Thứ sáu 17/01/2025 04:18Thứ sáu 17/01/2025 04:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Điều cần biết khi chế biến thực phẩm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chị em nội trợ chế biến thịt cần chú ý nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Điều cần biết khi chế biến thực phẩm
ảnh minh họa

Không sử dụng chung thớt cho thịt và rau, đồ sống và chín

Thịt chưa nấu chín sẽ để lại vi khuẩn trên tất cả mọi thứ nó chạm vào, kể cả thớt, xoong nồi và bàn tay bạn. Tốt nhất bạn nên có hai thớt riêng biệt cho thịt và rau, đồ sống, đồ chín, hoặc nếu không hãy dùng nước nóng, dầu rửa khử trùng thớt khi bạn chuyển sang xử lý thực phẩm tiếp theo.

Không đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc thịt

Sai lầm sẽ khiến các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, đó là chưa kể mùi vị cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.

Không nấu thịt khi chưa được rã đông

Thịt chưa được rã đông khi cho vào nấu bên ngoài thịt sẽ chín trước và bên trong thịt vẫn còn sống. Vì vậy, trước khi nấu cần rã đông thịt 1 giờ, khi nấu thịt sẽ chín đều nhau. Không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thịt đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.

Thịt sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại và không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu. Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông ở nhiệt độ thích hợp. Bọc kín thịt trong túi nilon để chất dinh dưỡng không bị mất đi. Bạn có thể cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Điều cần biết khi chế biến thực phẩm
Không để thịt, cá trong tủ lạnh quá lâu

Không cho quá nhiều thịt vào cùng một lúc

Vì để tiết kiệm thời gian tránh phải chờ đợi quá lâu mà nhiều chị em đã cho rất nhiều thịt vào chảo cùng một lúc, thậm chí là hết luôn cả phần thịt. Điều này thật sự là một sai lầm mà nhiều người mắc phải. Khi cho quá nhiều thịt vào, nhiệt độ sẽ giảm và thịt không thể chín đều, màu sắc cũng không đồng nhất, như vậy càng làm mất nhiều thời gian của chúng ta hơn. Cách tốt nhất là nên cho một lượng thịt vừa phải vào để thịt ngấm đều gia vị, chín đều, màu sắc đẹp mắt.

Không luộc quá kỹ

Chúng ta thường nghĩ rằng thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm xương, không ít người nấu cho đến khi xương cũng mềm ra mới tắt bếp. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C các axit amin, creatinin, đường và hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.

Thịt xông khói không chiên trong chảo nóng

Có không ít chị em nội trợ hay cho thịt xông khói vào chảo đang nóng mà không hay biết cách làm của mình đã vô tình gây hại cho sức khỏe gia đình. Thịt xông khói khi tiếp xúc với dầu ăn có nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất độc gây ung thư. Do đó, không nên cho thịt xông khói vào chảo dầu nóng, mà nên cho thịt trực tiếp vào chảo nóng không dầu, tự phần mỡ của thịt sẽ chảy ra và không làm cho thịt bị cháy.

Không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu

Đối với các loại thịt, gia cầm và nhất là thủy sản còn sống, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Các loại thịt bò, thịt đã qua chế biến có thể để đến 5 ngày. Bởi vậy, nếu bạn xác định ăn không hết các loại thực phẩm mua về, hãy đóng gói cẩn thận và cho lên ngăn đá./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên động vật

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên động vật

Mặc dù dịch bệnh trên động vật cơ bản được kiểm soát trong năm 2024, nhưng thời điểm giao mùa, với những biến động về thời tiết, cùng với sự gia tăng nhu cầu vận chuyển, giết mổ động vật dịp Tết Nguyên đán đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch hữu cơ

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ếch hữu cơ

Nuôi ếch hữu cơ là một phương pháp nuôi ếch theo hướng thuận theo tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng. Phương pháp này tập trung vào việc tạo môi trường sống tốt nhất cho ếch, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và cho ra sản phẩm thịt an toàn, chất lượng cao.
Hà Nam tập trung "giữ nước" cho vụ xuân 2025

Hà Nam tập trung "giữ nước" cho vụ xuân 2025

Vụ xuân 2025, Hà Nam đang chạy đua với thời gian để đảm bảo nước tưới cho hơn 26.000 ha lúa. Các đơn vị thủy nông đã chủ động vận hành hệ thống thủy lợi, khắc phục khó khăn do mực nước sông xuống thấp, hướng tới một mùa bội thu.
Bưởi Phú Bình: Vươn lên nhờ khoa học kỹ thuật

Bưởi Phú Bình: Vươn lên nhờ khoa học kỹ thuật

Huyện Phú Bình đang tập trung phát triển cây bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế.
Nông nghiệp xanh ở Nghệ An: Bước đột phá và thử thách mới trong năm 2025

Nông nghiệp xanh ở Nghệ An: Bước đột phá và thử thách mới trong năm 2025

Nông nghiệp Nghệ An đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng nông nghiệp xanh, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, mô hình này cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai.
Sản phẩm OCOP Nghệ An "đón sóng" thị trường Tết 2025

Sản phẩm OCOP Nghệ An "đón sóng" thị trường Tết 2025

Chỉ còn ba tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang khẩn trương đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường dịp Tết. Trong không khí sôi động chuẩn bị cho năm mới, các sản phẩm OCOP của Nghệ An không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn bắt đầu chiếm lĩnh các thị trường lớn, trở thành lựa chọn phổ biến trong các giỏ quà Tết.
Cúm gia cầm ở Mỹ: Bóng ma đại dịch mới

Cúm gia cầm ở Mỹ: Bóng ma đại dịch mới

Lo ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm đang gia tăng sau khi Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus H5N1.
Đông Hòa (Phú Yên): Vượt khó gieo sạ lúa Đông Xuân, hướng đến mùa vàng bội thu

Đông Hòa (Phú Yên): Vượt khó gieo sạ lúa Đông Xuân, hướng đến mùa vàng bội thu

Mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa lũ cuối năm, nông dân thị xã Đông Hòa (Phú Yên) vẫn nỗ lực gieo sạ lúa Đông Xuân 2024-2025. Với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương và tinh thần chủ động của người dân, thị xã đang hướng đến một mùa vàng bội thu.
Long An chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân đón Tết Nguyên đán 2025

Long An chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân đón Tết Nguyên đán 2025

Nhằm bảo đảm người dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi và lành mạnh, UBND tỉnh Long An đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y trong chăn nuôi.
Nhật Bản: Cúm gia cầm bùng phát, hàng triệu gia cầm bị tiêu hủy

Nhật Bản: Cúm gia cầm bùng phát, hàng triệu gia cầm bị tiêu hủy

Dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng tại Nhật Bản, buộc chính quyền phải tiêu hủy hàng triệu con gia cầm trong những ngày cuối năm 2024 và đầu năm 2025.
Ủ Phân Compost: Bí quyết cho ruộng vườn xanh tươi

Ủ Phân Compost: Bí quyết cho ruộng vườn xanh tươi

Ủ phân compost, hay còn gọi là ủ phân hữu cơ, là quá trình phân hủy các chất hữu cơ như lá cây, cành cây, vỏ trái cây, phân động vật thành một loại phân bón giàu dinh dưỡng. Đây là một phương pháp hữu ích để giảm lượng rác thải hữu cơ, đồng thời tạo ra một nguồn phân bón tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho cây trồng.
Mùa xuân yêu thương và khát vọng về một nền Nông nghiệp hữu cơ

Mùa xuân yêu thương và khát vọng về một nền Nông nghiệp hữu cơ

Mùa xuân, với những cơn mưa phùn nhẹ nhàng và những chồi non biếc xanh, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca và nghệ thuật. Trong văn hóa Việt Nam, mùa xuân còn mang ý nghĩa đặc biệt, là sự khởi đầu mới, là mùa của hy vọng và những ước mơ. Cùng với không khí tươi vui của những ngày Tết cổ truyền, mùa xuân cũng là thời điểm để chúng ta suy ngẫm về những giá trị bền vững, trong đó có nền nông nghiệp hữu cơ - một hướng đi đầy tiềm năng cho tương lai của đất nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính