PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch. |
Phát biểu tại diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc” tại Hòa Bình, ngày 6/12/2024, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, thông tin: Việt Nam hiện có 150 nhà máy chế biến có dây chuyền công nghệ hiện đại và khoảng 7.500 cơ sở chế biến bảo quản trái cây, rau củ nhỏ.
Tuy nhiên, ngành chế biến chỉ mới đáp ứng khoảng 10-17% sản lượng rau quả/năm. Số còn lại rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến và tiêu thụ vẫn ở dạng tươi hoặc sơ chế bảo quản là chủ yếu. Tổn thất sau thu hoạch còn quá cao, tới trên 20%.
Hiện nay, một số công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong sơ chế bảo quản rau quả tươi như: công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng kỹ thuật CA; công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng kỹ thuật bao gói MAP; công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng chế phẩm tạo màng; công nghệ giấm chín quả bằng khí Ethylene.
Công nghệ tiên tiến ứng dụng trong chế biến rau quả dạng khô (sấy/chiên) như: công nghệ sấy bơm nhiệt, quy mô 2 - 3 tấn/modul; công nghệ sấy thăng hoa; công nghệ và thiết bị chiên chân không liên tục.
Công nghệ chế biến rau quả lạnh đông như: công nghệ cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng (liquid freezer); Công nghệ tiên tiến ứng dụng trong chế biến nước ép/puree trái cây như: hệ thống thiết bị chế biến Puree chuối, năng suất 2 tấn/h; công nghệ và hoàn thiện thiết bị chế biến một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ quả dưa hấu.
PGS.TS Phạm Anh Tuấn cũng cho rằng, trong việc lựa chọn công nghệ và thiết bị, xây dựng nhà xưởng sơ chế bảo quản, chế biến rau quả cần lưu ý: xác định đối tượng, sản phẩm, quy mô sản xuất, khả năng đầu tư và thị trường mục tiêu. Lựa chọn nhà tư vấn công nghệ, thiết bị, thiết kế xây dựng nhà xưởng đáp ứng yêu cầu thị trường; đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị; sản xuất thử, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và thiết bị; đăng ký chất lượng và thương mại hóa sản phẩm.
Cây ăn quả của Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặc biệt là các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Trung Quốc… Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD. Năm 2023, tổng diện tích cây ăn quả toàn quốc có 1.269,4 ngàn ha, sản lượng đạt 13.887,3 ngàn tấn; ĐBSCL là vùng có diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 31,8%), tiếp đến là vùng trung du miền núi phía Bắc (chiếm 21,4%). Chủng loại cây ăn quả đa dạng, phong phú; trong đó chuối có diện tích lớn nhất (chiếm 12,72% tổng diện tích), sầu riêng xếp ngay phía sau.
Về thị trường tiêu thụ, đối với thị trường trong nước cần hình thành sàn giao dịch sản phẩm cây ăn quả; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm cây ăn quả.
Đối với thị trường xuất khẩu, cần tăng cường xuất khẩu vào các thị trường truyền thống; đồng thời, tiếp tục mở rộng các thị trường: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada , Hàn Quốc, Nga, ASEAN, EU, Trung Đông, Bắc Phi... và đẩy mạnh xuất khẩu quả chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Việt Nam đang nỗ lực không ngừng trong việc đàm phán xuất khẩu nông sản với nhiều đối tác thương mại khác nhau trên thế giới, nhằm tận dụng tối đa cơ hội gia nhập những thị trường khó tính.
Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả Sản xuất cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc nói riêng có tiềm năng lớn, nhưng cần giải quyết các vấn đề liên quan ... |
Nâng cao giá trị xoài Đồng Tháp bằng công nghệ và canh tác hữu cơ Đồng Tháp đang nỗ lực nâng cao giá trị ngành hàng xoài chủ lực bằng nhiều giải pháp, từ canh tác hữu cơ, ứng dụng ... |
Nông sản sạch Việt Nam vươn mình ra “biển lớn” Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam đạt trên 335 triệu USD/năm, có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh ... |