Thứ sáu 04/07/2025 11:06Thứ sáu 04/07/2025 11:06 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thừa Thiên Huế phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thừa Thiên Huế với mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa Phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030". Ảnh minh họa

Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường.

Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Từ chủ trương phát triển nông nghiệp hữu cơ, những chính sách quan tâm, hỗ trợ của tỉnh đã tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng lan tỏa, qua đó, tạo thêm hướng đi mới, hiệu quả cho người nông dân. Đây cũng là giải pháp phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thế mạnh về du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên Huế.

Mới đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã Phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030".

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh gắn với tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực, khả năng tổ chức sản xuất, sức cạnh tranh trong chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Theo Đề án mục tiêu đến năm 2030 cụ thể:

Đối với lĩnh vực trồng trọt: Diện tích đất trồng trọt hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị đạt khoảng 1,0-1,5% tổng diện tích đất trồng trọt đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, lạc, rau các loại, sen, bưởi các loại, chuối, cam, các cây làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn, cỏ). Nâng cao hiệu quả của sản xuất trồng trọt hữu cơ theo chuỗi giá trị trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với phi hữu cơ.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị đạt khoảng 1,0 - 1,2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh. Các sản phẩm chăn nuôi chủ lực được ưu tiên: Thịt gia súc, gia cầm,… Nâng cao hiệu quả của sản xuất chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với phi hữu cơ.

Đối với lĩnh vực thủy sản: Tỷ lệ sản phẩm thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị đạt khoảng 0,5 - 1,0% tính trên tổng sản phẩm thủy sản sản xuất trong tỉnh. Các sản phẩm thủy sản chủ lực được ưu tiên: Cá (dìa, nâu, đối,…), tôm (sú, chân trắng,..). Nâng cao hiệu quả của sản xuất thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên thủy sản hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 1,0 - 1,2 lần so với phi hữu cơ.

Về lựa chọn vùng trồng trọt hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị: Phát triển các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ... có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi phù hợp đối tượng cây trồng chủ lực, thực hiện chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị. Vùng chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị: Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị với các sản phẩm chủ lực. Vùng thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị: Xây dựng các vùng thuỷ sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản.

Theo đó tỉnh xác định các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị, xây dựng khoảng 21 mô hình điểm, thực hiện hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật chuyển đổi sang sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, gồm: (1) Mô hình trồng trọt: Sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả... đạt chứng nhận hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị; (2) Mô hình chăn nuôi: lợn, gà, bò hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị; (3) Mô hình nuôi cá, tôm theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị.

Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn kết với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, gồm: (1) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ (lúa gạo, lạc, rau, sen, thanh trà ...).; (2) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ (lợn, bò gà ....); (3) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng hữu cơ (tôm, cá đầm phá); (4) Chuỗi liên kết tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Tận dụng (rơm rạ, thân lá lạc, rau.. làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm rơm và phân hữu. Thu gom chế biến chất thải của chăn nuôi, thuỷ sản làm phân bón hữu cơ.

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu, đăng ký mã số vùng trồng, mã vạch cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực; Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực; Đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị.

Nghiên cứu thị trường để sản xuất, cung ứng các sản phẩm hữu cơ, tuần hoàn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu. Tăng cường các hoạt động truyền thông, bao gồm cả truyền thông nội bộ và truyền thông đại chúng. Khuyến khích liên kết giữa đơn vị sản xuất với các đơn vị làm du lịch như công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng .... để tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các cơ sở sản xuất hữu cơ, tuần hoàn thành các điểm tham quan du lịch trải nghiệm, hướng đến xuất khẩu tại chỗ đối với các sản phẩm hữu cơ, tuần hoàn.

Hành trình sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến với người tiêu dùng Hành trình sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến với người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự tin dùng từ ...

Nông nghiệp hữu cơ giữa lòng đô thị Nông nghiệp hữu cơ giữa lòng đô thị

Như chúng ta đã biết, Nông nghiệp đô thị là một hình thức sản xuất nông sản ngay trong các khu vực đô thị. Đây ...

Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ phục vụ du lịch Mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ phục vụ du lịch

Khi du lịch ngày càng phát triển và nhu cầu trải nghiệm những điều mới lạ của du khách ngày càng tăng cao, mô hình ...

Bài liên quan

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Ngos trong nước và quốc tế: Khẳng định vai trò chiến lược trong phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Ngos trong nước và quốc tế: Khẳng định vai trò chiến lược trong phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp hữu cơ đang dần phát triển, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích canh tác rộng lớn cùng truyền thống nông nghiệp lâu đời, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển nông sản chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong nước, các tổ chức NGOs Quốc tế (INGOs) không chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, thương mại cho người nông dân và doanh nghiệp mà còn cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ và thu hút du khách và nhà đầu tư tới Việt Nam.
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án và thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025.
Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Trong bối cảnh môi trường bị đe dọa, nông nghiệp xanh, phương pháp sản xuất hữu cơ không chỉ là xu hướng, yêu cầu tất yếu trong bối cảnh môi trường bị đe dọa và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để biến những chính sách này thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai hoạt động năm 2025

Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai hoạt động năm 2025

Ngày 20/2/2025, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã họp triển khai các hoạt động năm 2025 tại HTX Nông nghiệp Hữu cơ Thành Đạt, tỉnh Thái Nguyên.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Để thực hiện chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực nông nghiệp môi trường, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện dự thảo, tham mưu, trình UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các quyết định liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.
Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mới đây, UBND T.P Hà Nội ban hành kế hoạch về cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng theo quy định của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND, đồng thời siết chặt quản lý, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu.
Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Tp. Huế sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã hình thành. Trong đó, có 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.
Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 1/7/2025, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại từ 300 triệu đến 5 tỷ đồng.
Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Từ 1/7/2025, nhiều chính sách thuế của Việt Nam có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân nộp thuế.
Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Đề xuất hợp nhất hai chương trình mục tiêu quốc gia - Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững - thành một chương trình thống nhất trong giai đoạn 2026 - 2035. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển: Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, bao trùm, dân chủ và hạnh phúc.
Báo chí lan tỏa Nông nghiệp Hữu cơ: Kiến tạo nhận thức, thúc đẩy hành động

Báo chí lan tỏa Nông nghiệp Hữu cơ: Kiến tạo nhận thức, thúc đẩy hành động

Báo chí đóng vai trò then chốt lan tỏa kinh tế xanh bằng cách cung cấp thông tin, tạo diễn đàn đối thoại, tôn vinh điển hình, giáo dục cộng đồng. Vượt qua thách thức, báo chí kiến tạo nhận thức, thúc đẩy hành động vì tương lai xanh bền vững.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường: 8 giải pháp tạo “cú hích” tăng trưởng 4,0% trở lên

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: 8 giải pháp tạo “cú hích” tăng trưởng 4,0% trở lên

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2025 là 4,0% trở lên và tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 65 tỷ USD.
Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp dành cho hộ nghèo

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp dành cho hộ nghèo

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp có nhiều thay đổi đáng chú ý, áp dụng từ ngày 1/7/2025 tới đây.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính