Thứ bảy 19/07/2025 06:59Thứ bảy 19/07/2025 06:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển nông nghiệp bền vững: Hướng đi cho nông dân huyện Phú Lộc

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Huyện Phú Lộc đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng đến sản xuất hiệu quả và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát triển nông nghiệp bền vững: Hướng đi cho nông dân huyện Phú Lộc
Nuôi cá lồng ở Phú Lộc đem lại hiệu quả kinh tế cao, hỗ trợ người dân phục vụ du lịch trải nghiệm.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Nền nông nghiệp của Huế hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ. Để đối phó với những khó khăn này, huyện Phú Lộc đã xác định phát triển nông nghiệp bền vững là chiến lược quan trọng để đảm bảo sinh kế lâu dài cho nông dân.

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện đã chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh liên kết giữa các bên, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy sự phát triển thân thiện với môi trường. Trong 5 năm qua, thay vì canh tác manh mún, nhỏ lẻ, Hội Nông dân huyện Phú Lộc đã triển khai nhiều mô hình sản xuất như trồng dừa, lúa, cao su, cây ăn quả, hồ tiêu, và nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Các mô hình này không chỉ giúp bà con nông dân cải thiện thu nhập mà còn tạo ra công ăn việc làm ổn định, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ông Bùi Hữu Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Lộc, cho biết: “Trong 5 năm qua, Hội Nông dân xã đã triển khai 4 mô hình sản xuất gồm mô hình trồng tiêu, mô hình trồng cau, mô hình trồng thanh long ruột đỏ và mô hình nuôi lợn thương phẩm. Các mô hình này đều phát triển tốt, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều hội viên nông dân. Nhờ vậy, bà con ngày càng tin tưởng vào Hội và mong muốn được tiếp tục vay vốn để nhân rộng mô hình sản xuất”.

Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung không chỉ nâng cao giá trị nông sản mà còn giúp sản phẩm địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đồng thời, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy thương hiệu nông sản đặc trưng của huyện.

Ứng dụng khoa học - kĩ thuật, phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản, Hội Nông dân huyện Phú Lộc đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất theo hướng bền vững. Các nội dung đào tạo tập trung vào việc trồng rau an toàn sinh học, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu sẵn có và áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất.

Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhưng nông dân huyện Phú Lộc vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn. Việc chuyển từ các mô hình sản xuất truyền thống sang các mô hình nông nghiệp bền vững đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Ngoài ra, nhiều nông dân còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức về các kỹ thuật canh tác mới, dẫn đến những thất bại trong giai đoạn đầu. Không chỉ vậy, thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định, khiến cho nông dân lo lắng về đầu ra của sản phẩm. Hơn nữa, việc thay đổi thói quen sản xuất lâu nay cũng không phải là điều dễ dàng đối với phần lớn bà con.

Để hỗ trợ nông dân vượt qua những khó khăn này, Hội Nông dân huyện đã tổ chức các lớp tập huấn và cung cấp nguồn vốn vay. Nhờ đó, nhiều hội viên nông dân trong huyện đã có thể trang bị cho mình kiến thức về các phương pháp chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao. Một ví dụ điển hình là gia đình ông Nguyễn Đức Hòa ở xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, thành phố Huế. Từ năm 2015, ông đã mạnh dạn chuyển đổi khoảng ba sào (tương đương 1500m²) vườn tạp sang trồng cây hồ tiêu.

Ban đầu, ông gặp khó khăn do chưa nắm vững kỹ thuật canh tác, khiến cho vườn tiêu sinh trưởng và phát triển chậm. Tuy nhiên, nhờ được hỗ trợ vốn vay và tham gia tập huấn, ông đã ứng dụng thành công phương pháp trồng tiêu theo hướng hữu cơ, giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Ông Nguyễn Đức Hòa chia sẻ: Giai đoạn đầu, nguồn vốn hỗ trợ thực sự không nhiều. Khoản vay 50 triệu đồng để làm vườn tuy không phải là số tiền quá lớn, nhưng nó giống như một đòn bẩy, giúp bà con có thêm động lực tham gia phát triển sản xuất”.

Nhờ sự nỗ lực và hỗ trợ kịp thời, vườn tiêu của ông phát triển ổn định, mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương. Thành công này không chỉ giúp gia đình ông Hòa cải thiện đời sống mà còn lan tỏa tinh thần sản xuất sạch đến nhiều hộ nông dân khác trong vùng.

Hỗ trợ vay vốn, mở rộng liên kết trong sản xuất

Bên cạnh việc chuyển giao kỹ thuật, Hội Nông dân huyện Phú Lộc cũng chú trọng đến việc hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất. Thông qua chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hiện đại.

Bà Đặng Hoàng Ái Thụy, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lộc, khẳng định: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Phong trào này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp ở nông thôn mà còn giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống. Đồng thời, phong trào cũng đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện”.

Ngoài ra, huyện còn khuyến khích mô hình hợp tác liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Không chỉ tập trung vào sản xuất, huyện Phú Lộc còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp. Các phong trào như “Chủ nhật xanh” hay “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn cảnh quan và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Nhờ những nỗ lực không ngừng trong phát triển nông nghiệp bền vững, huyện Phú Lộc đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Với định hướng đúng đắn, sự hỗ trợ kịp thời từ các cấp chính quyền và sự chủ động của chính người nông dân, huyện Phú Lộc hứa hẹn sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, sạch và hiệu quả trong tương lai./.

Bài liên quan

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ trồng dừa hữu cơ

Mô hình trồng dừa hữu cơ gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Vừa qua, tại TP Huế, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế chủ trì tổ chức buổi tọa đàm nhằm thu thập ý kiến đóng góp quan trọng cho Dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Tp. Huế công khai dự thảo sửa đổi quy định tách, hợp thửa đất theo địa giới hành chính mới

Tp. Huế công khai dự thảo sửa đổi quy định tách, hợp thửa đất theo địa giới hành chính mới

Ngày 10/7/2025, UBND Tp. Huế đã công bố dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tách thửa đất và hợp thửa đất đối với đất ở và đất nông nghiệp, nhằm cập nhật theo địa giới hành chính mới - thiết lập khi đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) chuyển sang Tp. Huế.
Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Nhiều vụ vi phạm thị trường hàng thiết yếu tại thành phố Huế

Trong bối cảnh đời sống ngày càng cải thiện, nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, sữa, xăng dầu, thuốc lá… không ngừng tăng, thành phố Huế có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giữ thị trường trong sạch, bền vững.
Nông dân được kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Nông dân được kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Nông dân cả nước vừa đón nhận tin vui lớn khi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc tiếp tục kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính