Thứ tư 13/11/2024 15:29Thứ tư 13/11/2024 15:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bến Tre "cầu cứu" ong ký sinh diệt sâu hại dừa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hơn 630 hecta dừa tại Bến Tre đang bị sâu đầu đen tấn công, buộc ngành nông nghiệp tỉnh phải đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ sinh học để bảo vệ vườn dừa.
Bến Tre
Hơn 630 hecta dừa bị sâu đầu đen tấn công, trong đó hơn 309 hecta nhiễm nhẹ, 181 hecta nhiễm trung bình và hơn 140 hecta nhiễm nặng - Ảnh minh họa.

Hơn 630 hecta dừa tại Bến Tre đang bị sâu đầu đen tấn công, tăng 16 hecta so với tuần trước. Tình hình dịch hại diễn biến phức tạp buộc ngành nông nghiệp tỉnh phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên phòng trừ sinh học để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.

Tỉnh Bến Tre, với diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, đang phải đối mặt với thách thức lớn từ sâu đầu đen. Loài dịch hại này gây thiệt hại nặng nề cho cây dừa, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và đời sống của người dân. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay đã có hơn 630 hecta dừa bị sâu đầu đen tấn công, trong đó hơn 309 hecta nhiễm nhẹ, 181 hecta nhiễm trung bình và hơn 140 hecta nhiễm nặng.

Trước tình hình cấp bách, ngành nông nghiệp Bến Tre đang tập trung mọi nguồn lực để ngăn chặn dịch hại lây lan. Biện pháp được ưu tiên hàng đầu là phòng trừ sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Cụ thể, tỉnh đang đẩy mạnh nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh – loài thiên địch của sâu đầu đen. Đây là biện pháp an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Từ đầu năm 2024 đến nay, Bến Tre đã phóng thích hơn 150 triệu con ong ký sinh ra các vườn dừa. Mùa mưa hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh, giúp tăng mật độ thiên địch trên đồng ruộng, góp phần kiểm soát sâu đầu đen một cách bền vững.

Song song với đó, ngành nông nghiệp cũng tích cực hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Theo đó, người dân cần chủ động thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu đầu đen, kịp thời cắt tỉa, tiêu hủy lá bị nhiễm bệnh bằng cách đốt hoặc vùi xuống nước.

Việc bón phân cân đối, chia làm nhiều đợt cũng rất quan trọng, giúp cây dừa sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không vận chuyển cây giống, trái dừa bị nhiễm sang vùng khác để tránh lây lan dịch hại.

Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của ngành chuyên môn, kết hợp phun thuốc với phóng thích ong ký sinh để đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, phun thuốc trước, sau 2 tuần tiến hành phóng thích ong ký sinh và ngừng phun thuốc.

Các biện pháp phòng trừ tích cực đã mang lại những kết quả khả quan. Tính đến tháng 9/2024, hơn 2.200 hecta vườn dừa tại Bến Tre đã phục hồi, tuy nhiên vẫn còn hơn 93 hecta phải đốn bỏ do bị sâu đầu đen gây hại nặng.

Nguy cơ mất mùa vì sâu đầu đen Nguy cơ mất mùa vì sâu đầu đen
Dịch sâu đầu đen đe dọa ngành dừa Đồng bằng sông Cửu Long Dịch sâu đầu đen đe dọa ngành dừa Đồng bằng sông Cửu Long
Sâu đầu đen ngày càng hoành hành, người trồng dừa miền Tây lao đao Sâu đầu đen ngày càng hoành hành, người trồng dừa miền Tây lao đao

Bài liên quan

Sâu đầu đen ngày càng hoành hành, người trồng dừa miền Tây lao đao

Sâu đầu đen ngày càng hoành hành, người trồng dừa miền Tây lao đao

Dịch sâu đầu đen đang lan rộng tại ĐBSCL, gây thiệt hại nặng nề cho vườn dừa, khiến người dân và chính quyền địa phương nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Du lịch canh nông nở rộ ở Bình Thuận

Du lịch canh nông nở rộ ở Bình Thuận

Bình Thuận đang thu hút du khách bằng loại hình du lịch canh nông, trải nghiệm cuộc sống thôn quê, thưởng thức trái cây tươi ngon ngay tại vườn.
Mô hình liên kết sản xuất - "Cứu cánh" cho nông sản Đức Linh

Mô hình liên kết sản xuất - "Cứu cánh" cho nông sản Đức Linh

Huyện Đức Linh (Bình Thuận) đang đẩy mạnh mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua các hợp tác xã và tổ hợp tác, góp phần nâng cao giá trị nông sản, giúp người nông dân thoát khỏi cảnh được mùa mất giá.
An Phú: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

An Phú: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Huyện An Phú, tỉnh An Giang đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống người dân.
Bạc Liêu ngập nặng, hơn 500 ha lúa "chìm nghỉm"

Bạc Liêu ngập nặng, hơn 500 ha lúa "chìm nghỉm"

Mưa lớn kỷ lục trong vòng 40 năm qua đã gây ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng tại tỉnh Bạc Liêu, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Yên Bái được hỗ trợ hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia sau bão số 3

Yên Bái được hỗ trợ hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia sau bão số 3

Yên Bái nhận được 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiệt hại nặng nề do bão số 3.
Lâm Đồng: Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản

Lâm Đồng: Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản

Tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện Dự án “Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, dự trữ đối với sản phẩm cà phê, chè, mắc ca, lúa gạo, trái cây”.
Phú Bình đẩy mạnh sản xuất vụ đông, bù đắp thiệt hại sau bão

Phú Bình đẩy mạnh sản xuất vụ đông, bù đắp thiệt hại sau bão

Huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh sản xuất vụ đông, phấn đấu gieo trồng 1.800ha rau màu, nhằm bù đắp thiệt hại do bão số 3 gây ra và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Trà Vinh: Chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Trà Vinh: Chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Ngành nông nghiệp Trà Vinh đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh vào những tháng cuối năm 2024.
"Bạch mã" trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo ở Na Rì

"Bạch mã" trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo ở Na Rì

Tận dụng lợi thế về đất đai và nguồn thức ăn dồi dào, người dân huyện Na Rì (Bắc Kạn) đang phát triển mạnh mẽ mô hình chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nuôi gà thả vườn, hướng đi bền vững cho các hộ nông dân thoát nghèo

Nuôi gà thả vườn, hướng đi bền vững cho các hộ nông dân thoát nghèo

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn chuyển đổi chăn nuôi gà từ nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi tập trung nhằm phát triển kinh tế gia đình, mang lại thu nhập ổn định...từ đó tạo tiền đề thoát nghèo cho bà con nơi đây.
Yên Mô (Ninh Bình): Vụ Đông "bẻ lái" trồng cây ưa lạnh và đẩy mạnh liên kết sản xuất

Yên Mô (Ninh Bình): Vụ Đông "bẻ lái" trồng cây ưa lạnh và đẩy mạnh liên kết sản xuất

Dù mưa bão ảnh hưởng, Yên Mô (Ninh Bình) vẫn quyết tâm hoàn thành 1.500 ha cây vụ Đông bằng cách chuyển sang trồng cây ưa lạnh và đẩy mạnh liên kết sản xuất.
Mô hình nuôi chồn hương: Hướng đi mới cho nông dân Hòa Vang

Mô hình nuôi chồn hương: Hướng đi mới cho nông dân Hòa Vang

Chồn hương đang trở thành "cơn sốt" mới trong chăn nuôi tại Hòa Vang, Đà Nẵng, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người dân địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính