

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang phát huy hiệu quả rõ rệt tại Sóc Trăng, giúp các hợp tác xã (HTX) nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và thay đổi tư duy sản xuất.
Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu dùng Việt Nam: Kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng

Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu dùng Việt Nam: Kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng

Chiều 29/12 tại Hà Nội Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu dùng Việt Nam đã tiến hành tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2025. Sau 5 năm tích lũy kinh nghiệm Liên hiệp đã định hình kế hoạch hướng tới công việc theo sứ mệnh, tôn chỉ mà Liên hiệp đã đề ra. Sau khái quát tổng quan của Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Thị Lan Hương, Phó chủ tịch Liện hiệp đã báo cáo tổng kết hoạt động của Liên hiệp trong thời gian qua, đồng thời vạch ra kế hoạch năm 2025 và các năm tới.
Bệ phóng cho nông sản hữu cơ Việt vươn ra thế giới

Bệ phóng cho nông sản hữu cơ Việt vươn ra thế giới

Hợp tác xã đang ngày càng khẳng định vị thế là bệ phóng đưa nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới, đặc biệt là châu Âu - nơi có nhu cầu lớn về nông sản hữu cơ.
Cao Bằng: Chăn nuôi gia cầm bền vững tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Cao Bằng: Chăn nuôi gia cầm bền vững tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành chăn nuôi, tỉnh Cao Bằng tập trung tái đàn, tăng đàn gia cầm, áp dụng kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh. Nhiều hộ dân đã tận dụng các chương trình hỗ trợ, xây dựng mô hình chăn nuôi quy mô lớn, mang lại thu nhập cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Hiện ở Cao Bằng, chăn nuôi gia cầm đang trở thành hướng đi bền vững, mở ra triển vọng phát triển cho nông nghiệp địa phương.
Nông sản hữu cơ Việt Nam tỏa sáng tại các hội chợ triển lãm ở Liên bang Đức

Nông sản hữu cơ Việt Nam tỏa sáng tại các hội chợ triển lãm ở Liên bang Đức

Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ trên thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các thị trường phát triển như Liên bang Đức. Nắm bắt xu thế này, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm hữu cơ, đồng thời tích cực tham gia các triển lãm quốc tế tại Đức để quảng bá và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Sự hiện diện của nông sản hữu cơ Việt Nam tại các triển lãm ở Đức không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều tiềm năng xuất khẩu cho ngành nông nghiệp nước nhà.
OCOP Hà Nam: Hành trình nâng tầm giá trị sản phẩm địa phương

OCOP Hà Nam: Hành trình nâng tầm giá trị sản phẩm địa phương

Chương trình OCOP tại Hà Nam đã đạt được những thành công nhất định trong việc nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Na Lạng Sơn: Hương vị ngọt ngào trên vùng đất biên ải

Na Lạng Sơn: Hương vị ngọt ngào trên vùng đất biên ải

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn được biết đến với những đặc sản nức tiếng gần xa. Trong số đó, na Lạng Sơn, đặc biệt là na Chi Lăng, đã trở thành một thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Vùng đất đá vôi cằn cỗi dưới chân dãy núi Kai Kinh tưởng chừng như khắc nghiệt ấy lại là nơi ươm mầm cho những trái na ngọt ngào, mang đậm hương vị của núi rừng.
Cam Cao Phong - Đặc sản của đất Mường Hòa Bình

Cam Cao Phong - Đặc sản của đất Mường Hòa Bình

Đến với Hòa Bình, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cơ hội thưởng thức những đặc sản địa phương độc đáo. Trong số đó, cam Cao Phong nổi lên như một biểu tượng, một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Với hương vị ngọt thanh, mọng nước, cam Cao Phong đã chinh phục biết bao thực khách và trở thành niềm tự hào của người dân Hòa Bình.
Long An đặt mục tiêu sản lượng lúa năm 2025 đạt 2,95 triệu tấn

Long An đặt mục tiêu sản lượng lúa năm 2025 đạt 2,95 triệu tấn

Sau một năm 2024 với nhiều kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Long An tiếp tục đặt ra mục tiêu phấn đấu sản lượng lúa năm 2025 đạt 2,95 triệu tấn, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 75% tổng sản lượng.
Đồng Tháp: Phát triển ngành cá tra bền vững, hướng đến giá trị gia tăng

Đồng Tháp: Phát triển ngành cá tra bền vững, hướng đến giá trị gia tăng

Tỉnh Đồng Tháp đang tập trung phát triển ngành hàng cá tra theo hướng hiện đại, bền vững, chú trọng sản phẩm giá trị gia tăng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Quảng Nam: 479 sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu nông thôn

Quảng Nam: 479 sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu nông thôn

Quảng Nam đạt được kết quả ấn tượng với 479 sản phẩm OCOP được công nhận sau 7 năm triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", khẳng định sức mạnh của kinh tế nông thôn và nâng cao giá trị nông sản địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính