Thứ tư 14/05/2025 22:56Thứ tư 14/05/2025 22:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nghị quyết Huyện ủy Na Rì (Bắc Kạn) đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp huyện phát triển toàn diện, bền vững, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung gắn với sản xuất hàng hoá có giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất
Với vùng nguyên liệu cây dong riềng tập trung có diện tích lớn, thích hợp cho việc người dân sản xuất ra miến dong theo quy mô công nghiệp.

Tạo cơ chế phát triển

Ngày 15/10/2021, Huyện ủy Na Rì (Bắc Kạn) ban hành Nghị quyết số 15-NQ/HU về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp huyện phát triển toàn diện, bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung gắn với sản xuất hàng hoá có giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững trên cơ sở tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển cây, con có giá trị kinh tế cao; đảm bảo an ninh lương thực; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ, ngành nghề góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho nhân dân, nhất là ở các vùng khó khăn. Trong giai đoạn 2015-2020 huyện Na Rì đã quan tâm và chỉ đạo thực hiện sản xuất nông, lâm nghiệp đạt được một số kết quả tích cực như sau:

Tổng diện tích gieo trồng hằng năm bình quân 9.687 ha; trong đó cây lúa bình quân thực hiện 3.951 ha/năm, lúa chất lượng là 447 ha/năm. Tổng sản lượng lương thực 33.999 tấn/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 807,53 kg/người/năm.

Riêng cây dong riềng diện tích thực hiện bình quân 5 năm đạt 344 ha/năm, năng suất bình quân đạt 737 tạ/ha, sản lượng 25.353 tấn. Có 06 Hợp tác xã chế biến miến gồm: HTX Tài Hoan, HTX Việt Cường, HTX Thắm Lượng, HTX Huấn Liên, HTX Côn Minh. Sản phẩm miến được cấp giấy chứng nhận OCOP là 6 đơn vị và 01 sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Phát triển vùng trồng cây ăn quả được 808 ha (trong đó: Cam 324 ha; quýt 170 ha; Hồng không hạt 57 ha và các cây ăn quả khác 257 ha) tại các xã Kim Lư, Cường Lợi, Sơn Thành, Văn Minh, Liêm Thủy, thị trấn Yến Lạc, … Trong đó, diện tích đã được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm các HTX trồng cây ăn quả: Khuổi Nằn 2, HTX Kim Lư. Có 4 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP.

Diện tích dược liệu trong những năm gần đây được HTX Văn Lang HT, HTX trồng và chế biến dược liệu Bảo Châu liên kết sản xuất mở rộng diện tích trồng đến nay có 110,5 ha gồm các loại cây: Thạch đen, Cà gai leo, Xạ đen, Hà thủ ô, Giảo cổ lam tại xã Văn Vũ, Văn Lang, Văn Minh, Trần Phú,…

Công tác phát triển chăn nuôi trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, tổng đàn trâu, bò, ngựa hiện có 9.152 con; dê 2.457 con; lợn 18.113 con; gia cầm 336.657 con. Trong 5 năm tổng sản lượng thịt hơi (tính trên số con xuất bán, giết mổ) bình quân cả giai đoạn đạt 2.556,01 tấn/ năm, so với năm 2015 (805 tấn) tăng 2.888,32 tấn (tăng cao nhất năm 2019 là 3.693,7 tấn); đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn.

Việc ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, sự hỗ trợ của các chương trình, dự án dành cho phát triển chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tự cung, tự cấp sang chăn nuôi chuyên biệt, sản xuất hàng hóa đã thu hút một số HTX, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi như HTX Trần Phú, HTX Chi Lăng (Xuân Dương), HTX An Diệp và các nhóm hộ tại các xã Quang Phong, Đổng Xá, Sơn Thành,…Trong đó có 03 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP (Gà thịt, lợn thịt bản địa, lạp sườn gừng đá).

Diện tích nuôi thủy sản trện địa bàn huyện là 333 ha; sản lượng trong 5 năm đạt 3.090,01 tấn (bình quân 618 tấn/năm), tăng 66,95 tấn so năm 2015; tập trung phát triển thủy sản tại các xã Kim Lư, Văn Minh, Văn Lang, Văn Vũ,… chủ yếu là các loài cá chép, rô phi đơn tính, trắm cỏ, trôi,…

Toàn huyện có 13.389,63 ha rừng trồng, trong đó diện tích trồng rừng giai đoạn 2015-2019 là 5.246,71 ha, bình quân mỗi năm trồng được 1.049,34 ha. Trong đó có khoảng 2.595,7 ha cây keo và 7.461,17 ha cây mỡ, 700 ha cây quế; hiện có 44 cơ sở (5 tổ chức, doanh nghiệp và 39 hộ kinh doanh cá thể, bao gồm cả các cơ sở hoạt động không thường xuyên) sản xuất các sản phẩm đơn giản như gỗ xẻ, ván bóc, băm dăm, đồ mộc thông thường phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản thấp, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ của người dân trong huyện, chưa tạo động lực cho phát triển sản xuất quy mô lớn.

Công tác phát triển kinh tế tập thể gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn được địa phương quan tâm đầu tư hỗ trợ kịp thời, đến nay có 40 HTX (trong đó: Nông nghiệp 36 HTX; lĩnh vực khác 04 HTX) và 108 tổ hợp tác, hoạt động chủ yếu trồng dong riềng lên luống cao, trồng bí xanh thơm, trồng gừng, trồng khoai tây, chăn nuôi gà thả vườn, nuôi trâu, bò vỗ béo,... Bên cạnh đó có một số cơ sở chế biến đã gắn kết sản xuất hàng hóa với tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm đưa ra thị trường được người tiêu dùng biết đến như miến dong, gà thả đồi, thịt lợn đen bản địa,...

Hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2015 - 2020, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ bảy quyết nghị một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nông, lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

Tập trung phát triển ngành nông nghiệp làm trọng tâm để thúc đẩy nền kinh tế của huyện; khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước sạch, đa dạng sinh học. Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành; mở rộng liên kết sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao và đổi mới quan hệ sản xuất, kinh doanh để nâng cao chuỗi giá trị, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cây dong riềng: Hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm dong riềng một cách hiệu quả, bền vững nhằm phát triển vùng nguyên liệu ổn định 300 ha (trong đó diện tích chứng nhận hữu cơ/ATTP 200 ha), sản lượng củ 23.400 tấn, đáp ứng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm tinh bột, sản phẩm miến dong phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây ăn quả: Phấn đấu thực hiện 700 ha, trong đó: Cây cam 400 ha (diện tích cấp chứng nhận: ATTP 240 ha, VietGap/ Hữu cơ 20 ha; diện tích được cấp mã số vùng trồng 30 ha). Cây hồng không hạt 300 ha (diện tích cấp chứng nhận: ATTP 50 ha; diện tích được cấp mã số vùng trồng 20 ha).

Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất
Các công nhân đang đóng gói sản phẩm miến dong tại Hợp tác xã Tài Hoan ở thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Cây dược liệu: Phấn đấu thực hiện 200 ha (bao gồm các cây: Thạch đen, cà gai leo, xạ đen, khôi nhung, hà thủ ô, giảo cổ lam,…).

Chăn nuôi: Tổng đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) phấn đấu 10.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân mỗi năm 3.000 tấn và có 04 trang trại quy mô vừa và nhỏ. Tổng đàn lợn duy trì ổn định 20.000 con/năm; số con xuất chuồng bình quân 23.000 con/năm, tương đương với sản lượng thịt lợn hơi khoảng 1.450 tấn/năm và có 06 trang trại quy mô vừa và nhỏ.

Đối với sản phẩm lâm sản (gỗ): Phấn đấu diện tích rừng trồng của toàn huyện 15.000 ha, diện tích khai thác trung bình từ 300 - 400 ha/ năm với trữ lượng khoảng 30.000-40.000 m3/năm, sau khi khai thác thì tiến hành trồng lại rừng trong đó trồng khoảng 1/3 diện tích này theo hướng kinh doanh cây gỗ lớn. Các diện tích trồng rừng tập trung nguyên liệu cho chế biến phấn đấu có 100 ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững hoặc chứng chỉ FSC; 50% sản lượng khai thác gỗ keo, mỡ, quế được chế biến thô tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Tại Nghị quyết này cũng chỉ rõ việc cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường; tăng cường liên kết sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị để tăng thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Kịp thời tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị quyết thông qua các phương tiện truyền thông, hội nghị, họp giao ban... đến các cơ quan, đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nông dân trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

Củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong phát triển nông lâm nghiệp: Tiếp tục hướng dẫn các cở sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng sản xuất liên kết, củng cố các mối liên kết theo chuỗi để đảm bảo sản xuất bền vững như xây dựng kế hoạch, phương án mở rộng các ngành nghề dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú trọng đối với các loại sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của địa phương theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân, huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển nông lâm thủy sản; lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ người sản xuất và liên kết với các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị. Tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,…).

Về xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp của huyện như: Tham gia các hội chợ, tuần lễ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp do tỉnh và các địa phương trong và ngoài tỉnh tổ chức; tổ chức hội thi, lễ hội về các loại nông sản, tôn vinh tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong sản xuất các loại nông sản có năng suất, giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông lâm sản của huyện; tăng cường thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông lâm sản của địa phương tới thị trường trong nước và ngoài nước; tích họp truy xuất nguồn gốc nông, lâm sản của địa phương để nâng tầm của sản phẩm nông sản của địa phương.

Về cơ chế chính sách, thu hút đầu tư: Thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết này. Rà soát các cơ chế, chính sách quản lý, ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã ban hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa tập trung bảo đảm đồng bộ, thiết thực, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.

Bài liên quan

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát với tổng số 1.970 căn nhà đã khởi công và hoàn thành, đạt 41,77% so với kế hoạch đề ra.
Bắc Kạn: Tiếp tục sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

Bắc Kạn: Tiếp tục sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

Ngày 02/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 103-KL/TW về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
Tạo "hành lang" chính sách tốt để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

Tạo "hành lang" chính sách tốt để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND huyện Na Rì sát sao trong việc tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành trong thời gian qua nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
Hải Phòng: Hỗ trợ 375 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp mỗi năm

Hải Phòng: Hỗ trợ 375 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp mỗi năm

UBND TP. Hải Phòng đề xuất kế hoạch mạnh tay đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2026 – 2030, với tổng mức chi mỗi năm lên đến 375 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh hiện có trên 40 nguồn gen đang được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Bình Liêu, Quế Quảng Ninh, Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích tím, Đẳng sâm, gà Tiên Yên, lợn Hương, gà bản Đầm Hà, lúa chiêm đá Quảng Ninh, lúa Bao thai lùn, lúa Nếp cái hoa vàng, cùng các loại cây ăn quả như Na dai, Vải u sần, Cam Vạn Yên, Lạc Đầm Hà, Củ cải Đầm Hà... đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.
Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Văn bản số 1070/UBND-KTN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ tại các vùng nông thôn Việt Nam đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch và an toàn tăng cao, cũng như việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết. Quá trình phát triển này có nhiều tiềm năng to lớn, tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức trở ngại.
Phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm trụ đỡ, góp phần xoá đói giảm nghèo

Phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm trụ đỡ, góp phần xoá đói giảm nghèo

Đánh giá kết quả, hiệu quả thời gian qua trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, như đổi mới tư duy trong và phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm trụ đỡ, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa đất nước thoát nghèo; tập trung cho 3 đột phá chiến lược, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả; tạo đà, tạo lực, tạo thế đưa đất nước trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, rồi nhìn xa, trông rộng hơn là trở thành đất nước phát triển có thu nhập cao. Tuy nhiên, những kết quả đạt được so yêu cầu phát triển và quyền hưởng thụ của người dân thì chưa được cao.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sản phẩm hữu cơ ngày càng mang nhiều lợi ích quan trọng trong xã hội hiện đại

Sản phẩm hữu cơ ngày càng mang nhiều lợi ích quan trọng trong xã hội hiện đại

Hiện nay con người đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp sống lành mạnh và thân thiện với thiên nhiên. Một trong những lựa chọn được quan tâm hàng đầu là việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Sản phẩm hữu cơ bao gồm, thực phẩm, mỹ phẩm, và cả hàng tiêu dùng, là những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng chất hóa học tổng hợp, không biến đổi gen, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Sản phẩm hữu cơ mang lại nhiều lợi ích trong xã hội hiện đại, từ sức khỏe, môi trường, kinh tế – xã hội, không những vậy, trong tương lai không xa sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng toàn cầu.
Tạo "hành lang" chính sách tốt để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

Tạo "hành lang" chính sách tốt để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND huyện Na Rì sát sao trong việc tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành trong thời gian qua nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái đất đai và nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng, nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành một hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Không giống như nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Trong chuỗi hoạt động đó, con người là nhân tố trung tâm, từ hoạch định, canh tác, giám sát đến tiêu thụ sản phẩm.
Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng như một “lời hứa” về thực phẩm an toàn và phát triển bền vững. Thế nhưng, hàng loạt hành vi từ chính con người đang từng ngày phá vỡ lời hứa đó, dù vô tình hay có chủ đích.
Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và mật độ chăn nuôi đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải chăn nuôi. Với thành phần phức tạp và hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải chăn nuôi nếu không được quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Thực phẩm giả và kém chất lượng nỗi lo không của riêng ai

Thực phẩm giả và kém chất lượng nỗi lo không của riêng ai

Thực phẩm đóng vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất và lưu hành thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế và trật tự xã hội. Tại Việt Nam, vấn đề này vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thực hành Nông nghiệp Tốt Toàn cầu GLOBALG.A.P.

Thực hành Nông nghiệp Tốt Toàn cầu GLOBALG.A.P.

Ngày nay nhu cầu về thực phẩm an toàn, chất lượng và bền vững ngày càng tăng, tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. đã nổi lên như một khuôn khổ quan trọng, định hình cách thức sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. Với tên gọi đầy đủ là Global Good Agricultural Practices (Thực hành Nông nghiệp Tốt Toàn cầu), GLOBALG.A.P. không chỉ là một bộ quy tắc đơn thuần mà còn là một cam kết hướng tới một nền nông nghiệp có trách nhiệm về mặt môi trường, xã hội và kinh tế.
Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Bắt kịp xu hướng hữu cơ: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam

Bắt kịp xu hướng hữu cơ: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng tất yếu không chỉ tại các quốc gia phát triển mà còn tại Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch và an toàn, nông nghiệp hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức và cần những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa
Bài báo nhỏ và sức lan tỏa, sai thì nhận lỗi thôi

Bài báo nhỏ và sức lan tỏa, sai thì nhận lỗi thôi

Sức lan tỏa của một bài báo thể hiện qua khả năng tiếp cận và tác động đến đông đảo độc giả. Nó được đo bằng số lượt xem, chia sẻ, bình luận, trích dẫn trên các nền tảng khác nhau. Nội dung hấp dẫn, độc đáo, mang tính thời sự và hữu ích, là chìa khóa để một bài báo có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng.
Đòn bẩy phát triển Nông nghiệp Hữu cơ và kinh tế tư nhân

Đòn bẩy phát triển Nông nghiệp Hữu cơ và kinh tế tư nhân

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức về môi trường, an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng, nông nghiệp hữu cơ nổi lên như một xu hướng tất yếu, mang lại những giá trị to lớn cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển bền vững của xã hội. Kinh tế tư nhân, với sự năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hiện thực hóa tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ, tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sinh kế ven bờ. Trước thực trạng đó, địa phương phối hợp triển khai dự án bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững nhằm phục hồi môi trường biển và phát triển kinh tế cộng đồng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính