Thứ tư 11/12/2024 11:34Thứ tư 11/12/2024 11:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bảo Lạc (Cao Bằng): Trồng dâu nuôi tằm thay đổi diện mạo nông thôn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trồng dâu, nuôi tằm, bán kén những năm qua của huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nông dân nhiều xã vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của huyện có nhiều cơ hội thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, vươn lên làm giàu, với nguồn thu nhập vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bảo Lạc (Cao Bằng): Trồng dâu nuôi tằm thay đổi diện mạo nông thôn

Vườn ươm cây dâu giống của Hợp tác xã Nông nghiệp 118 huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) cung ứng cho người dân trồng dâu nuôi tằm.

Ảnh Quốc Sơn

Hiệu quả mô hình trồng dâu nuôi tằm

Xã biên giới Cô Ba là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, địa hình núi đá, đất đai khô cằn, việc canh tác nông nghiệp của xã kém hiệu quả. Thu nhập chính của người dân từ cây ngô, cây lúa năng suất thấp nên kinh tế của nhiều gia đình không ổn định, tỷ lệ hộ đói nghèo trong xã cao.

Trước thực tế đó, năm 2011, xã Cô Ba đã đưa vào trồng thử nghiệm 3 ha cây dâu nuôi tằm, với 11 hộ xóm Phiêng Mòn tham gia. Qua nhiều năm, mô hình trồng dâu, nuôi tằm, bán kén ở Phiêng Mòn cho hiệu quả, xã Cô Ba nhân rộng mô hình trồng dâu, nuôi tằm ra cả 10 xóm của xã.

Từ trồng dâu, nuôi tằm, bán kén, nhiều hộ xã Cô Ba trước đây thuộc diện đói nghèo, nay đã có thu nhập cao, thoát nghèo, kinh tế gia đình ngày càng ổn định, vươn lên làm giàu. Hộ ông Lầu Văn Lùng, xóm Nà Lùng từ khi chuyển diện tích trồng ngô sang trồng cây dâu, nuôi tằm, bán kén cho thu nhập trung bình hơn trăm triệu đồng/năm. Hay hộ gia đình các ông: Thào A Dào, xóm Lũng Vầy; Ma Văn Cảnh, xóm Nà Đôm và nhiều gia đình khác trong xã trồng dâu, nuôi tằm, bán kén cũng có thu vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ hộ nghèo, kinh tế hàng năm chỉ trông chờ vào cây ngô, cây lúa, cuộc sống gia đình quanh năm bấp bênh. Năm 2013, ông Nông Văn Hoàn, xóm Lũng Tiến, xã Hồng Trị (Bảo Lạc) chuyển hơn 1 ha trồng lúa sang trồng dâu nuôi tằm. Sau hơn 2 năm kiên trì, mô hình trồng dâu, nuôi tằm của ông Hoàn cho thu nhập. Năm 2019, ông Hoàn thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp 118, xây dựng xưởng ươm tằm, làm vườn ươm cây dâu giống, đồng thời thu mua, bao tiêu kén tằm cho nông dân trong huyện, tạo đầu ra ổn định, người dân phấn khởi yên tâm sản xuất. Không chỉ vượt khó, vươn lên làm giàu, ông Hoàn đã giúp nhiều nông dân trong huyện thoát nghèo từ trồng dâu, nuôi tằm. Năm 2024, ông Hoàn vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

“Trồng dâu, nuôi tằm, bán kén hiệu quả kinh tế cao hơn 5 – 6 lần so với trồng lúa trên cùng một diện tích. Nếu trồng 1 ha cây dâu, nuôi tằm đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho thu 1,1 - 1,3 tấn kén/năm. Năm 2024, sản lượng kén cả huyện bán ra 420 tấn, giá bán kén từ 185 nghìn - 195 nghìn đồng/kg. Nhiều hộ trồng dâu, nuôi tằm, bán kén, hai năm đầu đã thu lợi 70 – 80 triệu đồng/năm, đến năm thứ 3 có thể cho thu lợi 200 – 300 triệu đồng/năm”. Ông Triệu Lao Lù, cán bộ Hội Nông dân huyện Bảo Lạc cho biết.

Bảo Lạc (Cao Bằng): Trồng dâu nuôi tằm thay đổi diện mạo nông thôn

Trồng dâu, nuôi tằm, bán kén giúp cho nhiều hộ dân các xã vùng cao huyện Bảo Lạc mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế

Thành công mô hình trồng dâu, nuôi tằm, bán kén, năm 2019, huyện Bảo Lạc đầu tư 700 triệu đồng từ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để triển khai trồng dâu nuôi tằm, quy mô 13 ha, 51 hộ dân tham gia tại 2 xã Bảo Toàn, Hồng Trị.

Sau 1 năm triển khai, mô hình đạt kết quả, năng suất lá bình quân đạt 15 tấn/ha, cung cấp thức ăn đủ nuôi 13 - 14 lứa tằm/năm, sản lượng kén bình quân thu được 1.000 kg/năm, 1 ha thu lãi 90 triệu đồng, tạo việc làm gần 200 lao động, thời gian cây dâu cho thu lá ổn định từ 10 - 15 năm tiếp theo.

Ông Chung Văn Sấn, dân tộc Lô Lô, xóm Khau Trang, xã Hồng Trị, năm 2018 trồng 10.000 cây dâu, nuôi tằm, hàng năm bán kén thu hơn 70 triệu đồng. “Gia đình tôi dự định sẽ mở rộng diện tích trồng thêm 10.000 cây dâu nữa để nuôi thêm tằm, bán kén. Trồng dâu, nuôi tằm, bán kén tăng thu nhập cao, cho cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất của mình, có Hợp tác xã Nông nghiệp 118 tại huyện thu mua hết kén tằm cho nông dân, nên người dân trồng dâu, nuôi tằm không lo đầu ra, yên tâm sản xuất”. Ông Chung Văn Sấn hồ hởi.

Theo bà Nguyễn Thị Kiều, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Trị, 8/9 xóm xã Hồng Trị trồng hơn 70 ha cây dâu nuôi tằm, hộ trồng ít 10.000 cây, nhiều hộ trồng 40.000 cây, thu nhập từ bán kén 50 triệu đến hơn 200 triệu đồng/năm. Đây là nguồn lợi đáng kể đối với nông dân vùng cao khó khăn của huyện Bảo Lạc. Giờ thì nhiều hộ trong xã có dự định mở rộng thêm diện tích trồng dâu, nuôi tằm, bán kén.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chánh Văn phòng Huyện ủy Bảo Lạc, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân huyện thông tin, Bảo Lạc hiện đã trồng được hơn 500 ha cây dâu, tập trung trồng nhiều tại các xã: Cô Ba, Hồng Trị, Bảo Toàn, Khánh Xuân, Hưng Đạo và trồng rải rác các xã còn lại của huyện. Cây dâu được nhiều nông dân các xã trong huyện lựa chọn trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, lúa trên cùng diện tích.

“Những năm qua, cây dâu đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Bảo Lạc. Trồng dâu, nuôi tằm, bán kén đang là luồng sinh lực mới cho nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số huyện Bảo Lạc tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, góp phần làm diện mạo nông thôn các xã vùng cao của huyện thêm khởi sắc. Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ huyện Bảo Lạc tiếp tục xác định cây dâu vẫn là một trong những cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của huyện”. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chánh văn phòng Huyện ủy Bảo Lạc thông tin thêm.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vườn cây trái Chợ Mới: Hướng đi nông nghiệp sạch, bền vững

Vườn cây trái Chợ Mới: Hướng đi nông nghiệp sạch, bền vững

Nhà vườn Chợ Mới (An Giang) đang áp dụng kỹ thuật tiên tiến và hướng đến sản xuất sạch để nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn trái, góp phần xây dựng "vương quốc" cây ăn trái của tỉnh.
Bưởi Phú Thọ tìm lối đi mới: Chế biến sâu nâng tầm giá trị

Bưởi Phú Thọ tìm lối đi mới: Chế biến sâu nâng tầm giá trị

Ngành bưởi Phú Thọ đang đối mặt với nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm.
Đồng Tháp vun đắp "ngọc vàng" trên đất Sen hồng

Đồng Tháp vun đắp "ngọc vàng" trên đất Sen hồng

Ngành xoài Đồng Tháp đang "vươn mình ra biển lớn" với những bước tiến vững chắc trong sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi giá trị, khẳng định vị thế "vàng" trên thị trường xoài trong nước và quốc tế.
Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Trước nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao, tỉnh Cao Bằng đã khai thác tiềm năng, đẩy mạnh phát triển cây trồng đặc hữu hướng theo hữu cơ. Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hơn 2.500 ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận hữu cơ Việt Nam và liên tục duy trì tái cấp hàng năm.
Hà Giang: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Hà Giang: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, ngành Nông nghiệp luôn được xác định là một trong những “trụ cột” quan trọng. Để nâng cao đời sống, người dân đang tích cực áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho chế biến các sản phẩm chất lượng, giá trị cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm; hướng tới thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và thế giới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định.
Bến Tre: Gặt hái thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Bến Tre: Gặt hái thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Bến Tre đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.
Phân hữu cơ vi sinh: Bước đột phá của nông dân Nghệ An

Phân hữu cơ vi sinh: Bước đột phá của nông dân Nghệ An

Trong bối cảnh toàn cầu đang đẩy mạnh xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An nổi bật với chiến dịch chuyển hóa rác thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh. Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mô hình này còn mở ra những cơ hội kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân.
Hưng Yên: Sản lượng giảm tạo đà cho giá cam tăng vọt

Hưng Yên: Sản lượng giảm tạo đà cho giá cam tăng vọt

Sản lượng cam Hưng Yên năm nay giảm do ảnh hưởng của thời tiết, nhưng tiêu thụ thuận lợi giúp nông dân bán với giá cao và sản phẩm đạt chuẩn VietGAP.
Bắc Giang: Phát triển bền vững vùng vải thiều Tân Yên

Bắc Giang: Phát triển bền vững vùng vải thiều Tân Yên

Huyện Tân Yên, Bắc Giang, đã phát triển mạnh mẽ ngành vải thiều với chất lượng vượt trội, đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường xuất khẩu.
OCOP - Động lực đưa nông sản Ba Vì vươn xa

OCOP - Động lực đưa nông sản Ba Vì vươn xa

Chương trình OCOP đang góp phần quan trọng giúp huyện Ba Vì phát triển kinh tế nông thôn bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, với những sản phẩm nổi bật như sữa tươi, thịt gà, rau sạch... được nâng cao chất lượng và quảng bá rộng rãi.
Thanh long ruột đỏ phát triển kinh tế trên đất Lập Thạch

Thanh long ruột đỏ phát triển kinh tế trên đất Lập Thạch

Thanh long ruột đỏ đã trở thành "cây vàng" trên đất Lập Thạch (Vĩnh Phúc), mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Quyết tâm sản xuất vụ xuân thắng lợi

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Quyết tâm sản xuất vụ xuân thắng lợi

Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang tập trung cho sản xuất vụ xuân 2025 với mục tiêu đạt tổng sản lượng lương thực và cây trồng chủ lực trên 35.000 tấn, trong đó chú trọng phát triển các loại cây trồng đa dạng như lúa, rau đậu, lạc, khoai lang...
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính