Thứ sáu 18/04/2025 00:36Thứ sáu 18/04/2025 00:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cơ hội để nông sản Việt Nam vào thị trường lớn Saudi Arabia

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thị trường Saudi Arabia có nhu cầu rất lớn đối với nông sản, thủy sản và thực phẩm Halal, điều này giúp Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Các sản phẩm từ Việt Nam như gạo, tiêu, và hải sản đã và đang được tiêu thụ mạnh tại đây.
Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út hỗ trợ trưng bày hàng mẫu, kết nối B2B tại tỉnh Al Kharj hồi tháng 8/2023 - Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út hỗ trợ trưng bày hàng mẫu, kết nối B2B tại tỉnh Al Kharj hồi tháng 8/2023 - Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Việt Nam và Saudi Arabia (Ả rập Xê - út) là hai nền kinh tế phát triển năng động ở hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông, đều đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia không ngừng được củng cố và phát triển kể từ thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 10/1999).

Trong 25 năm qua, Việt Nam và Saudi Arabia đã xây dựng mối quan hệ bền chặt, trở thành những đối tác khu vực quan trọng của nhau. Saudi Arabia là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Saudi Arabia là thị trường lớn và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại Trung Đông. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước thời gian qua phát triển tích cực.

Trong giai đoạn 2019-2023, tổng trao đổi thương mại song phương tăng trưởng liên tiếp qua các năm, bình quân đạt trên 2,2 tỷ USD/năm. Trong cán cân thương mại hai chiều, Việt Nam là nước nhập siêu.

Tính đến hết quý III/2024, tổng trao đổi thương mại song phương đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt xấp xỉ 1,18 tỷ USD, tăng 39% và nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Từ thị trường nước sở tại, Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia Trần Trọng Kim cho biết: Thị trường Saudi Arabia có nhu cầu nhập khẩu lượng hàng lớn nông sản, rau và quả tươi, trong đó có gạo. Hàng năm Saudi Arabia nhập khoảng 1,7 triệu tấn gạo, nhưng hiện nay, mỗi năm Việt Nam chỉ mới xuất khẩu khoảng 35,000 tấn gạo vào thị trường này, do đó, tiềm năng thị trường còn rất lớn. Chưa kể, các doanh nghiệp Saudi Arabia muốn nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam không phải qua bên thứ ba để giảm chi phí, giá thành.

Cùng với gạo, Saudi Arabia cũng tiêu thụ rất nhiều loại rau, củ, quả tươi được nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Australia, Jordan, Yemen, một phần nhỏ từ Việt Nam (như: chanh leo, chanh không hạt, bưởi da xanh, thanh long, ổi, dừa tươi, mỳ gói...)... Những mặt hàng này chủ yếu xuất qua đường Cargo hàng không.

Ngoài ra, người tiêu dùng tại Saudi Arabia cũng ưa chuộng các loại cà phê, hạt, gia vị, hải sản tươi (như tôm, cá, mực và cá ngừ đóng hộp)... từ thị trường Việt Nam.

"Thị trường Saudi Arabia có nhu cầu rất lớn đối với nông sản, thủy sản và thực phẩm Halal, điều này giúp Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Các sản phẩm từ Việt Nam như gạo, tiêu, và hải sản đã và đang được tiêu thụ mạnh tại đây", ông Trần Trọng Kim thông tin và cho biết, với nhu cầu về nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng, công nghiệp và vật liệu xây dựng tăng cao, Saudi Arabia là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tiềm năng thúc đẩy các sản phẩm nông sản Halal vào thị trường Trung Đông Tiềm năng thúc đẩy các sản phẩm nông sản Halal vào thị trường Trung Đông

Hội thảo chia sẻ thông tin nhằm mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Halal tiềm năng tại ...

Cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam Cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam "tiến quân" vào thị trường Halal

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc ...

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác, song, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cũng nhận định hiện nay tăng trưởng thương mại song phương giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Hiện tại, đầu tư của các doanh nghiệp Saudi Arabia vào Việt Nam còn rất khiêm tốn, trong khi khả năng và tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Saudi Arabia rất hùng mạnh, mà Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng và lợi thế về môi trường đầu tư kinh doanh.

Những thách thức trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Saudi Arabia đầu tiên phải kể đến đó là sự khác biệt về văn hóa kinh doanh và pháp lý. Saudi Arabia có quy định nghiêm ngặt và yêu cầu rõ ràng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo thách thức cho các doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường. Đặc biệt, các lĩnh vực có yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng.

Đáng chú ý, Thương vụ cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn trong cung cấp nông sản và thực phẩm Halal phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại Trung Đông nói chung và Saudi Arabia. Đối với các sản phẩm thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, mỹ phẩm cần có chứng chỉ Halal. Đối với các sản phẩm khác cần có chứng nhận, chứng chỉ quản lý chất lượng SASO, hoặc chứng nhận của tổ chức tiêu chuẩn Vùng Vịnh GSO.

Xu thế hiện nay, Saudi Arabia đang hướng tới cuộc sống xanh, lành mạnh và phát triển môi trường bền vững. Những sản phẩm organic, thân thiện với môi trường bắt đầu được đánh giáo cao và đang có nhu cầu trong trong thời gian tới. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu sản xuất theo hướng này để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay Tổng thống UAE Mohammed Bin Zayed Al Nahyan tại Abu Dhabi ngày 28/10.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay Tổng thống UAE Mohammed Bin Zayed Al Nahyan tại Abu Dhabi ngày 28/10.

Từ ngày 27/10 đến ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang có chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia.

Với thị trường Saudi Arabia, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân diễn ra vào dịp đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây cũng là chuyến thăm Saudi Arabia lần thứ hai của Thủ tướng Chính phủ trong hai năm liên tiếp. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Chính phủ ta đối với việc thúc đẩy quan hệ với Saudi Arabia nói riêng và với các nước vùng Vịnh nói chung cũng như mong muốn, kỳ vọng của phía bạn trong quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Với ý nghĩa quan trọng đó, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ lần này sẽ là một cột mốc nữa trong quan hệ song phương và tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên tiếp tục phát triển tốt đẹp.

Bài liên quan

Trung Quốc mở rộng nhập khẩu nông sản Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Trung Quốc mở rộng nhập khẩu nông sản Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Trung Quốc chính thức thông báo sẽ mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam, việc này không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam để duy trì và phát triển thị trường.
Hồ tiêu "lập đỉnh" giá cao nhất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới

Hồ tiêu "lập đỉnh" giá cao nhất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới

Trong bối cảnh thị trường nông sản quốc tế nhiều biến động, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới với giá xuất khẩu đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Điều này mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân, bất chấp sản lượng xuất khẩu sụt giảm.
Nhập khẩu rau quả tăng mạnh: Thách thức mới cho nông sản Việt

Nhập khẩu rau quả tăng mạnh: Thách thức mới cho nông sản Việt

Nhập khẩu rau quả 10 tháng năm 2024 đạt trên 1,87 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023, đặt ra áp lực cạnh tranh cho nông sản Việt.
Nhiều cơ hội mở ra cho nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Nhiều cơ hội mở ra cho nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Hội chợ Canton Fair là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kênh bán, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng thực phẩm, nông sản, quảng bá thương hiệu và sản phẩm một cách hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tại Trung Quốc.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thân thiện sức khỏe và môi trường ngày càng gia tăng, việc kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ trở thành “tấm vé thông hành” giúp sản phẩm nội địa có cơ hội xuất khẩu. Một số chứng nhận hữu cơ uy tín tại các nước phát triển như Mỹ (USDA Organic), Liên minh châu Âu (EU Organic) và Nhật Bản (JAS Organic) mang những đặc điểm khác biệt về chuyên môn nhưng đều khắt khe trong khâu kiểm định.
Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Trong bối cảnh các doanh nghiệp và ngành nông sản Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ chính sách thuế của Hoa Kỳ. Trước thử thách lớn, Chính phủ và các bộ, ngành xác định phương châm chỉ đạo là: bình tĩnh, linh hoạt, bám sát thực tiễn, đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán.
Nông sản Việt Nam “xuất ngoại”:  Khó khăn và hướng đi mới

Nông sản Việt Nam “xuất ngoại”: Khó khăn và hướng đi mới

Nông sản Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có những hướng đi mới, thích ứng với những thay đổi của thị trường. Đứng trước những khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, cần linh hoạt và khẩn trương tìm kiếm đối sách, đặc biệt là ở thời điểm kinh tế toàn cầu biến động bất thường.
Hải Dương dự báo sản lượng vải thiều Thanh Hà đạt 38.000 tấn

Hải Dương dự báo sản lượng vải thiều Thanh Hà đạt 38.000 tấn

Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, sản lượng vải thiều năm nay dự kiến đạt 38.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với năm ngoái.
Huyện Đam Rông: Chỉ đạo giám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sầu riêng

Huyện Đam Rông: Chỉ đạo giám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sầu riêng

UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo việc quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sầu riêng.
Mỹ áp thuế cao sẽ ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu nông sản?

Mỹ áp thuế cao sẽ ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu nông sản?

Việc Mỹ áp thuế cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, tùy thuộc vào các loại sản phẩm nông sản cụ thể và thị trường mục tiêu. Hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Việt Nam, đặc biệt là các nông dân và người lao động trong ngành nông sản.
Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
Mỹ công bố thuế quan mới: Thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam

Mỹ công bố thuế quan mới: Thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam

Rạng sáng 3/4/2025 theo giờ Việt Nam, chính quyền Mỹ đã chính thức công bố gói thuế quan mới áp dụng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Động thái này được Tổng thống Donald Trump tuyên bố là một phần trong kế hoạch “độc lập kinh tế” của Mỹ, với mục tiêu bảo vệ nền sản xuất nội địa và giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, việc áp thuế cao đối với hàng hóa Việt Nam có thể tạo ra những khó khăn đáng kể cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Quý 1/2025, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 15,71 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước và mục tiêu trong năm nay là đạt 64-65 tỷ USD.
Hồ tiêu "lập đỉnh" giá cao nhất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới

Hồ tiêu "lập đỉnh" giá cao nhất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới

Trong bối cảnh thị trường nông sản quốc tế nhiều biến động, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới với giá xuất khẩu đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Điều này mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân, bất chấp sản lượng xuất khẩu sụt giảm.
Phát hiện 16 lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh

Phát hiện 16 lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh

Theo thông tin từ Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Môi trường tính đến nay có 16 lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh chiếm 0,1%, giảm nhẹ so với năm trước.
Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Mục tiêu 18 tỷ USD năm 2025 vẫn khả thi trong thách thức

Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Mục tiêu 18 tỷ USD năm 2025 vẫn khả thi trong thách thức

Bất chấp những biến động của thị trường, ngành gỗ Việt Nam vẫn tự tin hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025, dựa trên nền tảng tăng trưởng ấn tượng của năm 2024.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính