![]() |
Mô hình nuôi dúi của vợ chồng anh Ban Văn Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc, huyện Bảo Lâm. |
Mô hình nuôi Dúi - sáng tạo, đột phá
Điểm nổi bật của dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” chính là tính sáng tạo trong việc phát triển mô hình nuôi dúi với quy mô lớn và áp dụng công nghệ hiện đại. Mặc dù việc nuôi dúi không phải là điều mới mẻ, nhưng cách thức nuôi và quản lý đàn dúi tại huyệnBảo Lâm lại có những điểm khác biệt so với phương pháp truyền thống.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của mô hình là chuồng trại được thiết kế tối ưu. Không chỉ đơn giản là những dãy chuồng nuôi thông thường, các chuồng được thiết kế phù hợp với môi trường sống tự nhiên của loài dúi, giúp chúng dễ dàng thích nghi và phát triển. Các thiết bị hỗ trợ chăn nuôi như máy móc đo lường sức khỏe, hệ thống theo dõi môi trường sống và các công cụ tự động hóa đã giúp giảm thiểu chi phí, công sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc.
Điều đặc biệt trong mô hình này là sự sáng tạo trong việc ghép phối giống. Thay vì nuôi dưỡng ngẫu nhiên, vợ chồng anh Dương, chị Ngọc đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong cho dúi ghép phối giống, giúp nâng cao tỷ lệ thụ thai, cải thiện chất lượng và số lượng con giống, đã tối ưu hóa sản lượng trong thời gian ngắn.
Sản phẩm thịt dúi không chỉ chất lượng, có giá trị kinh tế cao, được biết đến như một món ăn đặc sản,quý hiếm, có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Món ăn này trở thành lựa chọn ưa chuộng của những thực khách sành ăn và thường xuyên xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn cao cấp.
Thịt dúi có giá bán cao gấp nhiều lần so với các loại thực phẩm khác, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho những người nuôi. Có nhiều loại dúi, vợ chồng anh Dương, chị Ngọc lựa chọn nuôi loại dúi mốc và dúi má đào. Đối với dúi mốc giá thị trường dao động từ 420.000 – 450.000 đồng/kg, trọng lượng tối đa 1,8 kg/con, còn dúi má đào giá dao động từ 700.000 – 800.000 đồng/kg trọng lượng tối đa từ 3 – 5 kg/con. Hiện tại, gia đình anh Dương đang nuôi khoảng 200 con dúi bố mẹ, bình quân cho thu lãi 150 triệu đồng -180 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi dúi của anh Dương không yêu cầu diện tích đất quá lớn, lại tận dụng nguồn thức ăn từ thiên nhiên, chủ yếu là tre, vầu, nứa là những loại cây sẵn có, dễ kiếm, không tốn nhiều chi phí. Nuôi dúi cho giá trị kinh tế cao, chi phí nuôi tương đối thấp, giúp gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Một ưu điểm nữa, mô hình nuôi dúi ít gặp phải vấn đề dịch bệnh, điều này tạo ra sự ổn định trong việc sản xuất và tiêu thụ. Thức ăn của dúi được cung cấp một lần duy nhất vào mỗi buổi chiều, quá trình chăm sóc không đòi hỏi quá nhiều công sức, giúp người nuôi tiết kiệm thời gian và kinh phí.
![]() |
Dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” của vợ chồng anh Bàn Văn Dương, chị Nguyễn Thj Ngọc đoạt giải Dự án tiềm năng tại Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024”. |
Dự án gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học
Một trong những điểm nhấn quan trọng của dự án “Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển mô hình nuôi dúi” là mối liên hệ giữa kinh tế và bảo tồn sinh học. Thực tế, việc nuôi dúi đã mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi và có tác dụng bảo vệ loài dúi khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Bằng việc duy trì các khu vực nuôi dúi trong môi trường tự nhiên, dự án góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng và động vật hoang dã tại địa phương.
Dự án nuôi dúi mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, giúp nông dânphát triển kinh tế, đóng góp vào công cuộc bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần làm giàu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Dự án nuôi dúi tại huyện Bảo Lâm là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc kết hợp giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. Với sản phẩm đặc sản có giá trị cao, mô hình nuôi dúi đã mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống của người dân địa phương, tạo ra bước đột phá trong ngành nông nghiệp nông thôn. Đây là một mô hình kinh tế bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi đặc sản, mở ra bước đột phá cho nền nông nghiệp của đụa phương.