Thứ tư 23/04/2025 19:31Thứ tư 23/04/2025 19:31 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận của người dân về áp dụng QCVN khí thải

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, tính toán phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm về khí thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình thực hiện lộ trình áp dụng QCVN về khí thải, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các đô thị lớn.
Ảnh minh họa.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, đánh giá đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để xây dựng, ban hành QCVN về khí thải và lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ảnh minh họa.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 111/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng Quy chuẩn quốc gia về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành.

Thông báo kết luận nêu rõ, việc khẩn trương xây dựng Quy chuẩn quốc gia (QCVN) khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là hết sức cần thiết và cấp bách, đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã triển khai xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trong đó Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng QCVN khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành, tổ chức thẩm tra, thẩm định theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, thẩm tra, thẩm định các QCVN về khí thải còn có sự lúng túng, chưa thống nhất về cơ quan chủ trì xây dựng, ban hành QCVN, chậm xây dựng lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành; vì vậy, các cơ quan, đơn vị cần tập trung nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và trật tự, an toàn giao thông đường bộ để khẩn trương xây dựng, ban hành các QCVN và lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành.

Để khẩn trương hoàn thiện, ban hành QCVN khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, đánh giá đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để xây dựng, ban hành QCVN về khí thải và lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Trong đó, khẩn trương ban hành theo thẩm quyền QCVN về khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành trong tháng 3 năm 2025, ban hành QCVN về khí thải đối với xe mô tô đang lưu hành trong tháng 4 năm 2025; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành trong tháng 3 năm 2025; trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với xe mô tô đang lưu hành trong tháng 4 năm 2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, tính toán phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm về khí thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình thực hiện lộ trình áp dụng QCVN về khí thải, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam khẩn trương cung cấp thông tin, dữ liệu kiểm định khí thải ô tô đang lưu hành cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 20 tháng 3 năm 2025 để Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện QCVN nêu trên.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Tư pháp, Nông nghiệp và Môi trường làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tính toán phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm về khí thải; xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng và chuyển đổi phương tiện sang sử dụng phương tiện giao thông xanh.

Bộ Xây dựng cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rà soát lại quy hoạch đô thị để điều chỉnh, bổ sung; trong đó nghiên cứu xây dựng các làn đường, tuyến đường dành riêng cho từng loại phương tiện (xe buýt, xe mô tô, xe đạp…) và cho người đi bộ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thân thiện với môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình xây dựng, ban hành QCVN và lộ trình áp dụng QCVN về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành.

Đến năm 2050, Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng khí nhà kính về Zero Đến năm 2050, Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng khí nhà kính về Zero

Ngành Nông nghiệp Việt Nam thải ra trung bình mỗi năm 96,7 triệu tấn CO2, chăn nuôi “đóng góp” vào việc phát thải khí nhà ...

Tín chỉ carbon: Mở ra tương lai mới cho giao thông Việt Nam Tín chỉ carbon: Mở ra tương lai mới cho giao thông Việt Nam

Dự án thí điểm tín chỉ carbon cho xe máy điện của do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mở ra hướng đi ...

Vingroup khởi động chiến dịch Vingroup khởi động chiến dịch "Vì Thủ đô trong xanh" - kêu gọi mọi người chung tay giảm thiểu lượng khí thải

Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”, kêu gọi cộng đồng nâng ...

Bài liên quan

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhất là khi người dân và các nhà sản xuất đang dần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, và bền vững. Đây cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh.
Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đăk Hà, UBND thành phố Kon Tum kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Từ rừng ngập mặn đến thị trường quốc tế: Hành trình của tôm sinh thái Cà Mau

Từ rừng ngập mặn đến thị trường quốc tế: Hành trình của tôm sinh thái Cà Mau

Nhờ mô hình nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn, hàng ngàn hộ dân Cà Mau không chỉ giữ gìn hệ sinh thái quý giá mà còn vươn ra thị trường thế giới với những chứng nhận quốc tế danh giá. Đây là minh chứng sống động cho sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường – một hướng đi bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Ngày 15/4/2025, Vườn quốc gia Bạch Mã chính thức thông báo “Về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Bạch Mã”. Đây là bước đi chiến lược nhằm khai thác hợp lý tiềm năng thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế xanh gắn với bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
P4G và sứ mệnh thông qua cơ chế hợp tác phát triển

P4G và sứ mệnh thông qua cơ chế hợp tác phát triển

Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và các Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) là một sáng kiến toàn cầu với mục tiêu đầy tham vọng là trở thành diễn đàn hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy các quan hệ đối tác công tư hữu hình ở quy mô lớn. Những hợp tác này được thiết kế để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu.
Tài nguyên thiên nhiên: Nền tảng của sự sống và phát triển

Tài nguyên thiên nhiên: Nền tảng của sự sống và phát triển

Tài nguyên thiên nhiên, theo định nghĩa rộng nhất, bao gồm tất cả các vật chất và năng lượng tồn tại một cách tự nhiên trên Trái đất mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình. Từ không khí chúng ta hít thở, nước chúng ta uống, đất đai chúng ta canh tác, đến khoáng sản, rừng cây, động vật hoang dã và các nguồn năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió và địa nhiệt, tất cả đều là những thành phần thiết yếu của tài nguyên thiên nhiên. Chúng không chỉ là nền tảng vật chất cho sự tồn tại của loài người mà còn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi quốc gia.
Thời tiết hanh khô, miền Bắc xảy ra 72 vụ cháy rừng trong ba ngày

Thời tiết hanh khô, miền Bắc xảy ra 72 vụ cháy rừng trong ba ngày

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ba ngày qua 25 tỉnh miền Bắc xảy ra 72 vụ cháy rừng. Nhiều nhất là Lạng Sơn 18 vụ; Tuyên Quang 8; Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên mỗi nơi 6 vụ.
Hải Dương chuyển cấp cháy rừng sang cấp V - Cấp cực kỳ nguy hiểm

Hải Dương chuyển cấp cháy rừng sang cấp V - Cấp cực kỳ nguy hiểm

Ngày 15/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương vừa ra văn bản số 117/TB-CCKL thông báo chuyển cấp cháy rừng từ cấp IV - Cấp nguy hiểm, sang cấp V - Cấp cực kỳ nguy hiểm trên địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn.
Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, dự án lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất Chương trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2026 - 2030.
Tiền Giang đưa hơn 20 nghìn hecta vào vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Tiền Giang đưa hơn 20 nghìn hecta vào vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao với diện tích 20.787ha, chiếm 49% diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh.
Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, với tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng.
Hành trình "bắt tay" ba di sản: Khi ký ức văn hóa được kết nối

Hành trình "bắt tay" ba di sản: Khi ký ức văn hóa được kết nối

Sự bắt tay giữa ba tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An mở ra hướng đi mới cho du lịch di sản, nhấn mạnh tính kết nối, bền vững và mang đậm bản sắc văn hóa địa phương
Phong Nha-Kẻ Bàng điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Phong Nha-Kẻ Bàng điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình vừa được Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...
An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Vụ đông xuân 2024-2025, ngành nông nghiệp An Giang đã phối hợp cùng các địa phương triển khai 40 mô hình trình diễn với tổng diện tích 566 ha, trong đó 38 mô hình đã thu hoạch. Kết quả cho thấy năng suất tăng bình quân 0,78 tấn/ha, lợi nhuận tăng hơn 9,3 triệu đồng/ha.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính