![]() |
Tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa. |
Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản từ khắp nơi mà không cần phải ra ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích trong những thời điểm giãn cách xã hội hoặc cho những người sống ở khu vực xa xôi. Các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hay các website chuyên về thực phẩm như BigC, AEON, đều đã có các kênh bán hàng cho nông sản.
Thông qua các nền tảng thương mại điện tử, các thương hiệu nông sản có thể dễ dàng xây dựng hình ảnh và marketing sản phẩm. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc các video quảng cáo có thể được chạy để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Từ đó, các doanh nghiệp nông sản có thể mở gian hàng riêng trên các trang thương mại điện tử lớn hoặc bán qua các cửa hàng trực tuyến của riêng mình.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của các phương thức thanh toán điện tử (chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, thanh toán khi nhận hàng…), việc mua nông sản trở nên nhanh chóng và an toàn hơn. Các dịch vụ giao hàng ngày càng đa dạng, giúp sản phẩm nông sản được giao tận tay khách hàng trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm nông sản hữu cơ và có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng hóa chất độc hại.
Sự tham gia của các nhà sản xuất nhỏ, các hộ nông dân hoặc các hợp tác xã nông nghiệp cũng đã tham gia vào thị trường thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần qua trung gian.
Các nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt chuyên cung cấp nông sản như Co.opmart, Winmart, Lotte Mart,... cũng đang phát triển kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận người tiêu dùng.
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn gặp nhiều khó khăn trong bảo quản và vận chuyển sản phẩm tới người tiêu dùng. Nông sản thường dễ hư hỏng và bị giảm chất lượng nếu không được bảo quản đúng cách trong quá trình vận chuyển. Các yêu cầu về đóng gói, bảo quản lạnh hay việc lựa chọn nhà vận chuyển chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng.
Chất lượng và nguồn gốc, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc và tính an toàn của nông sản. Các thương hiệu cần cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng.
Đặc biện việc cạnh tranh và giá cả, thị trường nông sản trực tuyến cạnh tranh khốc liệt với nhiều lựa chọn. Do đó, việc định giá hợp lý và đảm bảo chất lượng là yếu tố quan trọng để duy trì khách hàng trung thành.
Tăng cường đào tạo cho nông dân dân và doanh nghiệp nông sản về các khóa học cách thức sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, kỹ năng bán hàng online và quản lý đơn hàng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các nhà sản xuất.
Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử đang mở ra nhiều cơ hội cho nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần có sự đầu tư vào công nghệ, logistics và phát triển thương hiệu, đồng thời giải quyết các vấn đề về chất lượng và quản lý sản phẩm.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, đầu tư cho phát triển xanh là xu hướng tất yếu. Những năm qua, nước ta đã có bước chuyển mới hướng tới một nền kinh tế xanh, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường. Trước đó, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và năm 2020 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. |