Thứ sáu 09/05/2025 14:00Thứ sáu 09/05/2025 14:00 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số hóa trong ngành nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số vào chăn nuôi không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh, tạo ra những trang trại thông minh và bền vững.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp nông dân quản lý hiệu quả, chặt chẽ hơn
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp nông dân quản lý hiệu quả, chặt chẽ hơn trong chăn nuôi. Ảnh minh họa.

AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

Hiện nay, nhiều trang trại chăn nuôi lợn tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Hệ thống cảm biến thông minh giúp theo dõi sức khỏe đàn lợn theo thời gian thực, trong khi AI phân tích hình ảnh, âm thanh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật. Điều này giúp người chăn nuôi có thể can thiệp kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, dữ liệu lớn (Big Data) cũng đang được sử dụng để tối ưu hóa quy trình chăn nuôi. Các hệ thống thu thập thông tin về môi trường chuồng trại, khẩu phần ăn và tốc độ tăng trưởng của đàn lợn, từ đó đề xuất chế độ dinh dưỡng phù hợp, giảm chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo năng suất cao.

Ngoài ra, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn khi ứng dụng công nghệ số. Việc tích hợp AI vào quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất giúp tối ưu hóa nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng thức ăn và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với thách thức về chi phí đầu tư cao và sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Nhằm thúc đẩy quá trình số hóa ngành chăn nuôi, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 106/2024/NĐ-CP, trong đó có nhiều chính sách quan trọng hỗ trợ ứng dụng AI và công nghệ số vào sản xuất. Nghị định này tập trung vào các giải pháp như: Hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi; Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi; Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Bên cạnh đó, từ ngày 20/9/2024, Chính phủ cũng triển khai thêm 3 chính sách hỗ trợ quan trọng như: Miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ số trong chăn nuôi: Các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng AI và công nghệ số sẽ được hưởng chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu; Quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp: Một quỹ tài chính được thành lập nhằm hỗ trợ các dự án ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, đặc biệt là AI và tự động hóa; Hỗ trợ chuyển đổi số cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ: Các hộ chăn nuôi cá thể sẽ được hỗ trợ về phần mềm quản lý, hệ thống giám sát thông minh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà không cần đầu tư quá lớn.

Những chính sách này tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi lợn, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Việt Nam đứng thứ sáu toàn cầu với khoảng 50 triệu con lợn. Ảnh minh họa.

Tương lai rộng mở của ngành chăn nuôi

Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Trả lời về vai trò của ngành chăn nuôi, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi và thú y cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp. Mặc dù dân số đông, Việt Nam vẫn tự chủ về sản phẩm chăn nuôi cho hơn 100 triệu dân và hàng triệu khách du lịch, đồng thời bắt đầu tham gia thị trường quốc tế.

“Về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, Việt Nam đạt 21,5 triệu tấn (chưa tính thủy sản), đứng thứ nhất Đông Nam Á và thứ 8 thế giới. Một số sản phẩm chăn nuôi đã xuất khẩu và được thế giới công nhận như mật ong, lợn, sữa, tổ yến, trứng vịt muối, thịt gà chế biến... Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 33 tỷ USD, đóng góp 26% GDP ngành nông nghiệp và 5% GDP quốc gia. Đây là lý do Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới tham gia vào lĩnh vực này", ông Đăng nhấn mạnh.

Cũng tại diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam”, các chuyên gia thảo luận về tình hình ngành chăn nuôi và các tiến bộ trong ứng dụng công nghệ tại Trung Quốc. Trung Quốc hiện sở hữu đàn lợn lớn nhất thế giới với 640 triệu con, trong khi Việt Nam đứng thứ sáu toàn cầu với khoảng 50 triệu con. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ hai thế giới về đàn gia cầm, chỉ sau Trung Quốc. Đây là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia và các đối tác từ Trung Quốc và Việt Nam cùng chia sẻ kinh nghiệm về quản lý giống, dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng công nghệ trong ngành chăn nuôi. Những giải pháp này sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn của hai quốc gia trong tương lai.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ quý II/2025 khối chăn nuôi và thú y, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, để phát triển chăn nuôi bền vững cần tập trung vào 6 trụ cột. Đó là: giống vật nuôi chất lượng; thức ăn chăn nuôi; đảm bảo an toàn dịch bệnh; ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển thị trường và bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chỉ ra rằng, các thành tố cấu thành chăn nuôi mới chỉ đảm bảo một phần những yêu cầu này. Chẳng hạn, về giống vật nuôi, Việt Nam hiện tương đối tự chủ về giống lợn nhưng các giống gia cầm thì chưa. Thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài. Các loại thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng còn thiếu. Về nghiên cứu khoa học, các đề tài về chăn nuôi, thú y hiện được triển khai nhiều nhưng từ nghiên cứu đến thực tiễn còn khoảng cách.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho biết, dù còn nhiều thách thức, nhưng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các doanh nghiệp công nghệ, việc số hóa ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung tại Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ. Các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào trang trại thông minh, áp dụng công nghệ AI để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Cùng với đó, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam cũng đang có những sự thay đổi mạnh mẽ. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn giảm thiểu tình trạng khan hiếm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành này cũng cần có chiến lược phù hợp để ứng phó với tình trạng biến động giá nguyên liệu nhập khẩu và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Trong tương lai, việc ứng dụng AI trong chăn nuôi lợn sẽ không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây là xu hướng tất yếu, giúp Việt Nam hội nhập với nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.

Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ ...

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang ...

Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Sử dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi đang tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất thực phẩm, từ ...

Bài liên quan

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái đất đai và nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng, nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành một hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Không giống như nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Trong chuỗi hoạt động đó, con người là nhân tố trung tâm, từ hoạch định, canh tác, giám sát đến tiêu thụ sản phẩm.
7 nhiệm vụ then chốt tạo đột phá về khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp và Môi trường

7 nhiệm vụ then chốt tạo đột phá về khoa học công nghệ ngành Nông nghiệp và Môi trường

Để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Bộ Nông nghiệp và môi trường tập trung vào 7 nhiệm vụ then chốt.
Thực trạng và hệ lụy của thị trường thực phẩm chức năng

Thực trạng và hệ lụy của thị trường thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, được nhiều người tin dùng với mong muốn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, thị trường Thực phẩm chức năng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro với tình trạng thật giả lẫn lộn, gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành.
Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Đến cuối tháng 5/2025, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi trung bình phổ biến khoảng 29-95% dung tích thiết kế. Nguồn nước cơ bản bảo đảm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trình Chính phủ về chính sách đất đai cho chính quyền địa phương hai cấp trong quý II

Trình Chính phủ về chính sách đất đai cho chính quyền địa phương hai cấp trong quý II

Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai sẽ được trình Chính phủ trước ngày 1/6/2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Công nghệ xe tự lái: Bình minh trên những nẻo đường Việt Nam

Công nghệ xe tự lái: Bình minh trên những nẻo đường Việt Nam

Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo và sự kết nối vạn vật, giấc mơ về những chiếc xe tự hành không còn là viễn tưởng khoa học mà đang dần trở thành hiện thực trên khắp thế giới. Việt Nam, với sự năng động trong tiếp thu công nghệ mới và nhu cầu bức thiết về một hệ thống giao thông an toàn, hiệu quả hơn, cũng đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng di chuyển này.
Quy trình và thủ tục của VietGAP - Nền tảng và mục tiêu

Quy trình và thủ tục của VietGAP - Nền tảng và mục tiêu

Đa số người Việt Nam nghe nói nhiều về VietGAP, (viết tắt của Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), nhưng hiểu biết về nó còn rất mơ hồ. Bài viết này nhằm làm rõ khái niệm VietGAP, một bộ các nguyên tắc, quy trình và thủ tục hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản an toàn.
Gen Z và thị trường lao động Việt Nam - Góc nhìn đa chiều

Gen Z và thị trường lao động Việt Nam - Góc nhìn đa chiều

Thế hệ Z, hay còn gọi là (Gen Z), là nhóm nhân khẩu học sinh ra trong khoảng thời gian từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010. Lớn lên trong kỷ nguyên số, Gen Z được biết đến với sự am hiểu công nghệ sâu sắc, tư duy cởi mở và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thế giới.
Chế tạo vật liệu thay thế nhựa một hướng đi vì tương lai

Chế tạo vật liệu thay thế nhựa một hướng đi vì tương lai

Ô nhiễm nhựa đã trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất mà nhân loại đang phải đối mặt. Sự bền bỉ và khả năng phân hủy chậm của nhựa đã dẫn đến sự tích tụ khổng lồ trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới biển, gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sức khỏe con người và cảnh quan thiên nhiên. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và chế tạo vật liệu mới thay thế nhựa không chỉ là một nhu cầu cấp thiết mà còn là một hướng đi chiến lược để xây dựng một tương lai bền vững hơn cho hành tinh.
Nông dân công nghệ và nông trại xếp tầng - Hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Nông dân công nghệ và nông trại xếp tầng - Hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

Khi dân số thế giới ngày càng tăng, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và những thách thức từ biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nền nông nghiệp truyền thống đang đứng trước những áp lực chưa từng có. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trở thành một xu hướng tất yếu.
Sổ sức khỏe điện tử - Cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe

Sổ sức khỏe điện tử - Cuộc cách mạng trong chăm sóc sức khỏe

Trong kỷ nguyên số hóa, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ, và y tế cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sổ sức khỏe điện tử, hay còn gọi là hồ sơ bệnh án điện tử cá nhân, đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Khơi nguồn sáng tạo, vững bước đổi mới là đầu tư cho tương lai thịnh vượng

Khơi nguồn sáng tạo, vững bước đổi mới là đầu tư cho tương lai thịnh vượng

Thế giới đang chuyển mình với tốc độ chóng mặt, đầu tư cho đổi mới sáng tạo không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Sức mạnh của đổi mới sáng tạo nằm ở khả năng kiến tạo những giải pháp đột phá, những sản phẩm và dịch vụ mang tính cách mạng, từ đó mở ra những cơ hội tăng trưởng chưa từng có và giải quyết những thách thức phức tạp của thời đại.
Học sâu trong trí tuệ nhân tạo - Cốt lõi của cuộc cách mạng AI

Học sâu trong trí tuệ nhân tạo - Cốt lõi của cuộc cách mạng AI

Học sâu (Deep Learning), một nhánh cốt lõi của học máy (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), đang là động lực chính thúc đẩy những tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Lấy cảm hứng từ cấu trúc và chức năng của bộ não con người, học sâu sử dụng các mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Networks - ANNs) với nhiều lớp ẩn (hidden layers) để phân tích và trích xuất các đặc trưng phức tạp từ lượng lớn dữ liệu. Khả năng tự động học hỏi các biểu diễn dữ liệu ở nhiều mức độ trừu tượng đã giúp học sâu vượt trội trong nhiều tác vụ mà các phương pháp học máy truyền thống gặp khó khăn.
AlphaGo: Bước ngoặt lịch sử của Trí tuệ Nhân tạo

AlphaGo: Bước ngoặt lịch sử của Trí tuệ Nhân tạo

AlphaGo, một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi DeepMind, một công ty con của Google, đã làm rung chuyển thế giới vào năm 2016 khi đánh bại Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây vĩ đại nhất mọi thời đại, với tỷ số 4-1 trong một trận đấu lịch sử. Chiến thắng này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của AI mà còn khơi dậy sự quan tâm rộng rãi của công chúng đối với tiềm năng và những thách thức của trí tuệ nhân tạo.
Quảng Ninh: Hoàn thiện phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm

Quảng Ninh: Hoàn thiện phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Móng Cái - Việt Nam) và Tập Đoàn Kiểm Nghiệm Trung Quốc - Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc) đã hợp tác đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
Vinh danh Ngày sở hữu trí tuệ Thế giới (26/4)

Vinh danh Ngày sở hữu trí tuệ Thế giới (26/4)

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day) được tổ chức vào ngày 26/4 hằng năm do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thành lập năm 2000. Nhằm "nâng cao nhận thức về cách mà bằng sáng chế, quyền tác giả, thương hiệu và thiết kế tác động đến cuộc sống hàng ngày" và "để biểu dương tính sáng tạo, sự đóng góp của những người sáng tạo và những người đổi mới vào việc phát triển các xã hội trên toàn cầu".
Tăng cường ứng dụng công nghệ cao gắn liền liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản

Tăng cường ứng dụng công nghệ cao gắn liền liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản

Trong giai đoạn 2026 – 2030, công tác khuyến nông của tỉnh Nghệ An sẽ tập trung vào việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời chú trọng vào việc hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Những mô hình này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn cải thiện thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính