Thứ sáu 09/05/2025 14:01Thứ sáu 09/05/2025 14:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông dân bán quả dừa 4.000 đồng, ra thị trường tới 30.000 đồng, chênh lệch ai hưởng?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo đại biểu Quốc hội, nông dân bán 1 quả dừa tại vườn khoảng 4.000 đồng, ra đến thị trường tăng cao nhất đến 30.000 đồng, phần chênh lệch do tầng lớp trung gian hưởng - những người không trực tiếp làm ra sản phẩm.

Chiều 1.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Đại biểu Trần Thị Lam Thanh (đoàn Bến Tre) dành thời gian đề cập tới những khó khăn của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Nông dân bán quả dừa 4.000 đồng, ra thị trường tới 30.000 đồng, chênh lệch ai hưởng? - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Thị Lam Thanh (đoàn Bến Tre)

"Điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa"

"Đây không phải là vấn đề mới nhưng chưa bao giờ là vấn đề cũ", bà Thanh mở đầu, và cho biết, khi tham gia tiếp xúc cử tri luôn nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân về tình hình đời sống còn quá khó khăn.

Khó khăn đến từ chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp luôn ở mức cao ngất ngưởng, trong khi giá các sản phẩm của người dân làm ra luôn ở mức khiêm tốn. Chưa kể, nông sản phụ thuộc nhiều vào thị trường; ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; rồi "điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa".

Dẫn chứng cho phát biểu, bà Thanh nêu ví dụ về sản phẩm dừa xiêm Bến Tre, nông dân bán có giá khoảng 4.000 đồng/quả với sản phẩm loại 1, loại 2 và loại 3 dao động từ 1.000 - 2.500 đồng/quả. Tuy nhiên, khi ra tới thị trường, quả dừa ấy có mức giá tăng lên 15.000 - 30.000 đồng.

"Không chỉ quả dừa, con lợn, con gà, con tôm hay các sản phẩm khác cũng vậy", bà Thanh nói và nhận định phần chênh lệch giá rơi vào túi của tầng lớp trung gian, những người không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng được chia sẻ lợi nhuận 50 - 70%, thậm chí 200%.

Nhắc đến kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nữ đại biểu phấn khởi khi nhiều xã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc.

Tuy nhiên, 2 tiêu chí liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân là lao động và việc làm để cải thiện thu nhập thì hầu như xã nào cũng gặp khó. Nhiều xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới cũng phải ì ạch mới vượt qua 2 chỉ tiêu này. Thực tế đó cho thấy đời sống của đại bộ phận nông dân hiện nay còn khó khăn.

Nông dân bán quả dừa 4.000 đồng, ra thị trường tới 30.000 đồng, chênh lệch ai hưởng? - Ảnh 2.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội chiều 1.11

Cần chính sách hỗ trợ nông dân

Vẫn theo bà Trần Thị Lam Thanh, từ nhiều năm qua, giá nông sản liên tục giảm, nhiều người chăn nuôi thua lỗ, thậm chí phá sản. Các chủng loại cây trồng, vật nuôi luôn thay đổi để lướt theo sóng thị trường.

"Đó có phải là sự mất công bằng và bất hợp lý trong cơ chế thị trường. Nguyên nhân có phải do Nhà nước chưa có chính sách phù hợp để chia sẻ gánh nặng cho nông dân hay đã có chính sách mà chưa thực sự phát huy trong thực tiễn?. Có phải nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, nông nghiệp chưa được hưởng thành quả từ công nghiệp hóa tương xứng…?", vị đại biểu đoàn Bến Tre đặt hàng loạt câu hỏi.

Nhấn mạnh nông nghiệp là bệ đỡ cho phát triển công nghiệp hóa, bà Thanh nhìn nhận, thành quả còn chưa tương xứng với vai trò, bà con nông dân còn thua thiệt, việc cải thiện thu nhập và đời sống nông dân vẫn tồn tại nhiều bất cập.

Để giúp nông dân nói riêng, qua đó phát triển ngành nông nghiệp nói chung, đại biểu Thanh cho rằng, Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa. Đầu tư ở đây không có nghĩa là rót tiền trực tiếp vào cho nông dân mà bằng những chính sách ưu đãi.

Ví dụ như vay vốn lãi suất thấp, chính sách về thuế, đầu tư khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, có cơ chế thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, dự báo thông tin về thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Những quyết sách hợp lý, tạo điều kiện cho người dân gắn bó với nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần nâng cao vị trí, vai trò của nông dân và nông nghiệp.

thanhnien.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bắt kịp xu hướng hữu cơ: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam

Bắt kịp xu hướng hữu cơ: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng tất yếu không chỉ tại các quốc gia phát triển mà còn tại Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch và an toàn, nông nghiệp hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức và cần những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa
Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Trong hành trình hữu hạn của mỗi con người, sức khỏe đóng vai trò như một viên ngọc quý, một tài sản vô giá mà không tiền bạc nào có thể mua được. Nó không chỉ đơn thuần là trạng thái không bệnh tật hay ốm đau, mà còn là sự hòa hợp về thể chất, tinh thần và xã hội. Một sức khỏe tốt là nền tảng vững chắc để con người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, theo đuổi đam mê, xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa và đạt được những thành công trên con đường mình đã chọn.
Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sinh kế ven bờ. Trước thực trạng đó, địa phương phối hợp triển khai dự án bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững nhằm phục hồi môi trường biển và phát triển kinh tế cộng đồng.
Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Hợp tác xã trồng rau sạch Đồng Sương, tọa lạc tại thôn Đồng Sương, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nổi lên như một điển hình về sự nỗ lực và quyết tâm trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Được thành lập với mục tiêu liên kết các hộ nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đem đến cho thị trường những sản phẩm rau củ quả chất lượng cao, Hợp tác xã Đồng Sương đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.
“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ. Trên các sạp rau, trang thương mại điện tử, hay thậm chí trong các group mua hàng nội trợ, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được giới thiệu là “trồng hữu cơ”, “không hóa chất”, “canh tác tự nhiên”... nhưng hoàn toàn không có giấy tờ kiểm định nào. Dù nhiều người tiêu dùng vẫn mua, nhưng niềm tin đã bị đặt trong trạng thái lưng chừng: “Tin vì cảm tính, nhưng vẫn sợ mình bị lừa.”
Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong Tháng hành động vì ATTP năm 2025 tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề biển Phú Yên nói chung và Làng nghề truyền thống nước mắm Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nói riêng được hình thành lâu đời dựa trên sinh kế chủ yếu vùng biển là đánh bắt và khai thác thủy - hải sản. Nước mắm Long Thủy mang trong mình toàn bộ những tinh hoa của vùng biển Phú Yên.
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất vải nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều năm 2025, đồng thời phổ biến các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các quy định mới có liên quan đến hoạt động cấp, duy trì, thu hồi, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Trong những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lối sống xanh và tư duy tiêu dùng bền vững, nông sản hữu cơ dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ các siêu thị lớn ở thành phố cho đến những cửa hàng nhỏ, thậm chí cả trên các nền tảng thương mại điện tử, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được dán nhãn “organic”, “rau sạch”, “không hóa chất”, “an toàn tuyệt đối”. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để đổi lấy sự an tâm khi sử dụng thực phẩm hàng ngày.
Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng người nông dân nhờ vào việc trồng măng tây xanh và các loại rau mầu khác theo kiểu sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả gấp 5-6 lần cấy lúa/ha.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính