Thứ năm 10/07/2025 01:47Thứ năm 10/07/2025 01:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

6 bước canh tác rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ở Việt Nam, rươi phân bố ở hầu hết cac vùng cửa sông từ Bắc đến Nam; tại những vùng nước lợ có chế độ thủy triều lên xuống và có độ muối thấp.
6 bước canh tác rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ
Kỹ thuật canh tác rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ

Rươi sống ở vùng cửa sông ven biển, nơi chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều. Chúng thường sống vùi dưới đáy hay ẩn mình trong bùn trong suốt quá trình sinh trưởng, thường gặp ở vùng nước lợ cửa sông, rạch hay đồng bằng ven biển. Trong môi trường nước ngoài tự nhiên, rươi vận động gần bề mặt đáy, lúc này các chi bên hoạt động như các vây bơi. Rươi ít di chuyển từ nơi này sang nơi khác và thường bị tác động rất nhiều của chế độ thủy triều, chúng chỉ xuất hiện nổi lên mặt nước vào một số ngày nhất định trong năm. Trong một năm có hai vụ thu hoạch rươi (thời gian rươi xuất hiện nổi lên mặt nước) khoảng từ tháng 4-6 âm lịch và tháng 9-11 âm lịch.

Thức ăn của rươi chủ yếu là mùn bã hữu cơ, xác động thực vật chết và các sinh vật phù du. Do vậy, ngoài giá trị về thực phẩm (dinh dưỡng) con rươi còn có giá trị về sinh thái như khả năng làm sạch môi trường, hạn chế ô nhiễm hữu cơ và làm thông thoáng cho các vùng đất ngập nước nơi chúng sinh sống.

Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa giúp đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải tạo môi trường. Ngoài lợi nhuận thu được từ rươi, gạo từ lúa trong ruộng lúa cũng được thị trường rất ưa chuộng. Mô hình cho lợi nhuận hơn nhiều lần so với mô hình đơn.

Kỹ thuật canh tác rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ gồm 6 bước như sau:

1. Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí

Đầm (ruộng) nuôi rươi phải nằm ở các vùng nước lợ ven cửa sông có nước thủy triều ra vào. Không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải của khu vực dân cư hoặc các khu công nghiệp; không có nguồn nước ngọt đổ trực tiếp vào đầm (ruộng) nuôi rươi.

Chất đáy nơi rươi sống thường là bùn cát, thuộc các kênh mương, ruộng lúa, ruộng cói thuộc khu vực bãi triều cửa sông, nơi chịu tác động trực tiếp của thủy triều. Hàng tháng khi đến kỳ nước thủy triều, nước dâng lên mang theo lượng phù sa và mùn bã hữu cơ đến làm thức ăn cho rươi. Sinh cảnh sống của rươi phụ thuộc vào chế độ thủy triều (lúc thì ngập nước lúc thì khô hạn).

Nguồn nước cấp vào cần đảm bảo yêu cầu sau: pH = 7-8; Hàm lượng oxy hòa tan: 5-6 mg/l; Ðê kiềm: 80-120mg CaC03/l; NH3 < O,l mg/l; Ðộ mặn: từ 0 - 5 ‰, Ðộ trong > 10cm; Nhiệt độ: 25-31 độ C.

Đất xây dựng đầm (ruộng) nuôi rươi nên là đất thịt hoặc đất thịt pha cát có độ kết dính tốt; pH ≥ 5. Tránh nơi đất cát, đất than bùn, chứa mùn bã hữu cỡ làm ao dễ sạt lở, không giữ được nước hoặc nơi đất chua phèn pH nước ao giảm thấp.

2. Thiết kế đầm, ruộng canh tác rươi

Ðầm (ruộng) canh tác (nuôi) rươi có diện tích tối thiểu nên từ 2.000 m2 trở lên; tùy theo từng vị trí mà thiết kế hệ thống bờ, cống cho phù hợp.

Bờ chiều cao từ 1,0 – 1,5 m (cao hơn mức triều cường ít nhất từ 0,3 – 0,5m) chiều rộng chân đáy 1,5 – 3 m; mặt bờ rộng 1 -1,5 m (để có thể thiết kế được rào chắn đồng thời có chỗ đi lại chăm sóc quản lý). Độ dốc mái bờ tùy thuộc vào kết cấu đất, có thể phủ bạt mái bờ để hạn chế hiện tượng xói lở và xì phèn của bờ đầm, ruộng.

Ðáy đầm (ruộng) phải bằng phẳng, dốc về phía cống thu hoạch đảm bảo khi tháo phải róc nước. Nên thiết kế một hệ thống mương nhỏ trong đầm (ruộng) để giúp cho việc cấp và thoát nước được thuận lợi.

Cống gồm có cống lấy nước vào và cống thu hoạch. Nếu quy mô nhỏ thì có thể kết hợp 2 cống này thành một.

3. Chuẩn bị đầm, ruộng canh tác (nuôi) rươi

Do đặc điểm của rươi là ưa thích sống trong ruộng lúa (đất trồng lúa có độ tơi xốp giúp rươi di chuyển, kiếm ăn được thuận lợi); sau khi gặt lúa, gốc rạ để lại tạo ra một lượng mùn bã đáng kể làm thức ăn cho rươi. Do vậy việc chuẩn bị đầm nuôi rươi là khâu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất nuôi; có quan hệ mật thiết với mùa vụ cấy lúa.

Nên cải tạo đầm (ruộng) nuôi vào những ngày nước kém để tránh nước đục trong đầm chảy ra mang theo mùn bã hữu cơ (thức ăn của rươi). Cách cải tạo như sau:

- Tháo cạn đầm bắt và diệt hết các loại cá, tôm, cua, cáy là địch hại của rươi.

- Phát quang bờ bụi xung quanh đầm dọn bớt các bụi cỏ dưới đáy đầm (cỏ lăn, cỏ lác,...)

- Kiểm tra và tu sửa cống (nếu cần).

- Xúc tạp: Sục bùn hoặc cày bừa ở đáy đầm (ruộng) khoảng 20 cm, loại bỏ rác thân cây... chưa phân hủy (gốc rạ để làm tơi xốp đất), lấp chỗ trũng (san lấp cho bằng phẳng, thoát hết nước, làm rãnh hướng về cửa cống).

Lưu ý: Nước cấp vào đầm (ruộng) phải được lọc qua lưới để hạn chế địch hại.

- Thau rửa đáy ao đầm bằng cách cấp nước vào rồi tháo cạn làm lặp đi lặp lại từ 3-4 lần.

- Kiểm tra pH: nếu pH < 6, cân bón thêm vôi nông nghiệp Ca(OH)2 với liều lượng 7-10 kg/100 m2.

4. Cấy lúa, chọn giống và thả rươi giống

4.1. Cấy lúa

Sau khi cải tạo đầm (ruộng) xong có thể tiến hành cấy lúa để tạo sinh môi trường sống cho rươi và giảm được nhiệt độ nước trong những ngày nắng.

Mùa vụ: Cấy 1 vụ chiêm, tùy theo tình hình nguồn nước và độ mặn, thời tiết của địa phương mà thực hiện theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Giống lúa: Sử dụng những giống lúa có khả năng chịu chua mặn như J02, ST25… để cấy trên vùng đầm, ruộng rươi.

Lượng thóc giống từ 0,8-1,2 kg/sào.

Hình thức: Cấy hoặc gieo sạ.

Tuy nhiên, hình thức cấy có ưu điểm hơn do thời gian mặt bãi phải giữ khô ít hơn, không làm chai cứng mặt đáy đầm, ruộng, sẽ phù hợp với điều kiện thả giống khi con giống đang giai đoạn ấu trùng.

4.2. Thu và bổ sung rươi giống

- Thu giống tự nhiên: Chọn thời điểm lấy giống vào kỳ nước cường. Một năm có thể lấy giống tự nhiên vào 2 vụ: Vụ hè vào tháng 4-5 (âm lịch) và thu đông vào tháng 9-12 (âm lịch). Cách thu như sau: Khi nước thủy triều lên vào những ngày đỉnh con nước (vào những giờ con nước cao nhất) mở cống lấy nước vào đầm ruộng, ấu trùng rươi sẽ theo nước vào đầm ruộng và chui xuống lớp bùn bề mặt đáy để sinh sống. Sau khi nước thủy triều rút khoảng 4-6 giờ thì tháo nước ra (lưu ý: luôn giữ mực nước trong đầm từ 20-30 cm). Cứ như vậy, việc lấy giống có thể lặp đi lặp lại qua vài hôm vào những ngày nước cường.

- Thả giống bổ sung: Thực tế nhiều tỉnh cho thấy bà con nên bổ sung thêm rươi giống nhân tạo vào đầm ruộng để mật độ rươi được nâng cao và giúp tăng năng suất thu hoạch rươi thương phẩm.

+ Thả giống: Rươi giống có kích thước từ 1-1,2 cm/con được lựa chọn để tiến hành thả vào ao nuôi thương phẩm với mật độ 100-120 con/m2.

+ Mùa vụ thả: Nên thả rươi giống vào vụ chiêm sau khi thu giống tự nhiên. Thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát, cùng vào thời điểm nước thủy triều sẽ giúp rươi giống được phân bố đều trong đầm ruộng.

5. Chăm sóc và quản lý

Sau khi lấy giống tự nhiên kết hợp với thả giống bổ sung khoảng 1 tháng thì dùng vợt lưới mắt dày đãi lớp bùn trên bề mặt đáy đầm (ruộng) sẽ nhìn thấy rươi giống như những sợi chỉ đỏ với mật độ từ 100-150 cá thể/m2 trở nên là đạt yêu cầu.

Vào các kỳ con nước sau, đều phải lấy nước vào đầm và tháo nước ra (duy trì mức nước từ 20-40 cm) để tăng thêm nguồn thức ăn cho rươi (phù sa và tảo có trong nước). Chú ý khi lấy nước vào ra nên dùng đăng lưới để ngăn không cho địch hại vào đầm ruộng bắt rươi cáy, khi lấy nước chú ý độ mặn nước luôn dưới 5‰.

Rơm rạ sau khi thu hoạch lúa không được vứt bừa bãi, phải thu gom gọn lại để ủ làm phân hoặc đem tiêu hủy để tránh lây lan sâu bệnh. Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học (Emina, Bioem, EM,...) trong xử lý rơm rạ, ủ phân chuồng để bón bổ sung dinh dưỡng cho lúa và làm tơi xốp nền đáy đầm ruộng.

Cho ăn: Định kỳ bổ sung thêm các loại thức ăn (bột cám gạo, đậu nành…), phân hữu cơ, chế phẩm sinh học để giúp rươi đủ thức ăn sinh trưởng và phát triển tốt.

6. Thu hoạch

6.1 Thu hoạch lúa

Sau khi thu lúa xong nên để cho gốc rạ khô, mục rồi cầy úp xuống làm phân bón cho đầm (ruộng) cung cấp thức ăn cho rươi. Tránh cày lúc gốc rạ còn tươi sẽ làm thối nước gây hại cho rươi.

6.2 Thu hoạch rươi

Sau khi thả giống khoảng 8-10 tháng thì rươi có thể thành thục và thu hoạch; trước khi thu hoạch có thể đào đất rưới đầm (ruộng) ở độ sâu từ 30-50cm để kiểm tra mật độ và độ thành thục của rươi.

Trước thời điểm xác định thu hoạch (trong 3 ngày triều cường) thì phơi bãi từ 5 – 7 ngày để rươi có điều kiện thành thục được. Trong quá trình phơi bãi có thể bắt cá và các địch hại khác như cua, cáy; dọn dẹp bờ để địch hai không có chỗ lẩn trốn.

Thu hoạch rươi bằng cách: Vào kỳ nước cường, lấy nước vào đầm (ruộng) ở mức cao nhất có thể, lúc này, rươi thành thục sẽ bị kích thích đứt đoạn và nổi lên trên mặt nước rồi bơi ra hướng cống thu hoạch để di cư sinh sản. Tại đây, rươi sẽ được thu trong đáy lưới (mắt lưới đáy từ 1-3 mm). Quá trình thu rươi cần thao tác nhẹ nhàng, nhấc túi đáy đổ rươi ra chậu xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh bảo quản rươi sống (từ 5- 7 ngày) để vận chuyển đi xa.

Bài liên quan

Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua ở Thái Bình - Một cách làm mới

Thái Bình, một tỉnh đồng bằng ven biển, nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát. Trong những năm gần đây, người nông dân Thái Bình đã và đang triển khai mô hình lúa hữu cơ kết hợp nuôi cua, một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Nền nông nghiệp Việt Nam tiến vững chắc từ lúa hữu cơ

Nền nông nghiệp Việt Nam tiến vững chắc từ lúa hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng quan tâm, lúa hữu cơ đang dần khẳng định vị thế là một hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam. Không chỉ mang lại những hạt gạo an toàn, chất lượng cao, canh tác lúa hữu cơ còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, cải tạo đất đai và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Vậy lúa hữu cơ là gì và nó mang lại những lợi ích gì cho nền nông nghiệp nước nhà?
Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ cho 45 cán bộ khuyến nông, nông dân, thành viên hợp tác xã của 2 địa phương là TP Uông Bí, TX Đông Triều.
Đầu tư xây dựng thương hiệu lúa tại Thủ đô

Đầu tư xây dựng thương hiệu lúa tại Thủ đô

Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.
Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp

Tưới ngập - khô xen kẽ trong canh tác lúa góp phần hiện thực hóa mục tiêu sản xuất bền vững, phát thải thấp theo Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Hội chợ chuyên ngành hữu cơ dành riêng cho thị trường châu Á - Organic Festa Asia 2025 sẽ diễn ra từ ngày 03 – 05/9/2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc với quy mô ước tính hơn 300 doanh nghiệp, 13.000 khách tham quan và chuyên gia hữu cơ.
Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu, không chỉ để bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, tạo sinh kế lâu dài cho người nông dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Đã mắt với vườn nho, dưa lưới trĩu quả của anh nông dân xứ Nghệ

Vườn nho hạ đen, dưa lưới trĩu quả của gia đình anh Lê Xuân Hải (SN 1982, trú xã Quan Thành, tỉnh Nghệ An) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa nơi đây đã trở thành điểm đến thích thú cho người dân tham quan, trải nghiệm.
Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Đi tìm hương vị cà phê Việt bằng công nghệ và đam mê

Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat, được biết đến rộng rãi hơn với thương hiệu Toninni Caffe, là một doanh nghiệp Việt Nam mang trong mình khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê nước nhà thông qua sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến và niềm đam mê bất tận với thức uống này.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Độc đáo hương vị Cao trà Mục Nhan trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan Tuyết nước vàng sánh, toả hương như hương hoa mộc lan hoà quyện chút khói sương, hàm lượng hoạt chất sinh học vượt trội. Do sống ở độ cao, môi trường khắc nghiệt, cây trà tích tụ nhiều chất chống oxy hoá để thích nghi với điều kiện sinh tồn. Chính điều đó giúp trà Shan Tuyết trở thành một trong những loại trà có dược tính cao nhất thế giới.
Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Chẩm Chéo - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc

Khi đặt chân đến vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, du khách không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín, hay những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn bởi một nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong vô vàn món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Tây Bắc, có một thứ gia vị mà người ta vẫn thường ví von là "linh hồn", là "nữ hoàng" của mọi món ăn: đó chính là chẩm chéo.
Pa Pỉnh Tộp - Tinh hoa ẩm thực của người Thái vùng Tây Bắc

Pa Pỉnh Tộp - Tinh hoa ẩm thực của người Thái vùng Tây Bắc

Tây Bắc, vùng đất của những dãy núi trùng điệp, những bản làng ẩn mình trong sương sớm và những dòng suối trong vắt, không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan hùng vĩ mà còn bởi nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong số vô vàn món ăn hấp dẫn ấy, Pa Pỉnh Tộp (cá nướng gập) của người Thái đã trở thành một biểu tượng, một món ăn mà bất cứ ai đặt chân đến đây đều mong muốn được thưởng thức. Không chỉ là một món ăn ngon, Pa Pỉnh Tộp còn chứa đựng tinh hoa văn hóa, sự khéo léo và tình yêu thiên nhiên của đồng bào Thái.
Sản xuất nông nghiệp sạch tại Gia Lâm

Sản xuất nông nghiệp sạch tại Gia Lâm

Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Áo lụa Hà Đông hồn cốt một vùng quê

Áo lụa Hà Đông hồn cốt một vùng quê

Áo lụa Hà Đông không chỉ là một trang phục mà còn là một biểu tượng văn hóa, một chứng nhân lịch sử và một niềm tự hào của người Việt Nam. Để khám phá vẻ đẹp và giá trị của chiếc áo lụa này, chúng ta hãy cùng nhau đi sâu vào từng khía cạnh này nhé.
Đồ Sơn – điểm nhấn du lịch truyền thống và sôi động của Hải Phòng

Đồ Sơn – điểm nhấn du lịch truyền thống và sôi động của Hải Phòng

Đồ Sơn, một bán đảo nhỏ nhô ra biển thuộc thành phố Hải Phòng, từ lâu đã trở thành một điểm đến du lịch quen thuộc và đầy sức hút. Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển truyền thống, Đồ Sơn còn là sự pha trộn độc đáo giữa vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị lịch sử văn hóa và những lễ hội dân gian đậm đà bản sắc. Được mệnh danh là "lá phổi xanh" và khu nghỉ dưỡng lâu đời của miền Bắc, Đồ Sơn mang trong mình một nét quyến rũ riêng, khác biệt so với vẻ hoang sơ của Cát Bà hay Lan Hạ.
Tiên Lãng - "thủ phủ" thuốc lào: Nơi ra đời loại "tương tư thảo" danh bất hư truyền

Tiên Lãng - "thủ phủ" thuốc lào: Nơi ra đời loại "tương tư thảo" danh bất hư truyền

Hải Phòng, thành phố cảng sôi động với những món ăn làm say lòng người, còn có một đặc sản ẩn mình trong những nếp nhà cổ kính và cánh đồng xanh mướt: thuốc lào Tiên Lãng. Không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp, thuốc lào Tiên Lãng đã trở thành một biểu tượng văn hóa, một "tương tư thảo" khiến bao người phải say mê, nhớ nhung, và Tiên Lãng chính là thủ phủ khai sinh ra loại thuốc lào danh bất hư truyền ấy.
Bánh đa cua Hải Phòng: Hương vị đậm đà của thành phố Cảng

Bánh đa cua Hải Phòng: Hương vị đậm đà của thành phố Cảng

Hải Phòng không chỉ nổi tiếng với những bãi biển trải dài, những con phố nhộn nhịp mà còn đi vào lòng người bởi một món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị của đất cảng: bánh đa cua. Món ăn này không chỉ là một bữa sáng quen thuộc mà còn là biểu tượng ẩm thực, là niềm tự hào của người dân Hải Phòng, khiến bất cứ du khách nào khi ghé thăm cũng muốn được một lần thưởng thức.
Gà nướng mắc khén: Hương vị Tây Bắc gọi mời du khách

Gà nướng mắc khén: Hương vị Tây Bắc gọi mời du khách

Nhắc đến ẩm thực Tây Bắc, người ta không chỉ nghĩ đến những món ăn dân dã mà còn là những hương vị đặc trưng, độc đáo, mang đậm bản sắc núi rừng. Trong số đó, gà nướng mắc khén Điện Biên như một biểu tượng, một món ăn không thể bỏ qua đối với bất kỳ ai đặt chân đến vùng đất lịch sử này. Món ăn không chỉ quyến rũ thực khách bởi hương vị đậm đà, thơm lừng mà còn ẩn chứa câu chuyện về văn hóa, con người và thiên nhiên Điện Biên.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính