Thứ ba 29/04/2025 12:01Thứ ba 29/04/2025 12:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính
Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (9/4/2025).

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là: Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết: Qua hơn một năm triển khai, Đề án đã từng bước khẳng định tính đúng đắn, cần thiết và bước đầu mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, thói quen trong sản xuất lúa gạo của bà con nông dân đã dần thay đổi theo hướng tăng giá trị, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Đề án đã được các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển quan tâm, đồng hành, hỗ trợ về kỹ thuật, tín dụng và phát triển thị trường.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đã chú trọng hơn đến liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi sang quy trình canh tác bền vững như: Quản lý nước tưới tiên tiến, sử dụng phân bón hợp lý, xử lý rơm rạ… được áp dụng ngày càng rộng rãi, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành và của các địa phương, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam gắn với chất lượng cao, phát thải thấp và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.

Lúa gạo - một trong những ngành hàng xuất khẩu chiến lược chắc chắn không nằm ngoài xu hướng này. Việc dán nhãn “gạo phát thải thấp” sẽ trở thành điều kiện tiên quyết để được chấp nhận ở nhiều thị trường.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Đến nay, cả 12 tỉnh trong vùng đề án đều đăng ký tham gia với tổng diện tích là 1.015 nghìn ha. Trong đó, có một số tỉnh đăng kí diện tích lớn như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh.

Cụ thể, đã triển khai 7 mô hình điểm cấp Trung ương tại 5 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường.

Các mô hình giúp giảm chi phí sản xuất từ 8,2% đến 24,2% nhờ giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm 30-70 kg phân bón/ha, giảm 1-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và cắt giảm 30-40% lượng nước tưới. Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7,0%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12-50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Quan trọng hơn, mô hình đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình 2,0-12,0 tấn CO2 tương đương/ha.

Đặc biệt, toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp cam kết bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg thóc, tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân tham gia.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính
Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy cho biết: Qua hơn một năm triển khai, Đề án đã từng bước khẳng định tính đúng đắn, cần thiết và bước đầu mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa.

Theo số liệu công bố của Cục Thống kê, quý I năm 2025, GDP nông nghiệp tăng trưởng 3,74% (cao nhất kể từ năm 2019 sau đại dịch COVID-19). Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,7%. Trong đó, trồng trọt tăng 2,98%, chăn nuôi tăng 4,55%, lâm nghiệp tăng 6,67% và thuỷ sản tăng 3,98%. Đây là các kết quả đáng khích lệ, thể hiện được quyết tâm của toàn ngành trong việc đóng góp vào tăng trưởng năm 2025 của cả nước đạt 8%. Xuất khẩu thủy sản tiến tới 65 tỷ USD trong năm 2025.

Để đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thực sự hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong giai đoạn tới, ông Duy đề nghị các địa phương khẩn trương ban hành chính sách hỗ trợ, bố trí kinh phí theo thẩm quyền, ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy đề nghị chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí đủ nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân tiếp cận vay vốn triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy giao Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục hướng dẫn các địa phương rà soát, đăng ký diện tích, xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2025-2030. Khẩn trương hoàn thiện quy trình đo đếm, báo cáo và kiểm định kết quả phát thải (MRV), quy trình canh tác bền vững trong phạm vi Đề án, báo cáo Bộ xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện.

Đối với Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy giao phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho bà con nông dân tham gia đề án.

Đối với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy giao hoàn thiện và triển khai các quy chế về liên kết chuỗi sản xuất, hỗ trợ hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia Đề án.

Đối với Vụ Hợp tác quốc tế, phải phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu tham mưu, trình thành lập tổ đàm phán thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA); tổ chức làm việc với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) để hiểu thông suốt các quy định pháp lý cho việc đàm phán thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA); phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư và triển khai nghiên cứu tiền khả thi cho dự án vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các vùng tham gia đề án.

Bài liên quan

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trình Chính phủ về chính sách đất đai cho chính quyền địa phương hai cấp trong quý II

Trình Chính phủ về chính sách đất đai cho chính quyền địa phương hai cấp trong quý II

Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai sẽ được trình Chính phủ trước ngày 1/6/2025.
Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa chỉ đạo, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025.
Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Đội Quản lý thị trường số 17 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Phòng PC03 (Công an thành phố Hà Nội) đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại thực phẩm Xuân Thắng (thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).
5 thủ tục hành chính cấp xã được chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo

5 thủ tục hành chính cấp xã được chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Quyết định số 967/QĐ-BNNMT về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam. Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Nông sản hữu cơ trên sàn TMĐT: Thật giả lẫn lộn, ai bảo vệ người tiêu dùng?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mở ra cơ hội lớn cho nông sản hữu cơ tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính sự thuận tiện và phát triển nhanh chóng của hình thức kinh doanh này lại đang tạo ra nhiều bất cập, trong đó nổi bật là tình trạng “thật giả lẫn lộn”. Người tiêu dùng đứng giữa “ma trận” hàng hóa, khó lòng phân biệt được đâu là nông sản hữu cơ đạt chuẩn, đâu là chiêu trò tiếp thị.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được xem là một di sản sống về nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Sử dụng AI dự báo thời tiết: Cuộc cách mạng trong kỷ nguyên số

Sử dụng AI dự báo thời tiết: Cuộc cách mạng trong kỷ nguyên số

Dự báo thời tiết từ lâu đã là một lĩnh vực khoa học phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa vật lý học, toán học và công nghệ để giải mã những biến động khó lường của khí quyển. Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, mang đến cuộc cách mạng trong cách chúng ta dự đoán và hiểu về thời tiết. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, học hỏi từ các mẫu hình phức tạp và đưa ra những phân tích sâu sắc, AI hứa hẹn sẽ nâng cao độ chính xác, tốc độ và phạm vi của dự báo thời tiết lên một tầm cao mới.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản xứ Đoài

Cam Canh, một loại trái cây đặc sản nổi tiếng của miền Bắc, từ lâu đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Không chỉ là một loại quả tráng miệng quen thuộc, cam Canh còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Theo dự kiến trong năm 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng các loại, riêng đối với sản phẩm chủ lực là cây chè tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 24.000ha chè, trong đó 70% diện tích được cấp mã số vùng trồng.
Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, đặc sản nổi tiếng của vùng đất trung du

Bưởi Đoan Hùng, một đặc sản nức tiếng của vùng đất Phú Thọ, từ lâu đã khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, bưởi Đoan Hùng còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, gắn liền với vùng đất cội nguồn.
Giúp nông dân Thái Nguyên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp

Giúp nông dân Thái Nguyên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp

Từ đầu năm 2025, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào “Bình dân học AI” nhằm phổ cập trí tuệ nhân tạo (AI) cho hội viên nông dân, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả lao động và nguồn thu nhập.
Điện lực Hòa Bình: Nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp bền vững

Điện lực Hòa Bình: Nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp bền vững

Hòa Bình, một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn được biết đến là nơi tọa lạc của nhà máy thủy điện Hòa Bình, một công trình mang tầm vóc quốc gia. Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, nguồn điện ổn định từ nhà máy này còn đóng góp to lớn vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Điện lực Hòa Bình đã và đang trở thành nền tảng vững chắc, tạo động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển bền vững của nền nông nghiệp địa phương.
Du lịch canh nông - Hướng đi bền vững cho nông thôn Việt Nam

Du lịch canh nông - Hướng đi bền vững cho nông thôn Việt Nam

Trong bối cảnh ngành du lịch cần đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển bền vững và gắn kết sâu sắc với đời sống bản địa, du lịch canh nông đang nổi lên như một mô hình tiềm năng, kết nối giữa sản xuất nông nghiệp và trải nghiệm du lịch.
Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù - Hương vị núi rừng Tây Bắc

Gạo Séng Cù, một cái tên nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại ẩn chứa cả một câu chuyện về hương vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Đây không chỉ là một loại lương thực đơn thuần, mà còn là một đặc sản, một niềm tự hào của người dân nơi đây, mang trong mình những giá trị văn hóa và kinh tế sâu sắc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính