Thứ ba 29/04/2025 13:02Thứ ba 29/04/2025 13:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tân Lạc (Hòa Bình) giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vùng cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tân Lạc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, tập trung hỗ trợ sinh kế, giáo dục, y tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,36% (2022) xuống 6,53% (2024), đời sống người dân vùng cao khởi sắc.
Tân Lạc (Hòa Bình) giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vùng cao
Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của huyện Tân Lạc trong lĩnh vực nông nghiệp được ưu tiên triển khai, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm và hướng tới an toàn thực phẩm - Ảnh minh họa.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huyện Tân Lạc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong hành trình giảm nghèo bền vững (GNBV). Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV triển khai trên địa bàn không chỉ hướng đến cải thiện đời sống người dân, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện và lâu dài trong giai đoạn tới.

Là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, Vân Sơn luôn chú trọng công tác GNBV gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát huy lợi thế trung tâm các xã vùng cao của huyện, có vị trí, giao thông thuận lợi và cảnh quan đặc trưng, xã đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nông nghiệp hữu cơ và du lịch cộng đồng. Với hơn 90% người dân sống bằng nghề nông, nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích trồng màu sang trồng quýt, rau su su, đào và duy trì ổn định chăn nuôi. Nhờ đó, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 32 triệu đồng, dự kiến năm 2025 tăng lên 34 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,77%, phấn đấu hết năm 2025 giảm còn 8,9%.

Trong quá trình thực hiện chương trình, huyện đã triển khai đa dạng các dự án trọng điểm. Các dự án về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đã hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, tập trung vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Những dự án này không chỉ tạo cơ hội việc làm mới, mà còn giúp người dân nâng cao năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập và giảm bớt sự phụ thuộc vào trợ cấp xã hội.

Đặc biệt, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp được ưu tiên triển khai, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm và hướng tới an toàn thực phẩm. Các dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ cũng được đẩy mạnh, tạo sự kết nối giữa nông dân và thị trường, giúp người lao động có thu nhập ổn định. Song song với đó, huyện chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo cơ hội việc làm bền vững thông qua tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo nghề, giúp trang bị cho người lao động các kỹ năng cần thiết, mở ra nhiều cơ hội việc làm tại địa phương.

Bên cạnh đó, các chính sách xã hội được thực hiện đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo đã góp phần bảo đảm 100% trẻ em thuộc hộ nghèo được tiếp cận giáo dục. Chính sách y tế với chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho đối tượng yếu thế đã giúp hàng nghìn người dân được khám chữa bệnh theo đúng quy định. Các chính sách tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo cũng được triển khai hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tự chủ trong sản xuất và tiêu dùng.

Với việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc giảm đáng kể. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ hộ nghèo từ 15,36% vào đầu năm 2022 đã giảm còn 6,53% vào cuối năm 2024, tương đương mức giảm bình quân 2,94% mỗi năm. Tuy vậy, bên cạnh kết quả đáng ghi nhận, huyện Tân Lạc cũng gặp khó khăn trong quá trình triển khai chương trình. Theo đó, trong giai đoạn tới, UBND huyện Tân Lạc đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo. Trong đó, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến nhận thức của người dân; xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án minh bạch và hiệu quả; cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình thông qua các lớp tập huấn chuyên sâu. Mục tiêu chung là tạo ra mô hình GNBV, giúp người dân thoát nghèo và có khả năng tự chủ, phát triển kinh tế gia đình một cách ổn định. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, tập trung hỗ trợ đa dạng từ giáo dục, y tế, nhà ở đến tín dụng và việc làm đã góp phần tạo nên hệ thống an sinh xã hội toàn diện, nâng cao mức sống và tạo động lực phát triển cho cộng đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu GNBV, rất cần sự quyết tâm, sáng tạo và đoàn kết của hệ thống chính trị để phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong Tháng hành động vì ATTP năm 2025 tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề biển Phú Yên nói chung và Làng nghề truyền thống nước mắm Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nói riêng được hình thành lâu đời dựa trên sinh kế chủ yếu vùng biển là đánh bắt và khai thác thủy - hải sản. Nước mắm Long Thủy mang trong mình toàn bộ những tinh hoa của vùng biển Phú Yên.
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất vải nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều năm 2025, đồng thời phổ biến các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các quy định mới có liên quan đến hoạt động cấp, duy trì, thu hồi, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Trong những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lối sống xanh và tư duy tiêu dùng bền vững, nông sản hữu cơ dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ các siêu thị lớn ở thành phố cho đến những cửa hàng nhỏ, thậm chí cả trên các nền tảng thương mại điện tử, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được dán nhãn “organic”, “rau sạch”, “không hóa chất”, “an toàn tuyệt đối”. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để đổi lấy sự an tâm khi sử dụng thực phẩm hàng ngày.
Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng người nông dân nhờ vào việc trồng măng tây xanh và các loại rau mầu khác theo kiểu sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả gấp 5-6 lần cấy lúa/ha.
Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Trong giai đoạn 2024 – 2030, có 8 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp được UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi đầu tư.
Độc đáo việc trồng xen canh ngô và rau trên cao nguyên đá Đồng Văn

Độc đáo việc trồng xen canh ngô và rau trên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn với phần lớn diện tích là đất đá vôi. Vì vậy, người dân đã sáng tạo ra cách trồng xen canh để tối ưu hóa diện tích và đa dạng hóa nguồn lương thực. Việc trồng ngô xen rau cải, rau bí trên cao nguyên đá Đồng Văn là một phương thức canh tác độc đáo, thể hiện sự thích ứng tuyệt vời của người dân với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Nông dân - lực lượng quyết định thành bại của Nông nghiệp Hữu cơ

Nông dân - lực lượng quyết định thành bại của Nông nghiệp Hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, với những giá trị to lớn về bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và phát triển bền vững, đang ngày càng được quan tâm và phát triển trên toàn thế giới. Trong quá trình đó, người nông dân đóng vai trò trung tâm, là lực lượng trực tiếp thực hiện và quyết định sự thành công của nền nông nghiệp hữu cơ.
Yến sào Đắk Lắk đa dạng trong khâu chế biến thành phẩm

Yến sào Đắk Lắk đa dạng trong khâu chế biến thành phẩm

Hiện nay, nhu cầu tẩm bổ, bồi dưỡng sức khỏe cũng được nhiều người quan tâm và chú trọng. Yến sào Organic là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất. Tỉnh Đắk Lắk, với môi trường thiên nhiên trong lành và hệ sinh thái phong phú, là vùng đất lý tưởng để phát triển yến sào Organic chất lượng cao.
Giữ nghề truyền thống phở Vân Cù - tinh hoa ẩm thực của đất Việt

Giữ nghề truyền thống phở Vân Cù - tinh hoa ẩm thực của đất Việt

Trong 2 ngày từ ngày 6 - 7/4/2025, Lễ hội Truyền thống phở Vân Cù năm 2025 diễn ra tại làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - Đây được coi là cái nôi của phở, thu hút hàng nghìn du khách thập phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính