Thứ năm 19/06/2025 20:01Thứ năm 19/06/2025 20:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Người nông dân tiên phong làm nông nghiệp thông minh trên vùng đất khó

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nuôi cá tầm trong bể bằng công nghệ tuần hoàn nước sạch tự nhiên và trồng dưa lê lai, dưa chuột bao tử trong nhà màng kính, điều khiển hệ thống tưới nước tự động bằng điện thoại thông minh. Đó là mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, được anh Nguỵ Văn Công, một nông dân “chính hiệu” mạnh dạn đầu tư, tạo ra sản phẩm an toàn, cho giá trị kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường. Anh Nguỵ Văn Công trở thành hình ảnh điển hình cho lớp nông dân hiện đại của nông thôn miền núi Cao Bằng dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, để thực hiện khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình còn nhiều gian khó nhưng giàu tiềm năng.
Người nông dân tiên phong làm nông nghiệp thông minh trên vùng đất khó

Mô hình trồng dưa lê lai và dưa chuột bao tử trong nhà màng kính, điều khiển hệ thống tưới nước tự động bằng điện thoại thông minh của anh Nguỵ Văn Công, xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cho thu lợi hơn 400 triệu đồng/năm. Ảnh: Quốc Sơn.

Tiếp tôi trong căn nhà xây theo kiến trúc nhà sàn khang trang, hiện đại, anh nông dân Nguỵ Văn Công trạc tuổi bốn mươi có dáng người rắn rỏi, trên gương mặt rám nắng luôn nở nụ cười thân thiện, với giọng nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường, mộc mạc nhưng toát lên vẻ chân thành, tự tin khi chia sẻ câu chuyên khởi nghiệp của vợ chồng anh.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Cũng như bao hộ nông dân trong xã, nhiều năm trước, vợ chồng anh Công chỉ quanh đi, quẩn lại trồng các cây trồng truyền thống: Ngô, lúa, cây thuốc lá trên diện tích đất canh tác và chăn một hai con bò của mình. Vì thế cuộc sống của hai vợ chồng cùng đứa con chỉ tạm ổn định, đủ ăn quanh năm.

Rồi một ngày anh Công đọc được bài báo viết về hiệu quả mô hình nuôi cá tầm, một loài cá sinh sống trong môi trường nước lạnh và sạch, đòi hỏi kỹ thuật nuôi khắt khe, nhưng cho giá trị kinh tế cao.

Anh Công đã nảy ra ý tưởng, nơi mình sinh sống có suối Lê-nin với nguồn nước sạch tự nhiên dồi dào chảy qua, có khí hậu mát mẻ, trong lành, sao mình không tận dụng, khai thác lợi thế này để nuôi cá tầm. Sau nhiều ngày trăn trở, lặng lẽ tìm hiểu và suy tính kỹ lưỡng, anh Công quyết định bàn với vợ ý tưởng, dự định của mình đầu tư mô hình nuôi cá tầm trong bể bằng công nghệ tuần hoàn nước để phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống gia đình.

“Lúc tôi bàn chuyện nuôi cá tầm với vợ, trong lòng tôi cũng gợn nỗi lo thất bại, bởi việc nuôi cá tầm là câu chuyện lần đầu được nói đến ở quê mình. Như đọc được suy tư của tôi, khi nghe tôi phân tích thấu đáo những khó khăn và thuận lợi, cả những cơ hội lẫn rủi ro có thể gặp phải khi nuôi cá tầm, vợ tôi lắng nghe và thấu hiểu, đồng tình ủng hộ, đã khích lệ tôi thêm niềm tin và quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Nếu không được vợ đồng lòng chưa chắc tôi đã dám từ bỏ cách làm nông nghiệp cũ từ nhiều năm nay để chuyển đổi sang làm nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao. Chắc cũng chẳng có được những bể cá tầm như thế này”. Chỉ vào những bể cá được đầu tư xây dựng bài bản, anh Công bồi hồi nhớ lại.

Thế rồi, sau những ngày đi tham quan nhiều mô hình nuôi cá tầm ở một số tỉnh, được các chủ mô hình truyền đạt kinh nghiệm và tích cực nghiên cứu kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi cá tầm trên sách, báo. Năm 2017, vợ chồng anh Công gom được 100 triệu đồng từ tiền tiết kiệm và vay 200 triệu đồng từ ngân hàng để đầu tư xây dựng 4 bể nuôi cá tầm trên diện tích 500 m2, để thả 1.000 con cá tầm giống. Bể xây hiện đại theo công nghệ tuần hoàn nước. Nước được dẫn vào bể cá từ suối Lê-nin đảm bảo sạch, đủ các tiêu chuẩn cho cá sinh trưởng.

Người nông dân tiên phong làm nông nghiệp thông minh trên vùng đất khó

Mô hình nuôi cá tầm trong bể bằng công nghệ tuần hoàn nước của anh Nguỵ Văn Công, xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng mỗi năm cho thu hoạch hơn 7 tấn cá thương phẩm, thu lợi hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Quốc Sơn.

Quá trình chăn nuôi, vợ chồng anh Công đã ứng dụng và tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật nuôi cá tầm, nên sau một năm cá tầm thương phẩm đạt trọng lượng từ 2 – 3 kg/con, sản lượng thu được 1,5 tấn, giá bán 250 nghìn đồng/kg, cho thu lợi hơn 220 triệu đồng. Năm 2018, vợ chồng anh Công thả tiếp 3.000 con cá tầm giống, vụ thu hoạch này sản lượng được hơn 4 tấn cá tầm thành phẩm, lợi nhuận thu hơn 600 triệu đồng.

“Thành quả đạt được ngoài mong chờ, thế là việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống bằng các cây trồng, chăn nuôi nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang sản xuất chăn nuôi mới theo mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, cho giá trị kinh tế đã được định hình. Vợ chồng tôi rất phấn khởi”. Chị Thảo, vợ anh Công, một phụ nữ nông dân miền núi mang vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc nhưng đằm thắm, bền bỉ, phấn chấn kể.

Thành công bước đầu từ mô hình nuôi cá tầm đã tiếp cho vợ chồng anh Công động lực và niềm tin để đầu tư mở rộng mô hình. Năm 2020, vợ chồng anh Công đầu tư 300 triệu đồng để xây thêm 5 bể, nâng số bể lên 10 bể để nuôi cá tầm, gồm: 2 bể nuôi thả cá tầm giống, 4 bể nuôi thả cá nhỡ và 4 bể chăn thả cá thương phẩm, với hình thức nuôi gối, vợ chồng anh Công đã có cá tầm thương phẩm bán quanh năm. Đến nay, vợ chồng anh Công thường xuyên duy trì nuôi thả 2 đợt cá tầm giống/năm, mỗi đợt 3.000 con, sản lượng thu hoạch hơn 7 tấn cá thương phẩm, cho thu lợi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm sau khi đã trừ mọi chi phí. Cá tầm thương phẩm đều được tiêu thụ hết tại thị trường trong tỉnh.

Nhận thấy phát triển nông nghiệp thông minh là xu thế phát triển bền vững, là đưa công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm có giá trị bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường. Được chính quyền huyện Hà Quảng và xã Trường Hà vận động, hỗ trợ và đồng hành, vợ chồng anh Công đã tiên phong đầu tư làm nông nghiệp thông minh. Năm 2022, vợ chồng anh đầu tư 250 triệu đồng để xây dựng 1.200 m2 nhà màng kính và hệ thống tưới nước tự động điều khiển bằng điện thoại thông minh để trồng dưa lê lai và dưa chuột bao tử. Chỉ sau 3 tháng trồng, mô hình cho thu hoạch hơn 3 tấn quả, vợ chồng anh Công thu lợi hơn 100 triệu đồng.

Tiếp tục mở rộng sản xuất, năm 2024, vợ chồng anh Công quyết định đầu tư 350 triệu đồng để xây dựng thêm một nhà màng kính diện tích 1.300 m2, cùng hệ thống tưới thông minh. Với việc đầu tư mở rộng diện tích trồng dưa lê lai và dưa chuột bao tử trong nhà màng kính, đã cho năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội, dưa lê lai cho đều quả, hương thơm nhẹ, vị ngọt thanh mát, ruột giòn; còn dưa chuột bao tử quả giòn, nhiều nước khi ăn.

“Hàng năm cả 2 nhà màng kính đã cho vợ chồng tôi thu hoạch hơn 18 tấn quả, trừ chi phí sản xuất thu lợi hơn 400 triệu đồng. Tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, thu nhập 6 – 8 triệu đồng/người/tháng và 6 lao động thời vụ, thu nhập 260 nghìn đồng/người/ngày công. Sản phẩm cá tầm, dưa lê lai, dưa chuột bao tử được sản xuất theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nên năng suất, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, an toàn, được khách hàng mua hết theo đơn đặt hàng hay trực tiếp đến mua tại vườn. Vì thế, sản phẩm sản xuất ra, vợ chồng tôi chẳng mất công sức đem đi chợ bán”. Ánh nhìn sâu lắng với nụ cười hiền hậu trên gương mặt thanh tú, chị Thảo, vợ anh Công vui vẻ nói.

Ứng dụng thành công mô hình nông nghiệp thông minh trên vùng đất khó cho hiệu quả kinh tế, vợ chồng anh Công không chỉ tự làm giàu cho mình, hàng năm còn tích cực chia sẻ, hỗ trợ nhiều lượt hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã về vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật, vật tư phục vụ sản xuất, giúp họ có điều kiện vượt qua khó khăn, thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống. Anh Nguỵ Văn Công trở thành gương nông dân điển hình lan toả tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và “truyền lửa” trong phong trào thi đua Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2024, anh Công được Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tặng Bằng khen và vinh danh “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp tỉnh.

Bài liên quan

Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”

Phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”

Tại thành phố Cao Bằng, ngày 18/6/2025, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Cao Bằng phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025”.
Động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Qua hơn 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã khơi dậy tiềm năng nông sản bản địa đặc trưng, tạo nguồn lực nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Chương trình trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nông thôn mới của huyện.
Cao Bằng: Gặp mặt tri ân các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ

Cao Bằng: Gặp mặt tri ân các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), chiều 14/6/2025, Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt tri ân các thế hệ người làm báo của tỉnh qua các thời kỳ.
Ông Trần Mạnh Hùng giữ chức Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng

Ông Trần Mạnh Hùng giữ chức Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng

Chiều 12/6, Sở Công thương Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác tổ chức và cán bộ.
Cao Bằng: Triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Đến nay, từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt và triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, với trên 69.000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, 1.475 dự án cộng đồng, 130 kế hoạch liên kết, tổng kinh phí thực hiện trên 1.402 tỷ đồng.
Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá giai đoạn 2020 – 2025, cùng với phát triển một số cây trồng chủ lực, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã xác định một số cây trồng thế mạnh, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hoá, phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo chuyển biến tích cực cho sinh kế của người dân địa phương.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 17/6/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu giảm 2.500 đồng/kg

Thị trường nông sản 17/6/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu giảm 2.500 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu giảm mạnh từ 1.000 - 2.500 đồng/kg.
Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Phù Yên, được triển khai những năm gần đây đã mang lại giá trị kinh tế vượt trội
Người tiên phong xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Vĩnh Phúc

Người tiên phong xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Vĩnh Phúc

Về thôn Nguyệt Đức, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), hỏi ông Nguyễn Văn Mai - chủ mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín VAC, hầu như ai cũng biết. Với hơn 10 năm kiên trì làm nông không hóa chất, ông Mai đã gây dựng được một mô hình nông nghiệp sạch hiệu quả, thân thiện với môi trường, trở thành điển hình tiêu biểu của tỉnh.
Thị trường nông sản 16/6/2025: Giá lúa gạo bình ổn, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/6/2025: Giá lúa gạo bình ổn, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ổn định, cà phê không thay đổi, đáng chú ý tiêu giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 15/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 15/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm nhẹ, đáng chú ý tiêu giảm mạnh 2.000 đồng/kg.
Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà được ví là “Vịnh Hạ Long trên núi” không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Theo đó, người dân đã biến những khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Thị trường nông sản 14/6/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản 14/6/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm, tiêu không thay đổi, trong khi đó cà phê tăng nhẹ trở lại từ 800 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua.
Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong xu thế phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ. Với những mô hình sản xuất hiệu quả, sự quan tâm của chính quyền và người dân, Vĩnh Phúc đang trở thành điểm sáng nổi bật trên bản đồ nông nghiệp hữu cơ của cả nước.
Cần phục tráng giống chè Tán Ma

Cần phục tráng giống chè Tán Ma

Chè cổ Tán Ma đã gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở huyện miền núi Quan Sơn hàng bao đời nay. Hiện nay, diện tích chè cổ Tán Ma đang được phục tráng và mở rộng diện tích nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, hướng đến xuất khẩu ra thị trường.
Thị trường nông sản 13/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 800 đồng/kg

Thị trường nông sản 13/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 800 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động nhẹ, tiêu bình ổn, trong khi đó cà phê tiếp tục giảm từ 500 - 800 đồng/kg.
Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá giai đoạn 2020 – 2025, cùng với phát triển một số cây trồng chủ lực, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã xác định một số cây trồng thế mạnh, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hoá, phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo chuyển biến tích cực cho sinh kế của người dân địa phương.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Nỗi lo thực phẩm bẩn đang thôi thúc Thanh Hóa tìm đến nông nghiệp hữu cơ, một hướng đi không chỉ “xanh” hóa những vùng đất cằn cỗi, mang lại nguồn thực phẩm sạch cho người dân mà còn mở ra bài toán vàng về phát triển kinh tế bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính