Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Vĩnh Phúc triển khai chuyển đổi số nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngành Nông nghiệp Vĩnh Phúc, với phương châm 'Lấy người nông dân là trung tâm và động lực phát triển', đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, khẳng định vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Vĩnh Phúc triển khai chuyển đổi số nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ cao đã giúp các hộ nông dân quản lý hiệu quả và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Nhận thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số (CĐS) trong việc tái cơ cấu toàn ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương để tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao hiểu biết về CĐS. Các cán bộ và người lao động được hướng dẫn sử dụng phần mềm, đồng thời tổ chức đánh giá và lựa chọn các hộ sản xuất tham gia các mô hình điểm áp dụng công nghệ số trong sản xuất. Trong năm 2023, ngành Nông nghiệp đã xây dựng được 40 mã số vùng trồng nội địa và 2 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu; giám sát và duy trì 24 mã số vùng trồng và 2 mã số cơ sở đóng gói thạch đen, ớt phục vụ xuất khẩu đã được cấp mã số từ năm 2020 - 2022. Đồng thời, ngành cũng triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ số trong sản xuất thanh long quy mô 4 ha tại thôn Hồng Thái, xã Xuân Hòa (Lập Thạch) và trong chăn nuôi lợn thịt quy mô 1.000 con tại thôn Cao Quang, xã Cao Minh (Phúc Yên).

Việc áp dụng thành công các mô hình đã tạo ra hiệu quả kép, không chỉ giúp các hộ tham gia quản lý tốt quá trình sinh trưởng của cây trồng và phát triển của vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận kinh tế cao, mà còn tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, các ngành chức năng đã xây dựng hệ thống giám sát rừng thông qua việc ứng dụng các phần mềm cung cấp các thông tin cảnh báo sớm về biến động rừng, cháy rừng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.

Việc đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ cao vào sản xuất gắn với chuyển đổi số được quan tâm triển khai đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh với tổng giá trị sản xuất năm 2023 tăng gần 5,3% (đứng thứ Nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng và đứng thứ 9 cả nước); quý I/2024 tăng 2,7%. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 90% hộ chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn ứng dụng công nghệ số; gần 13% nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng; 20% hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử.

Tiếp tục thực hiện Đề án chuyển đổi số ngành NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, năm 2024, ngành Nông nghiệp đã xây dựng 6 danh mục, dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số với tổng kinh phí hơn 7,4 tỷ đồng. Hiện, các đơn vị trực thuộc sở đang đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án, và một số mô hình điểm về chuyển đổi số. Tiêu biểu như Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), hiện đang quản lý, vận hành 11 công trình cấp nước tập trung có tổng công suất thiết kế 23.000 m3/ngày/đêm, phục vụ cho 28 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh với hơn 34.000 hộ đấu nối sử dụng, trong đó, có 23.000 hộ sử dụng nước thường xuyên.

Để nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đầu tháng 1/2024, trung tâm phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh triển khai thu tiền nước trực tuyến cho khách hàng đang sử dụng nước tại các trạm cấp nước của Trung tâm. Đến nay, tỷ lệ thanh toán tiền nước trực tuyến đã đạt hơn 50% số hộ sử dụng nước thường xuyên. Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh, cho biết: “Việc triển khai thu tiền nước trực tuyến không chỉ tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán mà còn giúp trung tâm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí vận hành và minh bạch hóa quy trình thu chi. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để mở rộng dịch vụ, đảm bảo tất cả các hộ dân đều được tiếp cận với dịch vụ thanh toán trực tuyến, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.”

Cùng với việc đẩy mạnh thanh toán tiền nước trực tuyến, Trung tâm cũng tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ số, bao gồm số hóa bản đồ cấp nước để theo dõi, giám sát vận hành nhà máy cấp nước, mạng lưới đường ống và chất lượng nước sạch tại các công trình cấp nước. Điều này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an toàn cấp nước và giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước, đồng thời từng bước thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực cấp nước nông thôn.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đang đối mặt với nhiều rào cản và thách thức như: nhận thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ số của người sản xuất còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ giữa các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ, hợp tác xã, người nông dân vẫn chưa đồng bộ; hạ tầng công nghệ và thông tin chưa đồng đều giữa các khu vực và vùng địa lý.

Để tiếp tục đẩy mạnh số hóa nông nghiệp và thực hiện phương châm "Lấy người nông dân là trung tâm và động lực phát triển", ngành NN&PTNT Vĩnh Phúc sẽ phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án và mô hình điểm về chuyển đổi số trên cây trồng và vật nuôi chủ lực của tỉnh, nhằm giúp người sản xuất có điều kiện nhân rộng mô hình, quảng bá sản phẩm và từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh và hiện đại hơn.

Ngoài ra, ngành sẽ tiếp tục thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết nối và chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành dưới dạng dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp cho cán bộ xã, phường và hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các hợp tác xã và hộ kinh doanh quảng bá và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất.

Bài liên quan

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông nghiệp Hà Nội bứt phá ngoạn mục nhờ công nghệ số

Nông nghiệp Hà Nội bứt phá ngoạn mục nhờ công nghệ số

Nông nghiệp công nghệ cao đang mang lại thành công lớn cho Hà Nội, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại.
Tây Ninh ứng dụng công nghệ sản xuất lạc 4.0

Tây Ninh ứng dụng công nghệ sản xuất lạc 4.0

Tây Ninh tiên phong áp dụng công nghệ mới vào sản xuất lạc, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí.
Đồng Nai ứng dụng nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao

Đồng Nai ứng dụng nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao

Đồng Nai ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) theo quy hoạch; bố trí vốn đầu tư công để đầu tư kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất hữu cơ.
Hà Nam: Chuyển đổi nông nghiệp 4.0

Hà Nam: Chuyển đổi nông nghiệp 4.0

Công nghệ số đang tạo ra cuộc cách mạng nông nghiệp tại Hà Nam, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Đắk Nông: Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đắk Nông: Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đắk Nông đang khai phá tiềm năng nông nghiệp với hướng đi mới thông qua ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế, sản phẩm chất lượng và bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Phú Yên

Chìa khóa nâng cao giá trị nông sản Phú Yên

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu để Phú Yên thích ứng với biến đổi khí hậu, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và hiệu quả

Hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và hiệu quả

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững hiện đang được tỉnh Kon Tum quan tâm triển khai thực hiện theo Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050; nông, lâm nghiệp được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng, trụ cột trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Canh tác lúa thông minh, nông dân Tân Thạnh trúng mùa

Canh tác lúa thông minh, nông dân Tân Thạnh trúng mùa

Huyện Tân Thạnh (Long An) đang thử nghiệm mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải, sử dụng máy sạ hàng và kỹ thuật bón vùi phân, giúp giảm lượng giống, phân bón, góp phần tăng năng suất, chất lượng lúa và bảo vệ môi trường.
Nỗi lo cho máy nông nghiệp "Made in Vietnam"

Nỗi lo cho máy nông nghiệp "Made in Vietnam"

Dù được sản xuất ngay tại Việt Nam, máy móc nông nghiệp nội địa vẫn đang gặp khó khăn trong việc chinh phục thị trường trong nước, chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, trong khi đó máy móc nhập khẩu chiếm ưu thế với gần 70%.
"Bỏ" bời lời, "ôm" cà phê, nông dân tích cực chuyển đổi cây trồng

"Bỏ" bời lời, "ôm" cà phê, nông dân tích cực chuyển đổi cây trồng

Nông dân tại xã Ia Khươl đang gặt hái thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng truyền thống sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn đã mang lại thu nhập ổn định.
Lựa chọn nào cho công nghệ sinh học trong nông nghiệp Việt Nam?

Lựa chọn nào cho công nghệ sinh học trong nông nghiệp Việt Nam?

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp, thể hiện qua diện tích cây trồng chuyển gen còn hạn chế, năng suất tăng trưởng chậm và sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Quảng Trị: Xây dựng nông thôn mới trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ

Quảng Trị: Xây dựng nông thôn mới trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ

Tỉnh Quảng Trị ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn.
Nông nghiệp Hà Nội bứt phá ngoạn mục nhờ công nghệ số

Nông nghiệp Hà Nội bứt phá ngoạn mục nhờ công nghệ số

Nông nghiệp công nghệ cao đang mang lại thành công lớn cho Hà Nội, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại.
Đất soi bãi ven sông Cầu: Hướng đi mới cho nông nghiệp Thái Nguyên

Đất soi bãi ven sông Cầu: Hướng đi mới cho nông nghiệp Thái Nguyên

Đất soi bãi ven sông Cầu đang chuyển mình từ trồng cây lương thực truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, mở ra cơ hội phát triển kinh tế mới cho Thái Nguyên.
Hà Nội hướng tới ứng dụng công nghệ số phát triển nông nghiệp

Hà Nội hướng tới ứng dụng công nghệ số phát triển nông nghiệp

Hà Nội đang gặt hái thành công trong việc ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp.
Xã Phú Thiện: Đẩy mạnh cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Xã Phú Thiện: Đẩy mạnh cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Huyện Phú Thiện đang thúc đẩy mạnh mẽ cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản, nhờ ứng dụng máy móc hiện đại, năng suất và chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt.
Đức Trọng: Nông nghiệp 4.0 bứt phá

Đức Trọng: Nông nghiệp 4.0 bứt phá

Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng 4.0 tại huyện Đức Trọng đang phát triển tích cực với diện tích 67 ha/22 hộ, đồng thời diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 5 ha/2 đơn vị đã được chứng nhận.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính