Thứ sáu 17/01/2025 04:02Thứ sáu 17/01/2025 04:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sử dụng phân hữu cơ giảm chi phí sản xuất lúa trên 4,5 triệu đồng/ha ở Trà Vinh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình trồng lúa sử dụng bón cân đối nguồn phân hữu cơ để giảm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình sản xuất được nhiều hộ nông dân thực hiện thành công trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, giảm được chi phí trên 4,5 triệu đồng/ha.

Sử dụng phân hữu cơ giảm chi phí sản xuất lúa trên 4,5 triệu đồng/ha ở Trà Vinh ảnh 1

Chăm sóc cây lúa.

Nông dân Trương Văn Hải, xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần là một trong những hộ thực hiện hiệu quả nguồn phân hữu cơ bón cân đối qua 2 vụ lúa. Được sự hướng dẫn từ cán bộ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, vụ Đông Xuân 2021-2022, trên diện tích 1,5 ha lúa, ông Hải sử dụng lượng phân bón theo tỷ lệ 50% hữu cơ (400 kg/ha) và 50% phân bón vô cơ. Ruộng lúa được ông gieo sạ với lượng giống 170 kg/ha. Kết quả năng suất đạt 8,25 tấn/ha, bán với giá 5.800 đồng/kg, tổng thu được 47,85 triệu đồng/ha, trừ chi phí lợi nhuận hơn 25 triệu đồng/ha.

Theo ông Trương Văn Hải tính toán, hiện nay giá phân vô cơ trên thị trường được bán 19.600 đồng/kg, 01 ha lúa cần sử dụng 400kg phân vô cơ, tương đương với số tiền 7,840 triệu đồng/ha, trong khi đó chi phí phân hữu cơ chỉ ở mức 7.750 đồng/kg, tương đương 3,1 triệu đồng/ha. Với cách bón cân đối theo tỷ lệ 50% hữu cơ - 50% phân bón vô cơ, ông giảm được chi phí trên 4,5 triệu đồng/ha.

Sử dụng nguồn phân bón hữu cơ tuy tốn công lao động bón lót vào đầu vụ, nhưng ưu thế đem lại là trong suốt quá trình sản xuất lúa ít mầm bệnh, sâu hại, giúp giảm thêm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật từ 2-3 lần, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân- ông Hải cho biết.

Ông Võ Quang Cường - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần cho biết, trong quá trình sản xuất lúa nông dân quen sử dụng phân bón vô cơ liên tục. Việc này được kéo dài theo thời gian làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất kiệt dần, gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại nấm bệnh, diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, chai cứng đưa đến giảm năng suất cây trồng.

Trong khi đó, việc đất ruộng trồng lúa được bổ sung nguồn phân hữu cơ sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với đất đang bị suy thoái, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn, ruộng sẽ ít nhiễm sâu bệnh cho sản phẩm gạo sạch và chất lượng.

Thạc sĩ Trang Tửng, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp có kế hoạch tuyên truyền khuyến cáo nông dân mạnh dạn sử dụng phân bón hữu cơ bón cân đối để nâng cao thu nhập và bảo vệ đất trồng, bảo vệ môi trường.

Ngành nông nghiệp còn mở các lớp tập huấn và liên kết tổ chức thực hiện mô hình sử dụng phân bón hữu cơ; mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi… và hướng dẫn một số giải pháp sử dụng hiệu quả phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái trên đồng ruộng.

dantocmiennui.vn

Bài liên quan

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Sầu riêng Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch, an toàn, việc sản xuất sầu riêng cần phải chuyển đổi sang hướng bền vững hơn.
Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ cà phê, xương cá... tưởng chừng bỏ đi nay đã được các nhà khoa học phát triển thành than sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường.
Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Quản lý sức khỏe đất trồng trọt được triển khai đồng bộ, hiệu quả, để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, ưu tiên phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.
Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Ủ rơm rạ thành phân hữu cơ đang là giải pháp hiệu quả giúp nông dân xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường.
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Nông dân Đạ Tẻh đã tìm ra cách biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông dân huyện A Lưới biến rơm thành "vàng" cho chăn nuôi, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn và mang lại lợi ích kép.
Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Nhu cầu sầu riêng Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thị trường Việt Nam, đòi hỏi nông dân áp dụng công nghệ và sản phẩm hữu cơ để nâng cao chất lượng.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính