Thứ ba 15/07/2025 03:38Thứ ba 15/07/2025 03:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam. Trước nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm nông sản chất lượng cao, an toàn và bền vững, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng đã và đang thực hiện những bước đi đột phá trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.
Cao Bằng: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Mô hình trồng cây Lan hồ điệp trong nhà màng tại Trang trại Khoa học nông lâm nghiệp xã Lê Chung, huyện Hòa An.

Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Tăng cường tiềm lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN có vai trò quan trọng trong việc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, trong đó sản suất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yếu tố quan trọng thực hiện thắng lợi Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tỉnh theo hướng ổn định, bền vững. Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh đã phê duyệt thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Trang trại Khoa học nông lâm nghiệp xã Lê Chung, huyện Hòa An, do Sở KH&CN Cao Bằng làm chủ đầu tư. Dự án có các hạng mục xây dựng: Nhà ở chuyên gia; khu sản suất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (1 nhà màng; 2 nhà lưới, hệ thống phòng nuôi cấy mô, phòng giám sát, điều hành...); khu vườn lưu trữ bảo tồn cây giống gốc, cây trội, cây đầu dòng; sân đường bê tông... Sau hơn 02 năm thi công, đến nay Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trung tâm phối hợp với Viện Ứng dụng công nghệ triển khai thực hiện Dự án "Ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình trồng dược liệu Lan kim tuyến bản địa và một số loài lan khác tại tỉnh Cao Bằng", thời gian thực hiện năm 2023 - 2025, hiện tại có 5.700 cây Lan hồ điệp. Tiến hành trồng thử nghiệm trong nhà lưới thông minh 1.400 bầu dưa lê Chu Phấn, 200 m2 chanh leo vàng, 200 m2 cà chua, 300 m2 dưa chuột, 500 bầu cúc mâm xôi, 800 bầu dạ yến thảo. Các loại cây hoa và cây ăn quả phát triển tốt, cà chua, dưa lê Chu phấn, dưa chuột..., bắt đầu thu hoạch.

Cao Bằng: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phòng nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo của Trung tâm.

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo

Cùng với các mô hình trồng cây, Trung tâm thực hiện thành công ứng dụng công nghệ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT). Từ năm 2022, Trung tâm đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Viện Ứng dụng công nghệ tiến hành sản xuất nấm ĐTHT tươi, chế biến thành các sản phẩm: Nấm ĐTHT ngâm mật ong, rượu ĐTHT và ĐTHT sấy khô. Nguyên liệu để nuôi cấy nấm ĐTHT gồm đường glucose, gạo lứt, nhộng tằm, khoai tây và một số vi lượng cần thiết.

Quá trình nuôi trồng nấm ĐTHT tại Trung tâm sử dụng thiết bị máy móc hiện đại như nồi hấp tiệt trùng, tủ cấy vi sinh, máy lắc và các phòng cấy nuôi tối/sáng theo tiêu chuẩn khép kín vô trùng. Môi trường nuôi trồng được tự động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và không khí, giúp nấm phát triển trong điều kiện tối ưu. Sản phẩm nấm ĐTHT của Trung tâm có màu vàng tươi, sợi nấm dài và đồng đều, đạt chất lượng cao. Nửa cuối năm 2024, Trung tâm sản xuất được 1.000 hộp nấm ĐTHT thành phẩm.

Sản phẩm nấm ĐTHT của Trung tâm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn có tiềm năng nhân rộng sản xuất, góp phần đa dạng hóa nguồn cung cấp dược liệu, nâng cao sức khỏe cộng đồng và mang lại thu nhập bền vững cho người dân.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2030

Từ thành công của các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là tiền đề quan trọng để Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện các cây trồng tiếp theo trong nhà màng, nhà lưới. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2030 Trung tâm sẽ thực hiện nhân giống các cây dược liệu, cây lâm nghiệp, cây đặc sản của địa phương, trong đó có cây: Thất diệp nhất chi hoa, xa nhân tím, thạch đen. Tiếp nhận và nắm vững quy trình nhân giống cây trám đen, công nghệ bảo quản, sơ chế hạt dẻ, công nghệ sản xuất, bảo quản thạch đen; xây dựng mô hình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm để nhân rộng sản xuất trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Cây ăn quả có múi, lê xanh, lê vàng...

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm đã mang lại những giá trị kinh tế, góp phần chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hữu cơ, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Trung tâm phấn đấu trở thành hạt nhân về công nghệ và tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp thông minh, an toàn và bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm nông sản chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị nền nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Cao Bằng và các khu vực lân cận.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Vượt qua màn hình cảm ứng và làn sóng tiếp theo của công nghệ di động

Trong hơn một thập kỷ qua, điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã thống trị thế giới công nghệ di động, trở thành trung tâm kết nối, giải trí và làm việc của hàng tỷ người. Tuy nhiên, sự đổi mới không bao giờ ngừng nghỉ, và một làn sóng công nghệ di động tiếp theo đang dần hình thành, hứa hẹn sẽ vượt xa những giới hạn của màn hình cảm ứng truyền thống, mang đến những trải nghiệm di động trực quan, cá nhân hóa và liền mạch hơn bao giờ hết.
Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Quảng Ngãi: Xã Tu Mơ Rông tập huấn ứng dụng AI nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân

Ngày 8/7, UBND xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục FUNEDU tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hành chính” cho cán bộ, công chức và các lực lượng liên quan trên địa bàn xã.
Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Việt Nam - Brazil thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghệ

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và những giá trị cốt lõi chung giữa Việt Nam - Brazil, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh kết nối, hợp tác, đầu tư, cụ thể hóa các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước. Cụ thể, triển khai 3 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đột phá gồm: Nông nghiệp; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, viễn thông; khai thác, chế biến khoáng sản (đồng, dầu khí…).
Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chuyển đổi số thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Sau lễ công bố tại TP.Hồ Chí Minh, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao 2025 đã lan tỏa khắp cả nước, thắp lên tinh thần chuyển đổi số và khát vọng phát triển bền vững. Với chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp bền vững”, cuộc thi trở thành điểm kết nối ý tưởng, công nghệ và nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Lâm Đồng chuẩn bị đón Dự án bò sữa ứng dụng công nghệ cao hơn 8.000 tỷ đồng

Một dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 8.000 tỷ đồng sắp được triển khai tại xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là dự án chăn nuôi bò sữa có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Tiên phong ứng dụng công nghệ sấy đa năng trong nông nghiệp

Công ty TNHH Vua Sầu riêng DTY – đại diện của Công ty Cổ phần Cánh Đồng Vàng Lạng Sơn, đã tiên phong ứng dụng dòng "Máy sấy đa năng" nhằm gia tăng giá trị nông sản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân, doanh nghiệp.
Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech: Cuộc cách mạng tài chính số hóa toàn diện

Fintech, viết tắt của "Financial Technology" (Công nghệ Tài chính), không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một cuộc cách mạng thực sự, đang định hình lại toàn bộ ngành dịch vụ tài chính truyền thống. Bằng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vượt bậc như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và internet vạn vật (IoT), Fintech đang phá vỡ các rào cản, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo, tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Cải thiện sức khoẻ của đất trong điều kiện nắng nóng, hạn mặn và phèn đầu vụ Hè Thu

Phát thải khí nhà kính làm trái đất nóng lên, băng ở hai cực trái đất tan ra cộng với thể tích nước gia tăng làm nước biển dâng lên xâm nhập mạnh vào Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL ngày càng ít do phá rừng, do bị ngăn chặn bởi đập thủy điện. Hậu quả là đất canh tác bị nhiễm mặn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất, nhất là vào đầu vụ Hè Thu. Một số biện pháp sau đây giúp cải thiện sức khỏe của đất và để cho cây lúa Hè Thu tốt ngay từ đầu vụ.
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển

Luật Công nghiệp Công nghệ số điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số, tạo nền tảng pháp lý đồng bộ để phát triển các ngành công nghệ số mũi nhọn.
Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính