Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp - Ảnh minh họa. |
Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy đủ tất cả các hoạt động trong quá trình chăn nuôi (từ khẩu nhập con giống, mua và sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh... và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt) theo quy định tại mẫu sổ ghi chép. Nếu có thể, các cơ sở có thể thuê tài khoàn hoặc có thể tạo ra các ứng dụng để nhập liệu thông tin về hoạt động sản xuất hàng ngày của mình (nhật ký điện tử).
Việc làm này để tạo ra cơ sở dự liệu giúp truy xuất nguồn gốc điện tử được nhanh chóng dễ dàng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm điện tử dựa trên nền tảng số giúp cho khách hàng yên tâm về sản phẩm của người sản xuất. Thông qua đó, người sản xuất chứng minh được sản phẩm của mình an toàn, tạo dựng được thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm của mình. Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít nhất là 01 năm kể từ ngày đàn heo được xuất bán hay chuyển đi nơi khác.
Trong điều kiện các đơn vị tham gia liên kết cần thiết xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau: - Phạm vi áp dụng của hệ thống; - Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Thủ tục mã hóa phải bảo đảm truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước; - Thủ tục quy định việc ghi chép, nhập số liệu, dữ liệu và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất; - Thủ tục thẩm tra định kỳ và cập nhật, sửa đổi, bổ sung hệ thống; - Thủ tục truy xuất nguồn gốc (người thực hiện, nội dung, cách thức, thời điểm triển khai); - Phân công trách nhiệm thực hiện.
Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Thực phẩm sau mỗi công đoạn phải được mã hóa, nhận diện bằng một phương thức thích hợp để phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Thí dụ xuất bán lơn: Chỉ xuất bán lợn khỏe mạnh, không bị bệnh; xuất bán lợn sau khi hết thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc của nhà sản xuất; Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về nguồn gốc giống, tiêm phòng, tình hình điều trị bệnh... của tất cả các loại lợn khi xuất bán cho người mua; Các phương tiện vận chuyển lợn cần đảm bảo mật độ thích hợp để hạn chế tối đa rủi ro, stress cho lợn và có biện pháp tránh rơi vãi chất thải trên đường trong quá trình vận chuyển.; Các hộ áp dụng VietGAP cho chăn nuôi lợn an toàn cần thực hiện đeo thẻ tai nhận dạng hoặc xăm số cho lợn nái, lợn thịt để phục vụ truy xuất nguồn gốc từ cơ sở giết mổ khi xẩy ra dịch bệnh hoặc rủi ro về an toàn thực phẩm; Các hộ GAP nên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm theo hướng an toàn thực./.