Thứ năm 20/03/2025 18:46Thứ năm 20/03/2025 18:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông dân Kiên Giang lao đao vì lúa nhiễm mặn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Do ảnh hưởng triều cường, mặn xâm nhập, một phần diện tích lúa đông xuân 2024-2025 tại khu vực trũng thấp trên địa bàn huyện Châu Thành (Kiên Giang) bị thiệt hại do nhiễm mặn, giảm năng suất.
Nông dân Kiên Giang lao đao vì lúa nhiễm mặn
Tại một số khu vực trũng thấp, khi triều cường lên cao, nước biển dâng tràn qua đê bao, gây ngập úng, mặn xâm nhập vào nội đồng ảnh hưởng đến diện tích lúa đông xuân 2024-2025 của người dân - Ảnh minh họa.

Mặc dù theo dự báo tháng 3 và tháng 4-2025 mới là cao điểm của mùa khô, tuy nhiên, từ đầu tháng 2-2025 đến nay tình hình mặn xâm nhập diễn ra khá gay gắt trên địa bàn tỉnh. Mặn có xu hướng tăng nhanh do ảnh hưởng của triều cường, nước biển dâng.

Theo UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp, toàn xã có 981ha diện tích lúa đông xuân 2024-2025, trong đó ước khoảng 22,39ha lúa ở địa bàn ấp Vĩnh Thành bị thiệt hại từ 5-30% do ảnh hưởng của triều cường và mặn xâm nhập. Hiện người dân đã thu hoạch 90% diện tích lúa bị ảnh hưởng, năng suất khoảng 5,5 tấn/ha. Phần diện tích còn lại trong giai đoạn trổ chín.

Nhận được thông tin từ người dân về tình hình mặn xâm nhập, UBND xã đã cử cán bộ nông nghiệp đi kiểm tra độ mặn tại các tuyến kênh cấp nước, độ mặn trong đồng ruộng, tiến hành thống kê diện tích lúa bị ảnh hưởng, hướng dẫn người dân các biện pháp rửa mặn. Đồng thời, UBND xã thông báo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện về tình hình hạn, mặn ảnh hưởng đến sản xuất, đề xuất hướng dẫn cách khắc phục, hạn chế mặn xâm nhập.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành đi địa bàn để kiểm tra độ mặn thực đo tại khu vực nhiễm mặn trong thời điểm triều đang xuống. Kết quả cho thấy độ mặn đo được tại các khu vực đều vượt ngưỡng cho phép đối với cây lúa.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xác định nguyên nhân khiến các diện tích lúa bị thiệt hại do khi đỉnh triều cao, nước mặn tràn qua khu vực trũng thấp và các cống của hộ gia đình xâm nhập vào nội đồng cộng với ngộ độc phèn. Ngoài ra, bên trong nền đất lúa của người dân bị ảnh hưởng, nước mặn từ những năm trước vẫn còn trong đất khiến cây lúa bị nhiễm mặn.

Theo ghi nhận tại nhiều cánh đồng, lúa trong giai đoạn trổ chín, nhưng do nhiễm mặn nên cháy lá, lem lép hạt. Năng suất lúa thu hoạch giảm từ 800kg xuống còn 500 kg/công. Nhiều hộ dân cho biết năng suất lúa giảm khoảng 30-40%. Sau khi trừ chi phí sản xuất, tiền thuê đất, vụ này không có lãi.

Trước những thiệt hại sản xuất do hạn, mặn gây ra, người dân mong các cấp chính quyền quan tâm, sớm đầu tư nâng cấp tuyến đê bao để khắc phục tình trạng mặn xâm nhập, giúp nông dân an tâm sản xuất thời gian tới.

Theo dự báo từ nay đến tháng 5-2025, tình hình hạn, mặn còn diễn biến phức tạp. Hiện đầu các tuyến kênh thủy lợi đã đầu tư cống ngăn mặn khép kín, tuy nhiên khi triều cường, nước mặn tràn qua đê bao có thể đe dọa đến diện tích lúa của người dân. Thời gian tới, các địa phương kiến nghị tỉnh, huyện sớm đầu tư nâng cấp tuyến đê bao để bảo vệ diện tích lúa, hạn chế mặn xâm nhập, giúp người dân an tâm sản xuất.

Bài liên quan

Độ mặn nước trong ruộng gần Dự án đường cao tốc Bắc - Nam ở Hậu Giang lên mức 6,6‰

Độ mặn nước trong ruộng gần Dự án đường cao tốc Bắc - Nam ở Hậu Giang lên mức 6,6‰

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho Dự án đường cao tốc Bắc - Nam đối với diện tích lúa bị thiệt hại gần khu vực thi công trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tiền Giang: Nông dân Song Thuận năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Tiền Giang: Nông dân Song Thuận năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, đồng hành cùng hội viên thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi", gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cà Mau đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Cà Mau đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành chỉ đạo quan trọng, yêu cầu các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương huy động nguồn lực, nhân rộng quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Trước nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, các tỉnh Nghệ An và Bến Tre đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, để bảo vệ sản xuất và kinh tế địa phương.
Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trên khắp tỉnh Sơn La, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân.
Vạn Ninh tăng cường "lá chắn" dịch bệnh cho đàn vật nuôi năm 2025

Vạn Ninh tăng cường "lá chắn" dịch bệnh cho đàn vật nuôi năm 2025

Nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trước nguy cơ dịch bệnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể cho năm 2025, đặt trọng tâm vào các biện pháp chủ động và đồng bộ.
Rau củ quả Nghệ An rớt giá, nông dân tìm cách xoay xở

Rau củ quả Nghệ An rớt giá, nông dân tìm cách xoay xở

Sau Tết Nguyên đán, nhiều mặt hàng rau, củ, quả tại Nghệ An đồng loạt giảm giá mạnh, khiến nông dân lo lắng tìm cách tiêu thụ. Tình trạng cung vượt cầu, sức mua giảm sút và sự phụ thuộc vào thương lái là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Đồng Tháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2025

Đồng Tháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2025

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, cùng UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong năm 2025. Mục tiêu chính là nâng cao nhận thức cộng đồng, siết chặt quản lý, và đầu tư vào nghiên cứu khoa học để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.
Nông dân Vĩnh Châu lao đao vì hành tím mất mùa, rớt giá

Nông dân Vĩnh Châu lao đao vì hành tím mất mùa, rớt giá

Vựa hành tím lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nông dân đối mặt với tình trạng mất mùa, giá giảm sâu và đầu ra bấp bênh. Những nỗ lực chuyển đổi giống cây trồng và tìm kiếm giải pháp bền vững đang được triển khai để cứu vãn "thủ phủ" hành tím.
Nghệ An: Bệnh héo rũ tàn phá vụ lạc Xuân, nông dân mất trắng hàng chục triệu đồng

Nghệ An: Bệnh héo rũ tàn phá vụ lạc Xuân, nông dân mất trắng hàng chục triệu đồng

Nghệ An - Hàng chục hecta lạc Xuân ở huyện Diễn Châu đang bị bệnh héo rũ tàn phá, khiến nhiều hộ dân phải nhổ bỏ toàn bộ, chấp nhận mất trắng. Sự lây lan nhanh của bệnh đang đặt ra nguy cơ lớn cho vụ mùa.
Bắc Kạn nỗ lực nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh vật nuôi

Bắc Kạn nỗ lực nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh vật nuôi

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, Bắc Kạn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, du khách trải nghiệm từ nông trại đến ly cà phê

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, du khách trải nghiệm từ nông trại đến ly cà phê

Tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” từ ngày 9/3-13/3/2025 tại TP Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh, là cơ hội để du khách khám phá những điểm du lịch nông nghiệp độc đáo.
Mô hình chăn nuôi dê hiệu quả, mở hướng phát triển mới

Mô hình chăn nuôi dê hiệu quả, mở hướng phát triển mới

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê sinh sản đang được triển khai tại nhiều hộ dân ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính